Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

( 26 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Các thao tác của một bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:

  1. Giải thích - bàn luận - mở rộng - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
  2. Bàn luận - giải thích - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động - mở rộng.
  3. Bàn luận - giải thích - mở rộng - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
  4. Giải thích - bàn luận - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động - mở rộng.

Câu 2: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  1. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
  2. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
  3. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
  4. Suy nghĩ về sự vô cảm ở một bộ phận giới trẻ hiện nay

Câu 3: Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung?

  1. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.
  2. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại
  3. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày quan điểm cá nhân
  4. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng ngôn ngữ phù hợp

Câu 4: Bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống cần vận dụng các thao tác lập luận chủ yếu nào?

  1. Giải thích, bình luận
  2. Phân tích, chứng minh.
  3. So sánh, bác bỏ
  4. Cả ba ý.

Câu 5: Mở bài của bài nghị luận này gồm các yếu tố:

  1. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bàn về hiên tượng đó.
  2. Nêu phương hướng lập luận để giải quyết vấn đề đó.
  3. Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
  4. Cả ba ý.

Câu 6: Thân bài của một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống gồm các nội dung:

  1. Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại của hiện tượng đời sống đó; bày tỏ thái độ của người viết.
  2. Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn bạc.
  3. Chỉ ra nguyên nhân của vân đề; chỉ ra ý nghĩa về tư tưởng, đạo đức của vấn đề.
  4. Cả ba nội dung.

Câu 7: Kết bài của một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường là:

  1. Tổng hợp lại các vấn đề và bày tỏ ý kiến của người viết, đặt ra nhiệm vụ để vấn đề tốt hơn.
  2. Đề ra nhiệm vụ cho bản thân.
  3. Phát biểu cảm nghĩ về hiên tượng đời sống đó.
  4. Tổng hợp lại các vấn đề đã phân tích.

Câu 8: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đặt ra trực tiếp qua:

  1. Một câu tục ngữ, ca dao.
  2. Một câu danh ngôn.
  3. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.
  4. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 9: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường bàn đến những vấn đề gì trong cuộc sống?

  1. Những khía cạnh đạo đức, vấn đề tư tưởng, tình cảm, trạng thái của con người
  2. Những quan điểm thẩm mỹ, lối sống môi trường, cảm xúc con người
  3. Những hiện tượng đời sống nổi bật, tác động đến đời sống xã hội con người
  4. Những đánh giá nhận định về một tác phẩm văn chương, nghệ thuật nào đó.

Câu 10: Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

  1. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.
  2. Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
  3. Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).
  4. Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.
  1. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  1. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người
  2. Bài viết có bố cục 3 phần, phần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động
  3. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ
  4. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề

Câu 2: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiệ tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  1. Khác nhau về nội dung nghị luận
  2. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
  3. Khác nhau về cấu trúc bài viết
  4. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng nhất về ý nghĩa của văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống không nhất thiết phải bày tỏ thái độ, ý kiến của mình.
  2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội to lớn: đánh giá đúng – sai, lợi - hại về hiện tượng ấy.
  3. Nghị luận về một hiện tượng đời sống có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với thanh niên, học sinh.
  4. Nghị luận về một hiện tượng đời sống có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với mọi người trong xã hội.

Câu 4: Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói Có chí thì nên”?

  1. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người
  2. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
  3. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống
  4. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống

Câu 5: Dòng nào sau đây không đúng về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  1. Bài nghị luận có nhiệm vụ khám phá giá trị văn học bằng cách xem xét các khía cạnh và biểu hiện cụ thể của đoạn trích, tác phẩm, tác giả hay một nhân định văn học nào đấy.
  2. Bài nghị luận cần diễn đạt giản dị, ngắn gọn, sáng sủa, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng của mình.
  3. Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
  4. Bài nghị luận cần vận dụng các thao tác nghị luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận...

Câu 6: Chọn cụm từ sau để hoàn thành câu/đoạn văn:

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..., ... trong cuộc đời”

  1. đạo đức, tâm hồn
  2. tư tưởng, đạo lí
  3. nhận thức, ý tưởng
  4. ứng xử, nhận thức

Câu 7: Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?

  1. Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.
  2. Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.
  3. Làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách đưa ra quan điểm cá nhân và minh chứng thuyết phục.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 8: Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  1. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.
  2. “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
  3. Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La-

Phông-ten.

  1. Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.

Câu 9: Cho đề văn sau: “Có ba điều trong đời không được đánh mất: sự thanh thản, niềm hi vọng và lòng trung thực”. Câu nói trên hàm chứa nọi dung gì?

  1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự thanh thản.
  2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của niềm hi vọng.
  3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống tinh thần.
  4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng trung thực.

Câu 10: Có thể diễn đạt lại câu nói: “Chẳng có phát minh nào có dấu cộng mà không có dấu trừ” bằng cách nào là đúng nhất?

  1. Không có cái mới nào ra đời lại chỉ có ưu điểm.
  2. Không có cái mới nào ra đời mà không có ưu điểm.
  3. Cái mới nào ra đời cũng có nhược điểm.
  4. Mọi sự vật, hiện tượng đều có ưu điểm và nhược điểm.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Cho đề bài sau: “Vì sao có thể nói: Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay?”. Thao tác nghị luận bắt buộc phải sử dụng trong bài văn triển khai cho đề bài trên là gì?

  1. Bình luận và so sánh
  2. So sánh và phân tích
  3. Giải thích và chứng minh
  4. Bác bỏ và bình luận

Câu 2: Nội dung giải thích nào sau đây không phù hợp với đề bài "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".

  1. Lí tưởng là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.
  2. Trong cuộc sống, có nhiều người không có lí tưởng vẫn có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.
  3. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.
  4. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa.

Câu 3: Cho đề văn: “Anh chị suy nghĩ như thế nào khi nhà thơ R.Gam-da-tốp nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.”? Câu tục ngữ nêu không chính xác tinh thần và quan điểm sống đúng đắn được rút ra từ đề văn trên?

  1. Hậu sinh khả úy
  2. Uống nước nhớ nguồn
  3. Gieo gió gặt bão
  4. Ác giả, ác báo

Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất:

A

B

1. Vấn đề nhận thức

a. Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

2. Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách

b. Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

3. Vấn đề về các quan hệ gia đình

c. Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

4. Vấn đề về các quan hệ xã hội

d. Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

5. Vấn đề về cách ứng xử

e. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

  1. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c; 5-e
  2. 1-d; 2-b; 3-e; 4-a; 5-c
  3. 1-c; 2-a; 3-b; 4-e; 5-d
  4. 1-c; 2-a; 3-e; 4-b; 5-d
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

CHIA CHIẾC BÁNH CỦA MÌNH CHO AI?

     Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

     Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

     Một câu chuyện lạ lùng…

Câu 1: Điều mà đề bài cần bàn là về hiện tượng gì?

  1. Bày tỏ ý kiến đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân - vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian” chăm sóc hai người mẹ bị bênh ung thư.
  2. Việc sử dụng quỹ thời gian của mỗi người.
  3. Tấm lòng hiếu thảo của thanh niên ngày nay.
  4. Hiện tượng chia sẻ, “lá lành đùm lá rách” trong đời sống.

Câu 2: Ý nào không nằm trong hệ thống luận điểm của bài?

  1. Thế hệ trẻ cần nêu cao khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
  2. Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hạnh của thanh niên.
  3. Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. Tuổi trẻ cần dành nhiều thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một tốt đẹp hơn.
  4. Thế hệ trẻ hiện nay vẫn còn một số biểu hiện sống vị kỉ, vô tâm, đáng phê phán.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay