Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Giáo án bài 18: Nguyên tố nhóm IIA sách Hoá học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18. NGUYÊN TỐ NHÓM IIA
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.
Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).
Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo
(dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).
Trình bày được phản ứng của kim loại nhóm IIA với oxygen.
Nêu được mức độ tương tác của kim loại nhóm IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiếm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.
Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với dung dịch acid loãng. Viết được phương trình hoá học sự phân huỷ nhiệt của muối carbonate và muối nitrate. Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng phân hủy muối.
Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide. Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate.
Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của
dựa vào màu ngọn lửa.
Thực hiện được thí nghiện kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt
trong dung dịch.
Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim, ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite, ... dựa trên một số tính chất hoá học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các nguyên tố nhóm IIA.
Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được trạng thái tự nhiên, các đại lượng vật lí của nguyên tố nhóm IIA, một số tính chất hóa học của nguyên tố nhóm IIA.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hóa học của nguyên tố nhóm IIA.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức hoá học:
+ Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tổ nhóm IIA.
+ Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).
+ Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).
+ Trình bày được phản ứng của kim loại IIA với oxygen; Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của dựa vào màu ngọn lửa.
+ Nêu được mức độ tương tác của kim loại IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiếm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.
+ Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với acid loãng; Viết được phương trình hoá học sự phân huỷ nhiệt của muối carbonate và muối nitrate. Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biển thiên enthalpy phản ứng phân hủy muối.
+ Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:
+ Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate.
+ Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt trong dung dịch.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate.
+ Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt trong dung dịch.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Hóa học 12.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh:
- GV nêu câu hỏi:
Các nguyên tố nhóm IIA và một số hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (Hình 18.1).
a) Nêu một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất của nguyên tố nhóm IIA mà em biết.
b) Kim loại nhóm IIA có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi theo hiểu biết và tìm hiểu của HS.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các nguyên tố nhóm IIA. Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên nguyên tổ nhóm IIA và tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA
a. Mục tiêu:
- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tổ nhóm IIA;
- Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử,
nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng);
b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA. Tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trang 122, 123, trao đổi để trả lời câu hỏi sau : (1) Cho biết các dạng tồn tại của nguyên tố nhóm IIA trong tự nhiên.
(2) Chỉ ra sự khác biệt về giá trị bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của kim loại nhóm IIA so với bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của kim loại nhóm IA. - HS được mời trả lời câu hỏi và thảo luận. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi của GV : Tương tự dự kiến sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận. - GV định hướng nhiệm vụ học tập của hoạt động học tiếp theo: Tìm hiểu tính chất hoá học của kim loại nhóm IIA. | I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Nhóm IIA gồm các nguyên tố: beryllium (Be), magnesium (Mg), calcium (Ca), strontium (Sr), barium (Ba) và radium (Ra). - Trong tự nhiên, magnesium và calcium phổ biến hơn các nguyên tố còn lại. + Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố nhóm IIA chủ yếu tồn tại ở dạng muối carbonate, sulfate và silicate, tạo nên nhiều loại khoáng vật ít tan. + Trong nước mặt, nước ngầm,.. các nguyên tố nhóm IIA tồn tại ở dạng cation + Trong cơ thể sinh vật, magnesium và calcium tồn tại ở cả dạng hợp chất ít tan và dạng cation
II. Đơn chất 1. Tính chất vật lí -Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IIA cao hơn so với các kim loại nhóm IA. Nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng giảm dần từ Be đến Ba nhưng giảm không theo quy luật như kim loại nhóm IA. - Kích thước nguyên tử của kim loại nhóm IIA nhỏ hơn kích thước nguyên tử của kim loại nhóm IA tương ứng trong cùng chu kì. + Bán kính nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA tăng dần từ Be đến Ba.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của kim loại nhóm IIA, ứng dụng cơ bản của một số kim loại nhóm IIA.
a. Mục tiêu: HS sẽ
- Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).
- Trình bày được phản ứng của kim loại IIA với oxygen; Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của dựa vào màu ngọn lửa.
- Nêu được mức độ tương tác của kim loại IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiếm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.
- Trình bày được ứng dụng của kim loại nhóm IIA.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất hóa học của đơn chất nhóm IIA.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr123) Trong cùng chu kì, kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh hơn hay yếu hơn so với tính khử của kim loại nhóm IA? Giải thích. - HS đọc thông tin trang 123, 124 SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thành các yêu cầu. (1) Cho biết vì sao tính kim loại nhóm IIA tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm.
(2) Nêu điều kiện, sản phẩm và xu hướng biến đổi mức độ phản ứng khi cho các kim loại nhóm IIA phản ứng với oxygen.
(3) Nêu sản phẩm và xu hướng biến đổi mức độ phản ứng khi cho các kim loại nhóm IIA phản ứng với nước. Nhận xét mối quan hệ giữa mức độ phản ứng của kim loại nhóm IIA với nước và độ tan của các hydroxide mà chúng tạo ra. - HS suy nghĩ trả lời Câu hỏi 2, 3 (SGK -tr.123) 2. Dựa vào tính khử của kim loại và độ tan của các hydroxide, dự đoán: a) Magnesium hay barium phản ứng với oxygen mạnh hơn. b) Calcium hay barium phȧn ứng với nước mạnh hơn. 3. Vì sao magnesium phȧn ứng rất chậm với nước? Một số bọt khí hydrogen xuất hiện khi cho magnesium vào nước ở điều kiện thường.
- HS thảo luận, tìm hiểu về ứng dụng của kim loại nhóm IIA. - HS trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK -tr.124) Magnesium là kim loại cơ bản trong hợp kim dùng để chế tạo khung và cánh của các thiết bị bay (Hình 18.3). Theo em, ứng dụng trên dựa vào tính chất vật lí nào của hợp kim magnesium? Hình 18.3. Khung và cánh của máy bay trực thăng được chế tạo từ hợp kim của magnesium
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời: * Trả lời câu hỏi 1 (SGK) Trong cùng chu kì, kim loại nhóm IIA có tính khử yếu hơn so với tính khử của kim loại nhóm IA. Vì trong cùng một chu kì, từ nhóm IA sang nhóm IIA điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử giảm làm lực hút electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó khả năng nhường electron lớp ngoài cùng (để thể hiện tính khử) của kim loại nhóm IIA khó hơn so với kim loại nhóm IA. * Trả lời câu hỏi Thảo luận: Tương tự dự kiến sản phẩm. * Trả lời câu hỏi 2 (SGK) b) Tính khử của Ca < Ba và độ tan trong nước của Ca(OH)2 cũng thấp hơn Ba(OH)2. Do đó barium phȧn ứng với nước mạnh hơn calcium. * Trả lời câu hỏi 3 (SGK) Magnesium phȧn ứng rất chậm với nước là vì độ tan trong nước của Mg(OH)2 tạo thành là rất thấp (0,0012 g/100 g nước ở 20°C). Phần Mg(OH)2 không tan này bám trên bề mặt Mg làm cản trở quá trình tiếp xúc của Mg với nước. * Trả lời câu hỏi Luyện tập Magnesium là kim loại cơ bản trong hợp kim dùng để chế tạo khung và cánh của các thiết bị bay. Ứng dụng này dựa trên tính chất nhẹ, cứng và bền của hợp kim magnesium. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tính chất hóa học
- Trong nhóm IIA, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần từ beryllium đến barium.
a) Phản ứng với oxygen - Khi đốt nóng, kim loại nhóm IIA cháy trong không khí tạo oxide, phản ứng toả nhiều nhiệt: Khi cháy, các kim loại nhóm IIA cho ngọn lửa có màu đặc trưng. - Xu hướng biến đổi: Trong không khí, Be và Mg bị bao phủ lớp oxide mỏng, bền, ngăn cản phản ứng tiếp tục với oxygen. Ca, Sr và Ba tạo lớp oxide màu vàng nhạt bên ngoài rất nhanh, ngoài ra còn có peroxide và nitride. Điều đó chứng tỏ xu hướng tăng dần mức độ hoạt động các phản ứng của kim loại nhóm IIA với oxygen. b) Phản ứng với nước - Sản phẩm: Các kim loại nhóm IIA (trừ beryllium) phản ứng với nước tạo ra khí hydrogen và hydroxide kim loại. - Xu hướng biến đổi mức độ phản ứng + Beryllium không phản ứng với nước dù đun nóng. + Magnesium phản ứng với nước rất chậm ở nhiệt độ thường, phản ứng mạnh hơn khi đun nóng. + Calcium, strontium và barium phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường và mức độ phản ứng tăng dần từ calcium đến barium. - Mức độ của phản ứng này thường liên quan đến độ tan của hydroxide tạo thành: hydroxide có độ tan lớn hơn thì phản ứng của kim loại đó với nước thuận lợi hơn (Bảng 18.2).
3. Ứng dụng - Ứng dụng cơ bản của một số kim loại nhóm IIA là tạo hợp kim. - Ví dụ Mg là kim loại cơ bản của nhiều hợp kim, như hợp kim Mg-Al, hợp kim Mg-Al-Zn.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của một số hợp chất nhóm IIA
a. Mục tiêu: HS sẽ
Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với dung dịch acid loãng. Viết được phương trình hoá học sự phân huỷ nhiệt của muối carbonate và muối nitrate. Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng phân hủy muối.
Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.
Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của
dựa vào màu ngọn lửa.
Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất hóa học của hợp chất nhóm IIA.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều