Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối ôn tập chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1

 

Câu 1: Hệ nhị phân là gì?

  1. Hệ số 10.
  2. Hệ số 2.
  3. Hệ số 16.
  4. Hệ số 8

Câu 2: Em hãy tính giá trị của biểu thức lôgic (NOT x) OR (NOT y) với giá trị của x và y lần lượt là 1 và 1

  1. 1
  2. 01
  3. 0
  4. 10

 

Câu 3: Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề nào sai?

  1. Nếu a, b là hai số lẻ thì ab lẻ
  2. Nếu a chẵn và b lẻ thì ab lẻ
  3. Nếu a và b lẻ thì a + b chẵn
  4. Nếu a2lẻ thì a lẻ

 

Câu 4: Phép cộng hai số nhị phân 1101 và 1010 là gì?

  1. 10111
  2. 11111
  3. 10011
  4. 10010

 

Câu 5: Phép nhân hai số nhị phân 1101 và 1010 là gì?

  1. 10011010
  2. 10001100
  3. 10101010
  4. 10010011

 

Câu 6: Xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và cho biết bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?

  1. Thị giác
  2. Vị giác
  3. Cả 2 đáp án đều đúng
  4. Không có đáp án nào đúng

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
  2. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.
  3. Thông tin là kết quả của việc xử li dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
  4. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.

 

Câu 8: Âm thanh được truyền đi bằng

  1. Quang phổ.
  2. Không khí.
  3. Sóng âm.
  4. Âm sắc.

 

 

Câu 9: Mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?

  1. 9 là số nguyên tố.
  2. 5 là hợp số.
  3. 0 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.
  4. 3,2 là số vô tỉ.

 

Câu 10: Tín hiệu âm thanh có đồ thị liên tục được gọi là

  1. Tín hiệu âm thanh tương tự (analog).
  2. Tín hiệu âm thanh tương đối (analog).
  3. Tín hiệu âm thanh liền mạch (analog).
  4. Tín hiệu âm thanh ngắt quãng (analog).

 

Câu 11: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  1. Khi đưa vào máy tính thông tin chuyển thành dữ liệu
  2. Dữ liệu là số có thể tính toán và so sánh.
  3. Dữ liệu là văn bản không thể tách so sánh được
  4. Biểu diễn thông tin là mã hoá thông tin.

 

Câu 12: Phương pháp cơ bản số hóa âm thanh là

  1. Điều chế mã xung.
  2. Ghi lại đồ thị tần số.
  3. Ghi lại đồ thị analog.
  4. Số hóa biểu đồ cột.

 

Câu 13: Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số “ 3 ” trong hệ thập phân?

  1. 11
  2. 101
  3. 001
  4. 01

 

Câu 14: Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị nào sau đây?

  1. Đúng hoặc Sai
  2. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
  3. Bằng nhau.
  4. Không thể nhận giá trị nào.

 

Câu 15: Phép hội, hay còn gọi là phép nhân lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?

  1. OR.
  2. AND.
  3. NOT.
  4. MORE.

 

Câu 16: Tác dụng của việc phân loại dữ liệu là gì?

  1. Tạo điều kiện thuận lợi cho xử lí thông tin.
  2. Có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thông tin.
  3. Dễ gọi tên và phân biệt
  4. Xử lí thông tin chính xác.

 

Câu 17: Trong tin học, PCM viết tắt của

  1. Pulse Code Mutilmedia.
  2. Pulse Code Modulation.
  3. Pull Code Modulation.
  4. Pull Code Mutilmedia.

 

Câu 18: Phương pháp nào để biểu diễn số trong máy tính? 

  1. Dấu phẩy tĩnh và Dấu phẩy động.
  2. Dấu phẩy động.
  3. Dấu phẩy tĩnh.
  4. Không có.

 

Câu 19: Số bit cần thiết để biểu diễn được môt giây âm thanh gọi là

  1. Chu kì bit.
  2. Bit đơn vị.
  3. Tín hiệu số.
  4. Tốc độ bit.

 

Câu 20: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

  1. Ban đầu bảng mã ASCII thể hiện đúng 128 kí tự.
  2. Bảng mã ASCII mở rộng dùng 8 bit để biểu diên mọi kí tự.
  3. Bảng mã ASCII dùng 3 byte để biểu diễn nguyên âm.
  4. Mọi kí tự đều biểu diễn bằng 1 byte trong bảng mã ASCII.
  5. 4
  6. 1
  7. 3
  8. 2

 

Câu 21: Chu kì lấy mẫu là

  1. Là thời điểm cách đều nhau.
  2. Khoảng thời gian giữa 2 lần điều chế mã xung.
  3. Khoảng thời gian giữa 3 lần lấy mã xung.
  4. Khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mã xung.

 

Câu 22: Hệ nhị phân dùng những chữ số nào?

  1. 1 và 2.
  2. 0 và 1.
  3. 2 và 3.
  4. 0 và -1.

 

Câu 23: Trong bảng mã Unicode Tiếng Việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?

  1. 1 byte.
  2. 2 byte.
  3. 3 byte.
  4. Từ 1 đến 3 byte.

 

Câu 24: Các thiết bị âm thanh số cần có mạch điện tử DAC để

  1. Dẫn truyền xung âm thanh.
  2. Tạo lại tín hiệu tương tự từ tín hiệu số để phát ra loa hoặc tai nghe.
  3. Mã hóa âm thanh thành mã xung.
  4. Lọc tạp âm.

 

Câu 25: Trong chương trình THPT, các kiểu dữ liệu nào được đề cập?

  1. Văn bản, số.
  2. Lôgic.
  3. Văn bản, số; Lôgic; Đa phương tiện.
  4. Đa phương tiện.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay