Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 9: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 9: NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

I. Tri thức về kiểu bài

1. Khái niệm

- Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thuộc kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.

2. Yêu cầu

- Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.

- Về hình thức: lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề.

+ Thân bài: giải thích vấn đề cần giải quyết; phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động).

II. Phân tích bài viết tham khảo

1. Bố cục của VB

a. Mở bài: Giới thiệu được về “bệnh” nói, viết “sáo rỗng”; tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề

b. Thân bài:

- Giải thích: từ “sáo”.

- Phân tích vấn đề:

+ Thực trạng của “bệnh” nói, viết "sáo rỗng” xuất hiện ở các khẩu hiệu, cách sử dụng từ ngữ của một bộ phận cán bộ trên hội nghị, VB báo cáo, những lúc trà dư tửu hậu....

+ Nguyên nhân: Tâm lí đám đông

+ Giải pháp: Tự trang bị cho bản thân bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học,... học hỏi, trau dồi tiếng Việt

c. Kết bài: Cần nhận thức rõ tác hại của “căn bệnh"” này để có giải pháp khắc phục và phòng tránh khả thi.

2. Cách trình bày của tác giả ở phần thân bài

- Ở phần thân bài, VB đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau.

- Trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế trong việc trình bày vấn đề mà VB nêu lên: Sự nhận thức vấn đề càng sâu sắc thì phần giải pháp càng có sức thuyết phục, vấn đề được nhìn nhận một cách tập trung.

3. Những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ vấn đề

Luận điểm

Lí lẽ (ví dụ)

Bằng chứng (ví dụ)

Có lẽ, “bệnh” sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ “4.0” như một thứ mốt thời thượng.

Trong hội nghị, trên đăng đàn, ở VB báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ “4.0”.

Không chỉ “trí thức 4.0”, “doanh nghiệp 4.0”, “doanh nhân 4.0”, “lãnh đạo 4.0", "quản lí 4.0”, “trường học 4.0”,... mà còn “công nhân 4.0”, “nông dân 4.0”, “trồng rau 4.0”, “nuôi cá 4.0”.... thậm chí là “bảo mẫu 4.0”, “ô sin 4.0”, “lao công 4.0”....

Trước đây, “bệnh” sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi.

Ví dụ khâu hiệu: “Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ”.

Ở cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo “hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ” xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.

4. Những giải pháp cụ thể

- Giải pháp 1: Tự trang bị cho bản thân bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học,...

- Giải pháp 2: Học hỏi, trau dồi tiếng Việt.

5. Cách diễn đạt, lời văn của tác giả

- Cách diễn đạt và lời văn của tác giả giúp người đọc nhận thức sâu sắc vấn đề cần giải quyết qua những ví dụ cụ thể, sinh động.

- Cách nói thẳng thắn, cương quyết đã tác đọc sâu sắc đến nhận thức của người tiếp nhận. 

Ví dụ như: “Bệnh sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mĩ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết. Tuy nhiên, nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to” – câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm”.

6. Những lưu ý khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

- Đảm bảo cấu trúc và bố cục bài viết.

- Chọn lựa các diễn đạt phù hợp với nội dung bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

- Thể hiện thái độ dứt khoát, thẳng thắn, trung thực trong quá trình diễn đạt.

III. Thực hành viết đoạn văn

1. Chuẩn bị trước khi viết

- Một số đề tài gợi ý:

+ Tình bạn khác giới ở tuổi học trò.

+ Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò.

+ Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình.

+ Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi.

+ Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội.

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý.

- Lưu ý: Có thể phân tích vấn đề trên nhiều phương diện: cá nhân – gia đình – nhà trường – xã hội, chủ quan – khách quan, trong nước - ngoài nước,...

b. Lập dàn ý

- Mở bài: 

+ Giới thiệu vấn đề

+ Nêu tầm quan trọng của việc giải quyết, khắc phục vấn đề

- Thân bài: 

+ Giải thích ván đề

+ Phân tích vấn đề: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả

+ Nêu giải pháp khắc phục vấn đề: giải pháp 1, giải pháp 2, ...

- Kết bài:

+ Khẳng định lại ý nghĩa của việc khắc phục, giải quyết vấn đề

+ Rút ra bài học cho bản thân

3. Viết bài

Lưu ý: 

+ Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

+ Tách đoạn hợp lí, sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

+ Có thể trích dẫn danh ngôn, nhận định để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay