Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối ôn tập chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P8)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P8). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5

 

Câu 1: Phạm vi của một biến trong Python là gì?

  1. Vị trí vật lý của biến trong bộ nhớ.
  2. Khoảng thời gian biến tồn tại trong chương trình.
  3. Tập hợp các giá trị mà biến có thể nhận.
  4. Số lượng lần biến được sử dụng trong chương trình.

 

Câu 2: Biến có phạm vi (scope) toàn cục trong Python là biến nào?

  1. Biến được khai báo bên trong một hàm.
  2. Biến được khai báo bên ngoài mọi hàm và lớp.
  3. Biến được khai báo bên trong một lớp.
  4. Biến được khai báo chỉ bên trong một khối lệnh.

 

Câu 3: Phạm vi của biến cục bộ (local variable) trong Python là gì?

  1. Chỉ bên trong một hàm hoặc khối lệnh cụ thể.
  2. Bên trong một lớp.
  3. Toàn bộ chương trình.
  4. Bên ngoài mọi hàm và lớp.

 

Câu 4: Trong Python, biến toàn cục có thể truy cập từ đâu?

  1. Chỉ trong cùng một hàm mà biến được khai báo.
  2. Bất kỳ vị trí nào trong chương trình.
  3. Chỉ bên trong một lớp.
  4. Chỉ trong cùng một module.

 

Câu 5: Phạm vi của biến tham số (parameter) trong Python là gì?

  1. Bên trong một hàm hoặc phương thức.
  2. Bên trong một lớp.
  3. Toàn bộ chương trình.
  4. Bên ngoài mọi hàm và lớp.

 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chương trình con?

  1. Chương trình con là một lệnh mô tả một thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
  2. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và được thực hiện (được gọi) từ 1 vị trí trong chương trình.
  3. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và không thể thực hiện từ nhiều vị trí trong chương trình.
  4. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương. Trình

Câu 7: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu ?

>>> fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']

>>> loud_fruits = [fruit.upper() for fruit in fruits]

>>> print(loud_fruits)

>>> list(enumerate(fruits))

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. Không phát sinh lỗi.

Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng về chương trình con?

  1. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
  2. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.
  3. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
  4. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.

Câu 9: Chương trình sau phát sinh lỗi gì?

>>> 1 / 0

0.5

>>> 2 ** 3

8

  1. NameError.
  2. TypeError.
  3. ZeroDivisionError.
  4. Syntax Error.

Câu 10: Kiểu tham số khả biến gồm các kiểu gì?

  1. Số nguyên, số thực, chuỗi và bộ (tuble).
  2. Danh sách (list), tập hợp (set), từ điển (dict).
  3. Số nguyên, tập hợp (set), từ điển (dict).
  4. Số thực, danh sách (list).

Câu 11: Chương trình sẽ lập tức dừng và thông báo lỗi Syntax Error đây là lỗi gì trong chương trình Python?

  1. Lỗi cú pháp.
  2. Lỗi ngoại lệ.
  3. Lỗi ngữ nghĩa.
  4. Đáp án khác.

Câu 12: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?

def msg():

a=10

print("Gia tri cua a la",a)

return msg()

print a

  1. 4.
  2. 5.
  3. 3.
  4. Không có lỗi.

Câu 13: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là

1) Chương trình chạy khi lỗi lôgic xảy ra

2) Khi có lỗi sai cấu trúc ngôn ngữ, chương trình vẫn chạy.

3) Khi có lỗi ngoại lệ, chương trình dừng và thông báo lỗi.

4) Mã lỗi ngoại lệ trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ.

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 1.

Câu 14: Lỗi chương trình Python có bao nhiêu loại?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 15: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

  1. Lời gọi hàm không có lỗi nếu tham số được truyền chưa có giá trị.
  2. Số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng số tham số trong khai báo của hàm.
  3. Tham số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm.
  4. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

Câu 16: Làm thế nào để kiểm tra (test) và gỡ lỗi (debug) một chương trình?

  1. Quan sát mã lỗi Runtime và bắt ngoại lệ.
  2. Sử dụng nhiều bộ test dữ liệu.
  3. In các thông số trung gian.
  4. Tất cả các phương pháp trên.

Câu 17: Giá trị của a, b là bao nhiêu khi thực hiện lệnh f(2, 5)

>>> a, b = 0, 1

>>> def f(a, b):

a = a * b

b = b // 2

return a + b

  1. 10, 2.
  2. 10, 1.
  3. 2, 5.
  4. 0, 1.

Câu 18: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ ZeroDivision, nên xử lí như thế nào?

  1. Kiểm tra lại giá trị số chia.
  2. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
  3. Kiểm tra giá trị của số bị chia.
  4. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.

Câu 19: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khoá nào?

  1. global.
  2. def.
  3. Không thể thực hiện
  4. all.

Câu 20: Chương trình sau thông báo lỗi gì?

lst = [10, 20, 30, 40]

print(lst[6])

  1. NameError.
  2. SyntaxError.
  3. ValueError.
  4. IndexError.

Câu 21: Thế nào là lỗi ngoại lệ trong Python?

  1. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.
  2. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo.
  3. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình.
  4. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.

Câu 22: Nếu biến bên ngoài hàm muốn có tác dụng bên trong hàm ta dùng từ khóa nào?

  1. global.
  2. def.
  3. len().
  4. int().

Câu 23: Khi gặp lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng Python sẽ báo lỗi gì?

  1. ValueError.
  2. IndentationError.
  3. TypeError.
  4. ZeroDivisionError.

Câu 24: Kiểu tham số khả biến gồm các kiểu gì?

  1. Số nguyên, số thực, chuỗi và bộ (tuble).
  2. Danh sách (list), tập hợp (set), từ điển (dict).
  3. Số nguyên, tập hợp (set), từ điển (dict).
  4. Số thực, danh sách (list).

Câu 25: Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì?

  1. Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc.
  2. Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi.
  3. Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip.
  4. Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay