Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 8. SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

BÀI 20. SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối

A. s.

B. d.

C. f.

D. p.

Câu 2: Chất chỉ có tính khử là

A. FeCl3.      

B. Fe(OH)3

C. Fe2O3.     

D. Fe.

Câu 3: Iron không có số oxi hoá

A. 0

B. +2

C. +3

D. +4

Câu 4: Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố nào sau đây?

A. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn.

B. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu.

C. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni.

D. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe,

Câu 5: Kim loại nào sau đây có độ dẫn điện cao nhất trong kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

A. Silver (Ag).

B. Copper (Cu).

C. Gold (Au).

D. Aluminum (Al).

Câu 6: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Iron?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.

C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

D. Có tính nhiễm từ.

Câu 7: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

A. Scandi (Sc).

B. Titanium (Ti).

C. Vanadium (V).

D. Chromium (Cr).

Câu 8: Hợp chất nào sau đây của Iron vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa?

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. Fe2(SO4)3.

Câu 9: Hợp chất K2Cr2O7 có màu gì?

A. Vàng.

B. Cam.

C. Xanh.

D. Nâu đỏ.

Câu 10: Chất nào sau đây không phải lưỡng tính?

A. Cr(OH)2

B. Cr2O3

C. Cr(OH)3

D. Al2O3

Câu 11: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Câu 12: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hoá nào sau đây?

A. +2

B. +3

C. +4

D. +6

Câu 13: Số oxi hóa phổ biến của Ni trong hợp chất là

A. +2.

B. +3.

C. -2.

D. -3.

Câu 14: Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng?

A. Hợp chất Fe2O3 có tính acid, chỉ có oxi hóa

B. Hợp chất Fe(OH)3 có tính bazơ, chỉ có tính khử

C. Hợp chất FeCl3 có tính oxi hóa.

D. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tính acid, chỉ có oxi hóa

Câu 15: Cho đồng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là:

A. NO2.       

B. N2O.        

C. NH3.        

D. N2.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzene?

A. NaOH khan           

B. CuSO4 khan            

C. CuSO4.5H2O         

D. FeSO4

Câu 2: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?

A. FeO + HCl        

B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng

C. FeCO3 + HNO3 loãng  

D. Fe + Fe(NO3)3

Câu 3: Cho các kim loại Cu , Fe, Ag lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:

A. 5   

B. 2   

C. 3   

D. 4

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép?

A. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxide, loại oxide dưới dạng khí hoặc xỉ.

B. Điện phân dung dịch muối sắt (III)

C. Khử hợp chất của kim loại thành kim loại tự do.

D. Khử quặng sắt thành sắt tự do

Câu 5:Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.

B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh

C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.

D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có dần màu xanh

Câu 6: Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng được dung dịch có chứa chất tan 

A. Fe(NO3)2 

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)3, AgNO3       

D. AgNO3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2

Câu 7: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

A. (1) bằng (2)      .

B. (1) gấp đôi  (2)  

C. (2) gấp rưỡi  (1) 

D. (2) gấp ba   (1)

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Copper phản ứng được với

a) HCl 

b) HNO3

c) AgNO3

d) Fe(NO3)2

Trả lời:

a) S

b) Đ

c) Đ

d) S

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → muối X1 → muối X2 → muối X3 → Fe

a) X1 là Fe(NO3)2

b) X2 là FeCO3

c) X3 là Fe2(SO4)3

d) X1 là FeCl3

Trả lời:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) S

Câu 3: Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và đời sống nhờ vào các tính chất hóa học và vật lý đặc biệt của chúng:

a) Scandium chủ yếu được sử dụng trong sản xuất thép không gỉ.

b) Titanium có ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế, chẳng hạn như cấy ghép xương.

c) Vanadium chủ yếu được dùng trong sản xuất pin vanadium-redox.

d) Manganese được sử dụng trong sản xuất thép để giảm độ cứng của thép.

Trả lời:

a) S

b) Đ

c) Đ

d) S

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay