Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 13: ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?

  1. Đất ngoại ô
  2. Cửa thép
  3. Một tiếng đờn - Ta với ta
  4. Mặt đường khát vọng

Câu 2: “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là đoạn thơ mang tính

  1. Trữ tình.
  2. Chính luận - trữ tình
  3. Chính luận.
  4. Hiện thực - trào lộng.

Câu 3: Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành tại đâu?

  1. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971
  2. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1972
  3. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1973
  4. Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1974

Câu 4: Vị trí đoạn trích “Đất Nước” là:

  1. Nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
  2. Nằm ở phần đầu chương VII của trường ca “Mặt đường khát vọng”
  3. Nằm ở phần đầu chương VIII của trường ca “Mặt đường khát vọng”
  4. Nằm ở phần đầu chương IX của trường ca “Mặt đường khát vọng”

Câu 5: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ nào?

  1. Trưởng thành từ trước Cách mạng tháng Tám – 1945
  2. Trưởng thành ngay sau Cách mạng.
  3. Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
  4. Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

Câu 6: Thông tin nào sau đây về Nguyễn Khoa Điềm chưa chính xác?

  1. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng..
  2. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông trở về miền Nam chiến đấu.
  3. Ngoài việc thơ ông còn viết văn và soạn nhạc
  4. Từng giữ nhiều trọng trách như: Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam; Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin…

Câu 7: Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở?

  1. Quá khứ
  2. Hiện tại
  3. Tương lai
  4. Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

Câu 8: Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?

  1. Các vua Hùng
  2. Các triều đại phong kiến
  3. Nhân dân, những con người bình dị, vô danh
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là ai?

  1. Nhà nước
  2. Nhân dân
  3. Các triều đại
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?

  1. Cây tre trăm đốt
  2. Thánh Gióng
  3. Tấm Cám
  4. Sự tích chàng Trương
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nhận xét nào phù hợp với bố cục của Đất nước?

  1. Phần một, tác giả cảm nhận về Đất Nước trên phương diện địa lí, lịch sử; phần hai, tác giả đã làm nổi bật tư tưởng: Đất nước của nhân dân.
  2. Phần một là định nghĩa về Đất Nước - một Đất Nước gần gũi ở bên ta, trong ta; phần hai khẳng định những con người vô danh làm ra Đất Nước.
  3. Phần một, Đất Nước được cảm nhận trong sự thống nhất của nhiều phương diện; phần hai chú ý tới những phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Viêt Nam.
  4. Phần một, tác giả làm rõ Đất Nước là sự kết hợp của hai thành tố đất và nước; phần hai khẳng định Đất Nước hình thành và phát triển cùng với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích Đất Nước là gì?

  1. Cảm nhận và lí giải về sự hình thành Đất Nước.
  2. Là phát hiện mới mẻ, vô cùng sâu sắc của tác giả về những danh lam thắng cảnh trên khắp Đất Nước.
  3. Cảm nhận về Đất Nước từ phương diện địa lí, lịch sử.
  4. Định nghĩa về một Đất Nước giản dị, gần gũi và rất sinh động, gợi cảm.

Câu 3: Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng sáng tạo các thành tố văn học dân gian để xây dưng hình tượng Đất Nước như thế nào?

  1. Lựa chọn những ý sâu sắc của thành ngữ.
  2. Sử dụng nguyên văn ý, lời, hình ảnh của ca dao, thành ngữ.
  3. Lấy ý tứ từ ca dao, thành ngữ, truyền thuyết.
  4. Dùng nhiều truyền thuyết gợi nhắc những sự kiên lịch sử.

Câu 4: Khi nghĩ về bốn nghìn năm lịch sử của Đất Nước, tác giả đã nhấn mạnh và hướng tới những điều gì?

  1. Những chiến công chống giặc ngoại xâm oanh liệt.
  2. Các triều đại thịnh trị.
  3. Các anh hùng cứu nước.
  4. Những con người bình dị, vô danh.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về đoạn thơ “Đất Nước” ?

  1. Đoạn thơ đã thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” bằng chính ngôn ngữ của nhân dân.
  2. Đoạn thơ đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ bay bổng của văn hóa dân gian nhưng vẫn mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại.
  3. Đoạn thơ đã thể hiện những điểm mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chữ nghĩa giàu có, thiên về thể hiện những rung cảm tinh tế, diễn đạt độc đáo, mới lạ.
  4. Đoạn thơ cũng bộc lộ khá rõ một số nhược điểm như: Chính luận có chỗ còn nặng nề, lấn át cảm xúc, nhiều ý triển khai còn trùng lặp, dàn trải

Câu 6: Hình ảnh “miếng trầu” trong câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” có ý nghĩa gì?

  1. Là một nét đẹp văn hóa thời xưa.
  2. Là phong tục văn hóa gần gũi, quen thuộc của người dân Việt Nam.
  3. Là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.
  4. Là phong tục văn hóa được kết tinh từ tâm hồn Việt Nam, là hiện thân của tâm hồn dân tộc.

Câu 7: Dòng nào nói đúng về cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước?

  1. Cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn vẹn nhiều chiều từ bề dày của lịch sử chống giặc ngoại xâm của cái Tôi yêu tha thiết Đất nước mình.
  2. Cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn vẹn nhiều chiều từ cái Tôi trữ tình ý thức sâu sắc về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với Đất Nước.
  3. Cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn vẹn nhiều chiều từ bề rộng của không gian địa lí của một cái Tôi tràn đầy cảm hứng vũ trụ.
  4. Cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn vẹn nhiều chiều từ chiều sâu văn hoá của một cái Tôi nhạy cảm, yêu đời.

Câu 8: Yếu tố nghệ thuật nào sau đây tương ứng với “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm?

  1. Sự độc đáo đầy phóng túng của thể thơ tự do, tài năng xuất sắc của tác giả trong việc tiếp thu và sử dụng chất liệu dân gian.
  2. Có giọng triết lí, tuy nhiên sự thành công nghệ thuật chủ yếu vẫn là ở bút pháp lãng mạn rất tài hoa.
  3. Kết hợp được hài hòa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt.
  4. Gây ấn tượng khá đặc biệt bằng 1 chất giọng trong sáng mà thiết tha,sâu lắng,tài hoa,giàu chất họa,chất nhạc.

Câu 9: Quan niệm mới mẻ về Đất Nước vừa mang tính cá thể, vừa hết sức táo bạo của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện rõ nhất ở những câu thơ nào?

  1. “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu”
  2. “Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái”
  3. “Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn”

  1. “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát”

Câu 10: Kết thúc phần hai của “Đất Nước”, tác giả đã chú ý nhấn mạnh đến những nét phẩm chất nào của con người Việt Nam?

  1. Say đắm trong tình yêu, quý trọng nghĩa tình, kiên trì trong đấu tranh chống giậc ngoại xâm.
  2. Sống phóng khoáng, nhân hậu, không chuộng hư vinh.
  3. Cần cù trong lao động, sáng tạo trong xây dựng Đất Nước.
  4. Trọng nghĩa tình và giàu lòng nhân ái.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Với phát hiện độc dáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc cảm nhận được điều gì trong danh lam thắng cảnh của Đất Nước mình?

  1. Danh lam thắng cảnh là niềm tự hào về Đất Nước mình.
  2. Danh lam thắng cảnh chứa đựng linh hồn dân tộc.
  3. Cảnh trí thiên nhiên trở thành danh lam thắng cảnh bởi chúng chứa đựng số phận của dân tộc, và sự hoá thân của nhũng con người không tên tuổi.
  4. Danh lam thắng cảnh là niềm tự hào về Đất Nước mình. Cảnh trí thiên nhiên trở thành danh lam thắng cảnh bởi chúng chứa đựng số phận của dân tộc, và sự hoá thân của nhũng con người không tên tuổi.

Câu 2: Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, qua đó thể hiện nhận thức về điều gì?

  1. Sự dũng cảm của con người Việt Nam trong lao động và chiến đấu.
  2. Tính cách gan dạ, kiên cường của con người Việt Nam.
  3. Tính cách anh hùng của con người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.
  4. Giáo dục truyền thống yêu nước của con người Việt Nam.

Câu 3: Những câu thơ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ mình với đất nước mà tác giả gửi gắm qua bài thơ “Đất nước”:

  1. “ Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

  1. “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

 Phải biết gắn bó và san sẻ

 Phải biết hóa thân cho dáng hình  xứ sở

 Làm nên Đất Nước muôn đời”

  1. “Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”

  1. “Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Thể hiện cảm nhận về “Đất nước” có từ lâu đời, ở đoạn thơ đầu của phần trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm viết: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ý nghĩa nào sau đây của từng câu thơ là phù hợp với cảm xúc mà tác giả đang thể hiện.

  1. Đất nước gắn với đạo lí truyền thống trong đó có tình nghĩa thủy chung đã từng được nói đến trong ca dao xưa và vẫn được duy trì trong đời sống gia đình hiện đại.
  2. Gợi hình ảnh thân thiết về người cha, người mẹ.
  3. Ca ngợi tình yêu thủy chung của cha và mẹ.
  4. Gợi nhớ những câu ca dao xưa nói về tình yêu thương chung thủy.

“Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Câu 2: Cho khổ thơ trong bài “Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm.

“Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.

Khổ thơ trên tiêu biểu cho cách vận dụng vốn ca dao rất sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm trong cả đoạn trích “Đất Nước”. Đó là các vận dụng nào sau dây:

  1. Trích nguyên câu lục trong bài ca dao lục bát.
  2. Không lặp lại nguyên văn mà . dùng hình ảnh của câu ca dao.
  3. Vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng trở thành câu thơ, ý thơ gắn bó với mạch thơ của bài.
  4. Cả ba cách vận dụng trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay