Phiếu trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 - 1975

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 - 1975 Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

BÀI 17: VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC,

THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”?

  1. Chiến thắng Núi Thành.
  2. Chiến thắng Vạn Tường.
  3. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
  4. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

Câu 2: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ra đời sau thất bại của chiến lược nào?

  1. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  2. “Chiến tranh đơn phương”.
  3. “Chiến tranh đặc biệt”.
  4. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Câu 3: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khoảng thời gian nào?

  1. 1954 – 1960.
  2. 1960 – 1965.
  3. 1965 – 1968.
  4. 1969 – 1973.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ?

  1. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
  2. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
  3. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
  4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 5: Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là

  1. Đông Nam Bộ, Liên Khu V.
  2. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
  3. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.
  4. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 6: Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào:

  1. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.
  2. “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
  3. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.
  4. “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 7: Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là:

  1. Quảng Trị.
  2. Tây Nguyên.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 8: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc nước ta trong thời kỳ 1965 – 1968 là:

  1. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ.
  2. tiếp tục chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ.
  3. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn.
  4. chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Câu 9: Ních-xơn đã tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào thời gian nào?

  1. 6 – 4 – 1972. B. 30 – 3 – 1972.
  2. 9 – 5 – 1972. D. 16 – 4 – 1972.

Câu 10: Cuộc tập kích không quân chiến lược trong 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ 12 - 8 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
  2. Từ 18 - 12 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
  3. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.
  4. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.

Câu 11: Với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ:

  1. đánh cho ngụy nhào. B. đánh cho Mĩ cút.
  2. giải phóng miền Nam. D. thống nhất đất nước.

Câu 12: Chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là:

  1. chiến dịch Tây Nguyên.
  2. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  3. chiến dịch Sài Gòn – Gia Định.
  4. chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 13: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975.
  2. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975.
  3. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975.
  4. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Căn cứ Dương Minh Châu nằm ở tỉnh nào?

  1. Đồng Nai.
  2. Tây Ninh.
  3. Bình Phước.
  4. Quảng Nam.

Câu 2: Ai là Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn ?

  1. Nguyễn Văn Thiệu. B. Nguyễn Cao Kì.
  2. Trần Văn Hương. D. Dương Văn Minh.

Câu 3: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

  1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
  2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
  3. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
  4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 4: Chiến thắng nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

  1. Chiến thắng Bình Giã (2/1964).
  2. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
  3. Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
  4. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

Câu 5: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
  2. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
  3. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.
  4. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973?

  1. Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
  2. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
  3. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền.
  4. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?

  1. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
  2. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
  3. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
  4. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973?

  1. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.
  2. Hai vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.
  3. Quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” với nhiều cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm”.
  4. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.

Câu 3: Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam?

  1. Vì buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
  2. Vì buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
  3. Vì buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  4. Vì làm lung lay ý chí và buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh.

Câu 4: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

  1. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
  2. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
  3. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
  4. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử to lớn nhất của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là gì?

  1. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  2. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  3. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  4. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay