Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 21: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

(35 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1:  Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

  1. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu
  2. Rất nhiều ánh lửa
  3. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi
  4. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 2: Chọn đáp án đúng về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:

  1. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Huế
  2. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  3. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn

Câu 3: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về thể loại văn học nào?

  1. Tùy bút
  2. Truyện ngắn
  3. Thơ ca
  4. Bút kí

Câu 4: Đặc điểm chính của bút kí là gì?

  1. Giàu sự kiện, tính chính xác cao.
  2. Thiên về ghi chép sự thật và cảm xúc của tác giả trước vấn đề đó.
  3. Thể hiện cảm xúc và suy tư của tác giả về đối tượng phản ánh.
  4. Tất cả các ý.

Câu 5: Phong cách sáng tác của Hoàng Phú Ngọc Tường là?

  1. Trữ tình, chính trị
  2. Trữ tình, trí tuệ
  3. Tài hòa, uyên bác
  4. Suy tưởng, triết lí

Câu 6: Thể loại của tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là:

  1. Nhật kí
  2. Hồi kí
  3. Bút kí
  4. Tùy bút

Câu 7: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1980
  2. 1981
  3. 1982
  4. 1983

Câu 8: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được in trong tập nào?

  1. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu
  2. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  3. Hoa trái quanh tôi
  4. Ngọn núi ảo ảnh

Câu 9: Nhân vật chính trong truyện “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”:

  1. Dòng sông Hương
  2. Thiên nhiên xứ Huế
  3. Cái tôi của tác giả
  4. Con người xứ Huế

Câu 10: Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được trích từ phần thứ mấy trong tác phẩm cùng tên?

  1. Phần thứ nhất
  2. Phần thứ hai
  3. Phần thứ ba
  4. Phần thứ tư

Câu 11: Sông Hương trong sách địa dư của Nguyễn Trãi mang tên là:

  1. Giang Linh
  2. Sông Hương
  3. Linh Giang
  4. Sông Huế

Câu 12: Để minh chứng có một dòng sông thi ca về sông Hương tác giả đã dẫn ra những nhà thơ nào sau đây?

  1. Tản Đà – Cao Bá Quát – Nguyễn Khuyến – Tố Hữu
  2. Tản Đà – Cao Bá Quát – Tú Xương – Tố Hữu
  3. Tản Đà – Cao Bá Quát – Bà Huyện Thanh Quan – Tố Hữu
  4. Tản Đà – Cao Bá Quát – Hồ Xuân Hương – Tố Hữu

Câu 13: Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”gồm mấy phần?

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 14: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết tại Huế. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 15: Tác giả đã dùng từ ngữ nào để diễn tả "tâm trạng" sông Hương khi rời thành phố Huế?

  1. Lưu luyến, vương vấn
  2. Bin rịn, không nỡ rời xa
  3. Bịn rịn, thủy chung
  4. Bịn rịn, nhớ thương
  1. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Ngay câu mở đầu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  1. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ
  2. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu
  3. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế
  4. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất – thành phố Huế.

Câu 2: Phát hiện thú vị của tác giả về Sông Hương dựa trên nét đặc trưng nào của dòng sông này?

  1. Chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột.
  2. Chảy lững lờ, êm đềm.
  3. Dòng chảy qua khu đền đài, lăng tẩm.
  4. Chảy giữa thành phố.

Câu 3: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tác giả có phát hiện gì?

  1. Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở các vua Hùng đến cuộc chiến tranh Vệ quốc sau này.
  2. Sông Hương trở thành một pho sử sống đồng nhất.
  3. Sông Hương trở thành một con người mang đầy thương tích và những chiến công.
  4. Sông Hương trở thành chứng nhân lịch sử.

Câu 4: Điểm khác biệt nào giũa sông Ni-va với sông Hương làm cho tác giả nhớ dòng sông quê hương của mình?

  1. Sông Nê-va cuốn những đám băng lổ xô; sông Hương chở những chiếc thuyền bé bằng con thoi.
  2. Sông Nê-va lướt qua cung điện Pê-téc-pua; sông Hương chảy lững lờ khi ngang qua thành phố.
  3. Sông Nê-va chảy nhanh quá; sông Hương chảy lặng lờ.
  4. Nê-va đã làm cho một người khóc; sông Hương đánh thức giấc mơ lộng lẫy.

Câu 5: Trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, khi miêu tả đoạn sông Hương vòng về "gặp lại" thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, tác giả đã so sánh dòng sông với:

  1. "một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu"
  2. "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ...người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở."
  3. nàng Kiều sau đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã.
  4. người tài nữ đánh khúc đàn lúc đêm khuya để giã biệt người yêu.

Câu 6: Theo tác giả văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?

  1. Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.
  2. Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.
  3. Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.
  4. Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.

Câu 7: Dòng nào nói đúng trình tự nội dung được triển khai trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

  1. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc; Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương được nhìn từ cội nguồn và với thi ca.
  2. Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương được nhìn từ cội nguồn; Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và với thi ca.
  3. Sông Hương được nhìn từ cội nguồn; Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và với thi ca.
  4. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc; Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương được nhìn từ cội nguồn.

Câu 8: Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã không nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  1. Dòng sông và thành phố Huế nhận được sự cảm thông và động viên, khích lệ của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế trong mùa xuân Mậu Thân 1968.
  2. Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  3. Thế kỉ XVIII, dòng sông Hương soi bóng xuống kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, để rồi thế kỉ XIX, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp.
  4. Dòng sông là chứng nhân lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 9: Trong phần miêu tả dòng sông Hương ở rừng già phía thượng nguồn, tác giả văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã nêu lên đặc điểm gì trong "phần tâm hồn sâu thẳm" của dòng Hương giang?

  1. Sông Hương mang trong mình một sự dịu dàng, đằm thắm.
  2. Sông Hương mang một sắc đẹp "dịu dàng và trí tuệ" của một người phụ nữ chín chắn, "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở".
  3. Sông Hương, từ lúc mới ra đời, đã có mối dây liên hệ, gắn bó kì lạ với thành phố Huế.
  4. Sông Hương mang một vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, "một tâm hồn tự do và trong sáng" của một cô gái trẻ trung đầy sức sống.

Câu 10: Tác giả đã không dùng hình ảnh nào để diễn tả sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế?

  1. Chảy lặng tờ
  2. Như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
  3. Ngập ngưng như muốn đi, muốn ở

D.. Mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng

Câu 11: Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với:

  1. Điệu slow tình cảm, trữ tình
  2. Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích
  3. Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương
  4. Nhưng hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy

Câu 12: Hình ảnh nào sau đây trong bài kí không được dùng để diễn tả về dòng sông Hương?

  1. Một mảnh trăng non
  2. Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo
  3. Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu
  4. Một người con gái dịu dàng của đất nước

Câu 13: Cuộc hành trình của dòng sông Hương từ khi rời khỏi thượng nguồn, xuôi về gặp gỡ rồi chia tay thành phố Huế được tác giả miêu tả tựa như:

  1. Một người khách lãng du một lần dừng chân để rồi mãi mãi lưu luyến thành phố Huế thân yêu.
  2. Một người phụ nữ quý phái, dịu dàng bộc lộ những vẻ đẹp của mình một cách kín đáo, sâu sắc.
  3. Một cuộc kiếm tìm, gặp gỡ và chia tay cảm động của những người bạn cũ, những "cố nhân".
  4. Cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.

Câu 14: Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để thể hiện sức sống mãnh liệt, hoang dại của Sông Hương nơi thượng nguồn?

  1. Một bản trường ca của rừng già; rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn; mãnh liệt qua những ghềnh thác; cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.
  2. Một bản trường ca của rừng già; rầm rộ với bóng cây đại ngàn; mãnh liệt vượt qua ghềnh thác; hai dãy đồi dựng đứng như thành quách.
  3. Một bản trường ca của rừng già; rầm rộ với bóng cây đại ngàn; mãnh liệt vượt qua; những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt; cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực sâu.
  4. Một bản trường ca của rừng già; rầm rộ với bóng cây đại ngàn.

Câu 15: Kết thúc bài kí có gì độc đáo, ý nghĩa gì?

  1. Đoạn kết thúc đã trả lời cho câu hỏi đăt ra ở nhan để, một nhan để rất thơ, rất gợi cảm mà lại gợi được sự tìm hiểu, khám phá rất cuốn hút người đọc.
  2. Kết thúc ấy cũng đã thể hiện rõ tình yêu của con người nơi đây với dòng sông của xứ Huế đẹp và thơ.
  3. Đoạn kết thúc đã trả lời cho câu hỏi đăt ra ở nhan để, một nhan để rất thơ, rất gợi cảm mà lại gợi được sự tìm hiểu, khám phá rất cuốn hút người đọc. Kết thúc ấy cũng đã thể hiện rõ tình yêu của con người nơi đây với dòng sông của xứ Huế đẹp và thơ.
  4. Đoạn kết thúc đã giải thích vì sao dòng sông lại có tên là Hương, một nhan đề đầy bí ẩn, gợi trí tò mò của người đọc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Sông Hương được các nhà thơ cảm nhận thế nào trong thi ca?

  1. Thay đổi màu thật bất ngờ: Dòng sông trắng - lá cây xanh; Sông Hương quả thực rất Kiều. Chợt nhiên hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh”; khởi thành sức mạnh phục sinh trong tâm hồn.
  2. Chợt nhiên hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh”; khởi thành sức mạnh phục sinh trong tâm hồn.
  3. Thay đổi màu thật bất ngờ: Dòng sông trắng - lá cây xanh; Sông Hương quả thực rất Kiều.
  4. Như một áng tóc trữ tình; màu nước thay đổi theo mùa.

Câu 2: Nét tương đồng giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện ở điểm nào?

  1. Huy động vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí để xây dựng hình tượng văn học, để tạo nên những áng văn chương đặc sắc mê đắm lòng người.
  2. Là một trí thức yêu nước, uyên bác, tài hoa đặc biệt thành công tại thể loại bút kí.
  3. Tác phẩm tuỳ bút giàu yếu tố truyền.
  4. Là một trí thức yêu nước, uyên bác, tài hoa đặc biệt thành công tại thể loại kí. Huy động vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí để xây dựng hình tượng văn học, để tạo nên những áng văn chương đặc sắc mê đắm lòng người.

Câu 3: Xác định đúng mạch cấu trúc nội dung của văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (sách Ngữ văn 12)?

  1. Văn bản miêu tả dòng sông Hương với những đặc điểm địa lí cụ thể, gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân thành phố Huế.
  2. Văn bản miêu tả dòng sông Hương ở hai trạng thái cơ bản: mãnh liệt, dữ dội đầy sức mạnh ở thượng lưu và êm đềm, dịu dàng, trầm mặc khi xuôi về đồng bằng và nhất là khi vào thành phố Huế.
  3. Văn bản miêu tả dòng sông Hương theo suốt dọc thủy trình của nó (lúc ở thượng nguồn, khi xuôi về đồng bằng và ngoại thành Huế, vào thành phố Huế và rời khỏi Huế) đồng thời tái hiện dòng sông trong lịch sử và thi ca của dân tộc.
  4. Văn bản tái hiện hình ảnh dòng sông Hương từ khởi nguồn của nó cho đến lúc trở thành một dòng sông lớn, gắn bó mật thiết và trở thành một biểu tượng của thành phố Huế.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cái nhìn tinh tế, lãng mạn của tác giả đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì trong các hình ảnh sau: “dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi; Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”.

  1. Nghệ thuật so sánh nhằm làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sông, khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, dòng sông gần với tâm hồn của con người xứ Huế.
  2. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng một cách sáng tạo biện pháp nghệ thuật so sánh trong việc tạo dựng các hình ảnh. Trong đó, có so sánh tạo hình để gợi tả vẻ đẹp mềm mại, thướt tha của dòng sông so sánh trừu tượng để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về dòng sông Hương
  3. Phép so sánh đã mang lại cho hình tượng sông Hương vẻ đẹp nữ tính, lãng mạn, duyên dáng, dòng sông mang vẻ đẹp kín đáo với tâm hồn sâu thẳm.

Câu 2: Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh dòng chảy của sông Hương như thế nào khi dòng sông đang xa dần thành phố Huế rồi “đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Bình luận ý nghĩa của sự so sánh ấy?

  1. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có ba so sánh bắc cầu. Từ dòng chảy khác lạ của dòng sông, tác giả liên tưởng tới mối tình kín đáo, e ấp, trước sau như nhất của Kim-Kiều, so sánh với tình yêu quê hương xứ sở tha thiết của người Huế. Mượn tình cảm riêng để khái quát mối tình chung.
  2. Hoảng Phủ Ngọc Tường rất yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của sông Hương. Dòng sông được cảm nhận như một sinh thể sống động. Tác giả thể hiện sự yêu mến của mình dành cho dòng sông miền quê xứ sở của mình đem lòng thầm nhớ.
  3. Sự so sánh dòng cháy gợi nhiều ý vị, cảm xúc trong từng câu văn, con chữ mà tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả dòng sông với bao tình yêu đằm thắm, làm cho tình yêu ấy thêm thiêng liêng mà sâu sắc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay