Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 7: Chiếc mũ miện dát đá be-rô

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Chiếc mũ miện dát đá be-rô sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 7: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT

VĂN BẢN 1: CHIẾC MŨ MIỆN DÁT ĐÁ BE-RÔ (BERLY)

I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Hành trình khám phá sự thật: Việc khám phá sự thật không chỉ để thoả mãn trí tò mò, khả năng phán đoán, mà còn góp phần giúp con người giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng của cuộc sống.

- Tên và thể loại của các VB đọc:

Tên văn bản

Thể loại

Chiếc mũ miện dát đá be-rô

Truyện 

trinh thám

Ngôi mộ cổ

Truyện 

trinh thám

Cách suy luận

VB thông tin

Kẻ sát nhân lộ diện

Truyện 

trinh thám

II. Tri thức ngữ văn

1. Khái niệm

- Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án. Dựa vào những manh mối ban đầu, người điều tra (thám tử, cảnh sát,...) từng bước khám phá sự thật.

- Về nội dung, truyện phải có: (1) một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt; (2) một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám tử và/ hoặc nhân vật bị tình nghi là thủ phạm.

2. Đặc điểm truyện trinh thám

a. Không gian

- Không gian trong truyện trinh thám là nơi diễn ra hoặc lưu giữ các manh mối về vụ án (dấu vết, tung tích của tội phạm, của nạn nhân hoặc những người liên quan,...). 

=> Đó cũng là không gian diễn ra các hoạt động điều tra, khám phá những sự thật về vụ án

b. Thời gian

- Thời gian trong truyện trinh thám là thời gian diễn ra các hoạt động điều tra, từ lúc khỏi đầu cuộc điều tra cho đến khi các nhà điều tra chính thức đưa ra bằng chứng, những phân tích, lí giải thuyết phục và kết luận về vụ án.

- Thời gian này thường có giới hạn trong một vài tuần hoặc vài ngày, thậm chí vài giờ. 

=> Điều này mang lại những thách thức cho nhân vật chính trong quá trình khám phá vụ án.

c. Cốt truyện

- Xoay quanh quá trình điều tra, làm sáng tỏ vụ án.

- Những bí mật về thủ phạm được giữ kín đến cùng, tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn luôn ở trạng thái căng thẳng.

- Sơ đồ cốt truyện trinh thám dưới phần Phụ lục.

d. Nhân vật

- Truyện trinh thám thường có những kiểu nhân vật quen thuộc: kẻ gây án giấu mặt, nạn nhân, cảnh sát, thám tử,... 

- Trong đó, nhân vật chính là thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư) – người có kĩ thuật điều tra vượt trội, đồng thời có khả năng quan sát tinh tường, khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén.

e. Chi tiết

- Chi tiết trong truyện trinh thám là loại chi tiết gắn với các tình huống có tác dụng gọi mở phán đoán đối với hoạt động điều tra. 

- Mỗi chi tiết ấy như một bằng chứng hoặc một manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.

f. Lời người kể chuyện

- Trong truyện trinh thám, lời của người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất) gồm lời kể, miêu tả, phân tích, bình luận thường được kết hợp với lời của các nhân vật khác, nhất là lời của nhân vật thám tử, nhằm tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn quá trình điều tra, khám phá vụ án.

- Lời đối thoại trong truyện trinh thám thường góp phần mở ra các manh mối cho cuộc điều tra.

- Lời độc thoại nội tâm trong truyện trinh thám được sử dụng nhằm thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật, nhất là nhân vật thám tử.

III. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý thể hiện được cảm xúc, tính cách của nhân vật, đặc biệt là quá trình phá án của nhân vật thám tử; không bỏ từ, thêm từ; thể hiện đúng nhịp điệu câu văn, ngắt giọng phù hợp…

Chiến lược đọc: 

Chiến lược đọc.

Nội dung

Dự đoán: Điều gì đã xảy ra với Me-ry?

Me-ry có thể đã bỏ rơi người ông của mình.

Suy luận: Dựa vào đâu mà Hôm khẳng định điều này?

Dựa vào hắn là một trong những kẻ nham hiểm nhất nước Anh - một con bạc đã phá sản, một gã côn đồ liều mạng, một con người không có trái tim hoặc lương tâm. Cháu gái của ông chủ nhà băng không hay biết gì về con người đó và còn nhiễm thói gặp gỡ hắn gần như mỗi đêm.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- A-thơ Cô-nan Đoi-lơ (1859-1930) là nhà văn người Xcốt-len (Scotland). 

- Ông sáng tác ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn, kịch,... 

- Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với truyện trinh thám, trong đó nhân vật chính là Sơ-lốc Hôm. Sơ-lốc Hôm đã xuất hiện trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của Cô-nan Đoi-lơ. Một số truyện trinh thám nổi bật của ông: Cuộc điều tra màu đỏ (1887), Dấu bộ tứ (1890), Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm (1892), Những hồi ức về Sơ-lốc Hôm (1894),...

Ở Luân Đôn (Anh) có bảng tàng Sơ-lốc Hôm được thành lập với mục đích tưởng nhớ vị nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng này.

b. Tác phẩm

- Chiếc mũ miện dát đá be-rô  là một truyện ngắn thuộc thể loại trinh thám của A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, lần đầu tiên được xuất bản trên nhiều tờ báo của Hoa Kỳ năm 1892.

- Đây là câu chuyện thứ 13 về thám tử Sơ-lốc Hôm được in trong tập Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm (1892).
IV. Suy ngẫm và phản hồi

1. Nội dung bao quát và cốt truyện của văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô  

- Đoạn trích Chiếc mũ miện dát đá be-rô thuộc phần 8 của truyện.

- Nội dung bao quát của văn bản: Đoạn trích tái hiện lại toàn cảnh vụ trộm chiếc mũ miện ở nhà Hôn-đơ. Người kể chuyện là bác sĩ Oát-sân, nhân vật chính là thám tử Sơ-lốc Hôm.
2. Không gian, thời gian và lời kể chuyện, lời của nhân vật trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô  

a. Lời kể chuyện

- Câu chuyện được kể bằng lời của bác sĩ Oát-sân, bạn của thám tử Hôm, một nhân vật trong truyện và là người chứng kiến toàn bộ quá trình phá án của Hôm. 

- Đây là người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. Việc sử dụng ngôi kể này có tác dụng tăng tính chân thực cho câu chuyện.

b. Lời kể chuyện, lời nhân vật trong đoạn trích

- Lời người kể chuyện: Không biết là mấy giờ anh mới về, nhưng sáng hôm sau, khi tôi xuống nhà để dùng bữa điểm tâm thì anh đã có mặt ở đó, một tay cầm tách cà phê còn tay kia cầm tờ báo, trông rất tươi tỉnh và gọn gàng; anh nói.

- Lời của nhân vật (lời của nhân vật Hôm): “Xin lỗi bữa sáng mà không đợi anh, Oát-sân”; “nhưng anh hãy nhớ rằng ta có một cái hẹn khá sớm với thân chủ của ta vào sáng nay”.

c. Không gian, thời gian

- Không gian: vụ án xảy ra trong khuôn viên gia đình Hôn-đơ.

- Thời gian: vụ án xảy ra trong đêm có tuyết rơi, tang vật của vụ án là chiếc mũ miện quý giá được dùng làm vật tín chấp trong một thời gian ngắn tại ngân hàng để vay một số tiền lớn. 

=> Những yếu tố trên đã tác động mạnh đến quá trình điều tra của Hôm, cụ thể là giúp Hôm khoanh vùng điều tra trong khuôn viên gia đình Hôn-đơ, đồng thời buộc vị thám tử phải tìm ra thủ phạm trong thời gian ngắn nhất, nếu không những dấu chân sẽ bị mất đi do tuyết rơi hoặc tuyết tan và uy tín của ông chủ nhà băng Hôn-đơ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí ngân hàng của ông có thể bị phá sản.

3. Chi tiết, nhân vật thám tử trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô  

a. Chi tiết

Một số chi tiết – manh mối của 

vụ án

Ý nghĩa của chi tiết đối với việc 

phá án

Ngoài ông Hôn-đơ, có hai người biết chỗ cất giấu chiếc mũ: con trai A-thơ và cháu gái Me-ry.

Thủ phạm chỉ có thể là A-thơ hoặc Me-ry.

A-thơ si mê Me-ry nhưng Me-ry không đáp lại tình cảm của A-thơ.

A-thơ có thể sẽ bênh vực Me-ry nếu phát hiện Me-ry phạm tội.

A-thơ mê cờ bạc và đang nợ nần, giao du với Gioóc Bơn-queo.

A-thơ cần tiền nên có thể lấy cắp chiếc mũ miện.

Ông Hôn-đơ phát hiện A-thơ cầm trên tay chiếc mũ miện bị cong.

Chiếc mũ bị cong có thể là do A-thơ giành giật với ai đó.

Me-ry bỏ nhà ra đi và để lại lá thư, trong đó có câu “Bác đừng lo lắng về tương lai của cháu vì nó đã được lo liệu đầy đủ”.

Ai sẽ lo liệu đầy đủ cho tương lai của cô và lo liệu dựa trên nguồn tiền nào?

Những dấu chân của ai đó in trên tuyết.

Dấu chân đó có thể là của kẻ đã lấy trộm chiếc mũ.

b. Nhân vật thám tử Sơ-lốc Hôm

Nhân vật thám tử Sơ-lốc Hôm

Chi tiết trong văn bản

Đặc điểm nhân vật chính trong truyện trinh thám

Kết luận

Chi tiết Me-ry bỏ đi và để lại lá thư: Trong khi Hôn-đơ lo lắng việc Me-ry có thể tự tử thì Hôm khẳng định việc Me-ry trốn đi là “giải pháp tốt nhất” cho cô ta bởi ông đã nhận ra sự bất thường trong hành động của Me-ry: được bác tin tưởng đến mức cho biết cả chỗ giấu chiếc mũ miện nhưng khi chiếc mũ bị mất thì đột ngột bỏ đi. Vậy, người lấy chiếc mũ miện có thể là Me-ry.

Kĩ thuật điều tra vượt trội, khả năng lập luận, đánh giá sắc bén

Nhân vật Sơ-lốc Hôm thể hiện đầy đủ các đặc điểm của nhân vật trong truyện trinh thám: Kĩ thuật điều tra vượt trội, khả năng quan sát tỉnh tường, không bỏ sót bất cứ chi tiết nào, khả năng lập luận, đánh giá sắc bén. Từ những kĩ năng đó, thám tử Hôm đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm của vụ án.

Hôm quan sát rất kĩ các dấu chân in sâu trên tuyết ở cửa và những dấu chân để lại trên đường: Hôm suy luận rằng có một kẻ nào đó đã thông đồng với Me-ry và Me-ry đã lấy mũ miện đưa cho hắn.

Khả năng quan sát tinh tường, không bỏ sót bất cứ chi tiết nào.

Việc A-thơ giao du với nhóm Huân tước Bơn-queo cũng là chi tiết mà Hôm không bỏ qua. Ông đã điều tra về thân thế, tính cách của Bơn-queo, mua lại chiếc giày của Bơn-queo và đem ướm vào dấu giày trong vườn nhà Hôn-đơ; việc Bơn-queo đã từng đến nhà Hôm, việc Me-ry từ chối tình yêu của A-thơ đã giúp Hôm suy luận về mối quan hệ giữa Me-ry và Bơn-queo, khẳng định những dấu chân ở cửa là của Bơn-queo, những dấu chân trên đường là dấu chân của Bơn-queo và của A-thơ khi anh chạy đuổi theo Bơn-queo.

Khả năng lập luận, đánh giá sắc bén.

Chi tiết chiếc mũ miện bị bẻ cong cho thấy nó đã bị giằng co giữa hai người: A-thơ và Bơn-queo khi A-thơ đuổi theo Bơn-queo để giành lại chiếc mũ miện.

Khả năng quan sát tinh tường, không bỏ sót bất cứ chi tiết nào.

Kết nối việc A-thơ chứng kiến Me-ry lấy trộm mũ miện nhưng không nói với cha mình với việc A-thơ si mê Me-ry nhưng không được đáp lại đã giúp Hôm kết luận: Vì giận cha đã nghi oan cho mình và vì hào hiệp, A-thơ đã không nói với cha thủ phạm lấy cắp chiếc mũ miện.

Khả năng lập luận, đánh giá sắc bén.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Ca ngợi tài năng phá án của thám tử Sơ-lốc Hôm.

- Thể hiện niềm tin vào sự thật và phẩm chất tốt đẹp của con người.

b. Nghệ thuật

- Câu chuyện có tính bí ẩn, bất ngờ. Nhà văn đã sáng tạo một số chi tiết có vai trò đánh lạc hướng suy luận của người đọc.

- Không gian, thời gian; cử chỉ, hành động,... của nhân vật được khắc hoạ chi tiết, cụ thể, lô-gíc, đầy ẩn ý.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay