PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 26: Sống để yêu thương

Phiếu bài tập tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 23: Sống để yêu thương. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo!

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức tạo cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích

- Viết: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

NGƯỜI THẦY CŨ

  1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
  2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy:

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

Thầy giáo mình cười vui vẻ:

- À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu !

- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bào : "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."

  1. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: "Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

(Theo Phong Thu)

Câu 1. Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng đã thể hiện sự kính trọng bằng cách nào?

  1. Vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
  2. Khoanh tay, lễ phép chào thầy.
  3. Vội bỏ mũ ra, ngước nhìn thầy.
  4. Vẫy tay chào thầy từ đằng xa.

Câu 2. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

  1. Trốn học bỏ đi chơi.
  2. Nói dối không làm bài tập về nhà.
  3. Nói chuyện trong giờ bị thầy phạt.
  4. Trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt.

Câu 3. Tại sao thầy không phạt nhưng bố của Dũng lại nhớ là thầy có phạt?

  1. Thầy không phạt nhưng bố của Dũng đã tự phạt bản thân vì thấy có lỗi.
  2. Thầy không phạt nhưng thầy đã liên lạc với gia đình để báo phụ huynh biết.
  3. Thầy không phạt nhưng thầy buồn và nhắc: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!".
  4. Thầy không phạt nhưng thầy đã bảo bố của Dũng xin lỗi trước lớp.

Câu 4. Dũng đã nghĩ gì khi bố đã ra về?

  1. Bố cũng có lần mắc lỗi hồi còn đi học và đó lại là kỉ niệm đẹp đối với bố.
  2. Bố của Dũng cũng từng là cậu học trò rất nghịch ngợm từng bị thầy trách phạt.
  3. Bố cũng có lần mắc lỗi ở trường học và từng bị thầy trách phạt.
  4. Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không trách phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.

Câu 5. Câu chuyện "Người thầy cũ" có ý nghĩa gì?

  1. Câu chuyện cho thấy chú bộ đội rất yêu quý con trai của mình.
  2. Câu chuyện cho thấy chú bộ đội hay dạy cho con trai những bài học ý nghĩa.
  3. Câu chuyện cho thấy được người học trò cũ ngày nào cũng nhớ về trường cũ.
  4. Câu chuyện cho thấy lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với người thầy cũ.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Gạch chân dưới các trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích trong các câu sau:

  1. a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Nam vượt lên đầu lớp.
  2. b) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
  3. c) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
  4. d) Muốn có một cơ thể cường tráng, em phải siêng năng tập thể dục.

Bài 2. Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” và "Để làm gì? cho các vế câu sau:

  1. a) …………………………………, lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến.
  2. b) …………………………………, Mai không trả lời được câu hỏi của cô giáo.
  3. c) …………………………………, bé Lan mặc thêm áo len cho búp bê.
  4. d) …………………………………, khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt.

III. VIẾT

Bài 1. Đọcbài văn sau và trả lời các câu hỏi:

Vào sáng ngày 19 - 11 hằng năm, trường em lại tưng bừng tổ chức sự kiện chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 với sự tham gia của tất cả các học sinh, giáo viên trong toàn trường.

Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.

Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.

Đến khoảng 11 giờ, sự kiện kết thúc trong bầu không khí rộn ràng và có chút tiếc nuối của người tham gia. Tuy vậy, không ai rời đi ngay cả, mà cố nán lại để được ôm, được nắm tay và chụp ảnh cùng thầy cô yêu quý của mình. Sự kiện 20 - 11 của trường em đã diễn ra như vậy đó..

  1. Nội dung chính của bài văn trên là gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. Tìm phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của bài văn trên. Nêu nội dung của từng phần đó.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Viết bài văn hoàn chỉnh thuật lại một sự việc em đã chứng kiến hoặc một việc làm của em thể hiện truyền thống “Uống

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức tạo cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay