PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 8: Trải nghiệm và khám phá

Phiếu bài tập tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 8: Trải nghiệm và khám phá. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo!

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức tạo cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Cách dùng và công dụng của từ điển.

- Viết: Viết bài văn kể lại một câu chuyện.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé.

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp)… Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy.

Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm

nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.

(Theo Victor Hugo)

Câu 1. Tên các loài chim và hoa được tác giả miêu tả trong bài là:

  1. Sung, sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng.
  2. Sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, kim hương.
  3. Chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, sung, kim hương.
  4. Chích chòe, gõ kiến, ong, cẩm chướng, kim hương.

Câu 2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả trời hè trước cơn mưa đông?

  1. Tươi mát.
  2. Ấm áp.
  3. Huyên náo.
  4. Ủ dột.

Câu 3. Sau trận mưa rào, yếu tố nào làm cho vạn vật trở nên tươi mát, ấm áp, đầy tin tưởng?

  1. Mưa.
  2. Ánh sáng.
  3. Tia sáng.
  4. Khí ẩm.

Câu 4. Tìm các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc ở trong bài?

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Câu 5. Câu “Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và ánh sáng.” thuộc loại câu nào?

  1. Câu kể
  2. Câu cảm
  3. Câu cầu khiến
  4. Câu hỏi
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Em hãy điền trạng ngữ phù hợp vào chỗ trống sau đây:

- ………………………………….., em thường giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.

- ……………………………………, từng đàn chim nối đuôi nhau bay về tổ.

- ……………………………………., Lan phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.

Bài 2. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”.

  1. Trạng ngữ:

........................................................................................................................

  1. Chủ ngữ:

........................................................................................................................

  1. Vị ngữ:

........................................................................................................................

III. VIẾT

Bài 1. Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé.

- Trạng ngữ trong câu là:

........................................................................................................................

- Ý nghĩa của việc sử dụng trạng ngữ đó:

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Bài 2. Đặt 2 – 3 câu nêu tình cảm của em đối với quê hương, trong đó có sử dụng động từ thể hiện cảm xúc.

Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em với quê hương quê hương của mình.

Gợi ý:

  • Em được sinh ra và lớn lên ở đâu?
  • Quê em sinh ra có gì đặc biệt (con người, cảnh vật, món ăn,…)?
  • Cảm nghĩ của em mỗi khi nhắc về quê hương, khi đi xa lâu ngày trở lại quê hương?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Nhiều bài tập hay, kiến thức theo tuần. Giúp học sinh luyện tập tốt

Khi đặt:

  • Nhận đủ phiếu bài tập cả năm ngay và luôn

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí giáo án: 350k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và tải về

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức tạo cả năm

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay