Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
BÀI 18. NGUYÊN TỐ NHÓM IIA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ba.
Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np2.
B. ns2np1.
C. ns1.
D. ns2.
Câu 3: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
A. nhiệt phân CaCl2
B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
C. điện phân dung dịch CaCl2
D. điện phân CaCl2 nóng chảy
Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố IIA là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Công thức chung của các oxide kim loại nhóm IIA là
A. R2O.
B. RO2.
C. RO.
D. R2O3.
Câu 6: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:
A. BaCl2.
B. Na2CO3.
C. NaOH.
D. NaCl
Câu 7: Chọn đáp án không đúng về ứng dụng của Magie?
A. Chế tạo dây dẫn điện
B. Dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ
C. Chế tạo hợp kim nhẹ
D. Tạo chất chiếu sáng
Câu 8: Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
A. Thạch cao sống
B. Đá vôi
C. Thạch cao khan
D. Thạch cao nung
Câu 9: Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA:
A. Đều phản ứng với dd acid
B. Đều phản ứng với oxygen
C. Đều có tính khử mạnh
D. Đều phản ứng với nước
Câu 10: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:
A. NaCl
B. Na2SO4
C. Ba(OH)2
D. NaNO3
Câu 11: Calcium carbonate (CaCO3) phản ứng được với dung dịch
A. KNO3.
B. HCl.
C. NaNO3.
D. KCl.
Câu 12: Trong hợp chất, các kim loại nhóm IIA có số oxi hóa là
A. +1.
B. +2.
C. +4.
D. +3.
Câu 13: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Ca.
B. Al.
C. Fe.
D. Cu
Câu 14: Hydroxide nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Al(OH)3.
B. Mg(OH)2.
C. Ba(OH)2.
D. Cu(OH)2.
Câu 15: Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là
A. O2.
B. CO2.
C. O3.
D. CO.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Phát biểu nào không đúng?
A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.
B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.
C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc,
Câu 2: Chỉ ra phát biểu sai.
A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba.
C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm.
D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các kim loại: Sodium, barium, beryllium đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại cesium được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Kim loại magnesium có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
Câu 4: CO2 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. Ba(OH)2
B. KOH
C. CaCO3
D. Ca(HCO3)2
Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:
A. BaO và H2O
B. Dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2
C. Dung dịch AgNO3 và dung dịch BaCl2
D. Dung dịch Ba(OH)2 và Al2O3
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. CaO + CO2 → CaCO3
B. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
C. CaCl2 + MgCO3 → CaCO3 + MgCl2
D. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 7: Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không xảy ra?
A. Mg(OH)2 → MgO + H2O
B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
C. K2CO3 → K2O + CO2
D. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Tính chất vật lý chung của kim loại kiềm thổ
a) Màu đậm dần từ trắng đến vàng.
b) dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
c) ánh kim
d) bán kính nguyên tử của kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.
Trả lời:
a) S
b) Đ
c) Đ
d) S
Câu 2: Kim loại kiềm thổ, như calcium (Ca), barium (Ba) and magnesium (Mg), có khả năng phản ứng với nước, nhưng mức độ phản ứng phụ thuộc vào từng kim loại.
a) Kim loại kiềm thổ luôn phản ứng mạnh mẽ với nước
b) Calcium phản ứng với nước tạo ra calcium hydroxide.
c) Magnesium phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
d) Phản ứng của một số kim loại kiềm thổ với nước tạo ra dung dịch base.
Trả lời:
a) S
b) Đ
c) S
d) Đ
Câu 3: Kim loại kiềm thổ
a) có màu trắng bạc và có ánh kim.
b) có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại kiềm cùng chu kì.
c) có khối lượng riêng lớn hơn kim loại kiềm cùng chu kì.
d) mềm và dễ dát mỏng.
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) Đ
d) Đ
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 18: Nguyên tố nhóm IIA