Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
BÀI 19. NƯỚC CỨNG VÀ LÀM MỀM NƯỚC CỨNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là
A. Cho nước cứng đi qua chất trao đổi cation, các ion Ca2+, Mg2+ sẽ bị hấp thụ và được trao đổi ion H+ hoặc Na+.
B. Dùng dung dịch Na3PO4, Na2CO3... lọc bỏ kết tủa, ta thu được nước mềm.
C. Làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng phương pháp hóa học hoặc phương pháp trao đổi ion.
D. Dùng dung dịch Ca(OH)2, lọc bỏ kết tủa, ta thu được nước mềm.
Câu 2: Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng?
A. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3– và SO42– hoặc Cl– là nước cứng toàn phần
B. Nước có chứa nhiều Ca2+ và Mg2+
C. Nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+ và Mg2+ là nước mềm
D. Nước cứng có chứa một trong hai ion Cl– và SO42– hoặc cả hai là nước cứng tạm thời
Câu 3: Dùng lượng vừa đủ chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Ca(HCO3)2.
B. CaCl2.
C. Ca(NO3)2.
D. Ca(OH)2.
Câu 4: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là:
A. NaCl
B. NaHSO4
C. Ca(OH)2
D. HCl
Câu 5: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl.
B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2.
D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 6: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây ?
A. Gây ngộ độc nước uống
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch cần pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống
Câu 7: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. CaSO4
B. NaCl
C. Na2CO3
D. CaCO3
Câu 8: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. KNO3.
B. MgCl2.
C. KCl.
D. Ca(OH)2.
Câu 9: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
A. CaCl2.
B. CaCO3.
C. Na2CO3.
D. CaO.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước?
A. Muối ăn.
B. Cồn.
C. Nước vôi trong.
D. Giấm ăn.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm nước cứng trên là :
A. Na2CO3
B. HCl
C. H2SO4
D. NaHCO3
Câu 2: Một dung dịch có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước cứng gì:
A. Nước cứng tạm thời
B. Nước mềm
C. Nước cứng vĩnh cửu
D. Nước cứng toàn phần
Câu 3: Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl . Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời?
A. NaCl và Ca(OH)2
B. Ca(OH)2 và Na2CO3
C. Na2CO3 và HCl
D. NaCl và HCl
Câu 4: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. NaOH, Na3PO4 , Na2CO3
B. HCl, NaOH, Na2CO3
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
Câu 5: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2, MgCl2.
C. CaSO4, MgCl2.
D. Mg(HCO3)2, CaCl2.
Câu 6: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.
B. Nước vôi.
C. Muối ăn.
D. Cồn 700.
Câu 7: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3.
B. HCl.
C. H2SO4.
D. NaHCO3.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Nước cứng là loại nước chứa nồng độ cao của các ion kim loại hóa trị hai, chủ yếu là ion Calcium (Ca2+) và Magnesium (Mg2+). Nước cứng có thể được phân loại thành hai loại chính: nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu.
a) Nước cứng tạm thời chứa các ion calcium và magnesium chủ yếu ở dạng sulfate và chloride.
b) Khi nước cứng tạm thời được đun sôi, các ion hydrocarbonat phân hủy và tạo thành các muối không hòa tan.
c) Nước cứng vĩnh cửu có thể được xử lý bằng cách đun sôi.
d) Các ion calcium và magnesium trong nước cứng vĩnh cửu thường tồn tại dưới dạng hydrocarbonat.
Trả lời:
a) S
b) Đ
c) S
d) S
Câu 2: Các phát biểu sau về độ cứng của nước
a) Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước
b) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước
c) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước
d) Có thể dùng Ca(OH)2 dư để loại độ cứng của nước
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng