Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối ôn tập chủ đề 4: Ứng dụng tin học (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 4: Ứng dụng tin học (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4

Câu 1: Đối tượng đồ họa nào trong Inkscape cho phép bạn tạo các hình dạng cơ bản như hình chữ nhật, hình tròn, và đa giác?

  1. Đường cong Bézier
  2. Đường thẳng
  3. Hình chữ nhật
  4. Văn bản

Câu 2: Đối tượng đồ họa nào trong Inkscape được sử dụng để tạo các hình dạng phức tạp bằng cách kết hợp các điểm và đường cong?

  1. Đường cong Bézier
  2. Đường thẳng
  3. Hình chữ nhật
  4. Văn bản

 

Câu 3: Đối tượng đồ họa nào trong Inkscape cho phép bạn tạo và chỉnh sửa văn bản?

  1. Đường cong Bézier
  2. Đường thẳng
  3. Hình chữ nhật
  4. Văn bản

 

Câu 4: Đối tượng đồ họa nào trong Inkscape cho phép bạn tạo các đường thẳng và đường cong đơn giản?

  1. Đường cong Bézier
  2. Đường thẳng
  3. Hình chữ nhật
  4. Văn bản

 

Câu 5: Đối tượng đồ họa nào trong Inkscape cho phép bạn tạo các hình dạng đa giác với số lượng cạnh và góc tù tùy ý?

  1. Đường cong Bézier
  2. Đường thẳng
  3. Hình chữ nhật
  4. Văn bản

 

Câu 6: Trong đồ họa vector, hình ảnh được xác định theo

  1. Đồ thị
  2. Điểm ảnh.
  3. Đường nét.
  4. Đường thẳng.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc vào (1)………. và (2)…….. tại điểm đó. Độ cong tại mỗi điểm neo thay đổi bằng cách (3)……… điểm chỉ hướng”

  1. (1) điểm chỉ hướng; (2) đường chỉ hướng; (3) kéo thả.
  2. (1) điểm chỉ hướng; (2) hướng cong; (3) kéo thả.
  3. (1) điểm chỉ hướng; (2) đường chỉ hướng; (3) thêm bớt.
  4. (1) điểm chỉ hướng; (2) hướng cong; (3) thêm bớt.

Câu 8: Trong Inkscape để chỉnh sửa điểm neo, chúng ta cần thực hiện mấy bước

  1. 3.
  2. 5.
  3. 2.
  4. 4.

Câu 9: Có mấy loại phần mềm đồ họa

  1. 5.
  2. 4.
  3. 3.
  4. 2.

Câu 10: Muốn bỏ các tùy chỉnh đã đặt, ta chọn đối tượng văn bản rồi dùng lệnh

  1. Text/ Remove Manual.
  2. File/ Remove Manual Kerns.
  3. Text/ Remove Manual Kerns.
  4. Text/ Remove.

Câu 11: Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh

  1. File/ Put on Path.
  2. Text/ Put the Path.
  3. Text/ Put in Path.
  4. Text/ Put on Path.

Câu 12: Chức năng nào trong bảng chọn Path dùng để chuyển Hình 13.3a thành Hình 13.3b

  1. Difference.
  2. Union.
  3. Intersection.
  4. Exclusion.

Câu 13: Muốn bỏ đặt văn bản theo đường, ta dùng lệnh gì

  1. Text/ Remove from Path.
  2. File/ Remove from Path.
  3. Text/ Remove on Path.
  4. Text/ Remove.

Câu 14: Ảnh chụp là loại đồ họa

  1. Đồ họa 4D.
  2. Đồ họa điểm ảnh.
  3. Đồ họa vector.
  4. Đồ họa hoạt hình.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây đúng

  1. Khi điều chỉnh hình khối ta thu được hình mới với đặc trưng thay đổi.
  2. Không thể điều chỉnh các đối tượng tự do dạng đường.
  3. Các đối tượng tự do không thể chỉnh thành hình dạng khác.
  4. Hình khối là đối tượng được định nghĩa sẵn trong Inkscape và xác đinh bởi các tính chất toán học chặt chẽ.

Câu 16: Cần thiết kế một bộ các sản phẩm bút, sổ, danh thiếp, bì thư, túi giấy. Theo em nên dùng phần mềm

  1. Adobe Premiere.
  2. GIMP.
  3. Adobe Photoshop.
  4. Inkscape

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. Điểm neo góc thể hiện bởi một hình thoi.
  2. Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng.
  3. Khi xác định điểm neo trên bản vẽ, cần xác định thêm các đoạn ở giữa để nối các điểm neo có sẵn.
  4. Các điểm nối giữa các đoạn có thể là điểm neo trơn hoặc điểm neo góc.

Câu 18: Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là sai khi làm việc với đoạn văn bản trong Inkscape

  1. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tùy chỉnh để mỗi chữ độ cao thấp khác nhau.
  2. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.
  3. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.
  4. Trong một đoạn văn có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau.

Câu 19: Nếu muốn tạo ra một đường cong gồm nhiều đoạn, công cụ nào là phù hợp nhất

  1. Hình đa giác, hình sao.
  2. Công cụ bút vẽ.
  3. Hình tròn, hình elip.
  4. ình vuông, hình chữ nhật.

Câu 20: Trong Inkscape, tên của một đối tượng đường có điểm đầu trùng với điểm cuối được gọi là

  1. Hình tròn.
  2. Đường cong.
  3. Hình khối.
  4. Đường cong kín.

Câu 21: Đối tượng nào trong các thành phần dưới đây có sẵn trong Inkscape

  1. Âm thanh.
  2. Văn bản.
  3. Video.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 22: Tổ hợp phím tắt để tạo ra một bản sao của đối tượng đang được chọn là

  1. Shift + D.
  2. Shift + F.
  3. Ctrl + S.
  4. Ctrl + A.

Câu 23: Tổ hợp phím nào dùng để chuyển nhanh một đối tượng được chọn sang đối tượng đường

  1. Ctrl + Shift + D
  2. Ctrl + Shift + S
  3. Ctrl + Shift + C
  4. Ctl + Shift + F

Câu 24: Kiểu chữ nào sau đây không có sẵn trong Inkscape

  1. Underline.
  2. ltalic.
  3. Bold.
  4. Bold Italic.

Câu 25: Có 4 đối tượng trên vùng làm việc, làm thế nào để các đổi tượng cách đều nhau

  1. Chọn lần lượt từng đối tượng và di chuyển để các đối tượng cách đều.
  2. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Align trong bảng Align and Distribute.
  3. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Distribute trong bảng Align and Distribute.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay