Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Phong cách ngôn ngữ khoa học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 8: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?

  1. 2 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

Câu 2: Loại văn bản nào không thuộc vào văn bản khoa học?

  1. Văn bản chuyên sâu.
  2. Văn bản khoa học phổ cập.
  3. Văn bản văn học.
  4. Văn bản khoa học giáo khoa.

Câu 3:  Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

  1. Văn bản khoa học chuyên sâu.
  2. Văn bản khoa học giáo khoa.
  3. Văn bản khoa học phổ cập.
  4. Văn bản văn học.

Câu 4: Khái niệm nào sau đây được phát biểu bằng ngôn ngữ khoa học:

  1. Đoạn thẳng có nghĩa là không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
  2. Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề được gọi là mặt phẳng.
  3. Mặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
  4. Điểm là một vấn đề, một phương diện nào đó được đề cập.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

  1. Tính khái quát trừu tượng
  2. Tính truyền cảm thuyết phục
  3. Tính lí trí, lô gíc
  4. Tính khách quan, phi cá thể

Câu 6: Loại văn bản nào sau đây không thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học?

  1. Truyện ngắn và bài phê bình văn học
  2. Luận văn
  3. Bài đánh giá khoa học
  4. Bài giới thiệu cây thuốc

Câu 7: Thuật ngữ khoa học là:

  1. Từ ngữ được dùng trong văn bản khoa học
  2. Từ ngữ được dùng để gọi tên một khái niệm khoa học
  3. Từ ngữ được dùng để phân tích một hiện tượng khoa học
  4. Từ ngữ được dùng để giải thích một khái niệm khoa học

Câu 8: Đặc điểm nào có trong thuật ngữ khoa học?

  1. Tính khái quát
  2. Tính nhiêu nghĩa
  3. Tính cá thể hoá
  4. Tính hình tượng

Câu 9: Luận văn, luận án, chuyên án, chuyên luận, tiểu luận,... thuộc văn bản khoa học nào?

  1. Không thuộc văn bản khoa học nào.
  2. Văn bản khoa học phổ cập.
  3. Văn bản khoa học chuyên sâu.
  4. Văn bản khoa học giáo khoa.

Câu 10: Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng nào?

  1. Tính khái quát, trừu tượng.
  2. Tính lí trí, logic.
  3. Tính khách quan, phi cá thể.
  4. Cả 3 đều đúng.
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  1. Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.
  2. Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.
  3. Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.
  4. Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Câu 2: Điền từ vào [...] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […] (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)”

  1. Nghệ thuật.
  2. Khoa học.
  3. Văn học.
  4. Chính luận.

Câu 3: Kiểu câu nào sau đây thường dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?

  1. Câu có cấu trúc mệnh đề
  2. Câu tinh lược thành phần
  3. Câu đáo bổ ngữ
  4. Câu đặc biệt

Câu 4: Phong cách khoa học khác phong cách nghệ thuật ở chỗ:

  1. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính lập luận đanh thép.
  2. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính khả thi.
  3. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính truyền cảm, cảm xúc.
  4. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính sinh động? hấp dẫn, lôi cuốn.

Câu 5: Văn bản nào sau đây không được xếp vào loại văn bản giáo khoa

  1. Sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên
  2. Sách bài tập của học sinh
  3. Sách giáo khoa
  4. Sách hướng dẫn chữa bệnh bằng các loại thảo dược

Câu 6: Những phương tiện từ ngữ nào không được dùng trong văn bản khoa học?

  1. Thuật ngữ khoa học
  2. Từ ngữ trung hoà sắc thái biểu cảm
  3. Kí hiệu bằng chữ và số
  4. Các phương tiện tu từ

Câu 7: Nghĩa nào sau đây của từ “nước” được dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?

  1. Hợp chất được tạo bởi hai phân tử H và một phân tử oxy
  2. Chất lỏng ở ao, hồ, sông, suối,... dùng làm thức uống cho người hoặc động vật hoặc để tưới cho cây cối.

Câu 8: Nghĩa nào sau đây của từ “sóng” được dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?

  1. Sự chuyển động của nước trên bề mặt (sóng biển)
  2. Chuyên động của âm thanh, ánh sáng (sóng âm, bước sóng)

Câu 9: Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học được thể hiện trên những phương diện nào?

  1. Cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, văn bản.
  2. Dấu câu, vần, thanh điệu, nhịp.
  3. Từ, câu, đoạn văn, văn bản.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Văn bản khoa học giáo khoa nhằm mục đích gì?

  1. Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.
  2. Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.
  3. Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.
  4. Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.”

Ý nào sau đây không phù hợp khi nói về tính lí trí, logic được thể hiện qua đoạn văn trên?

  1. Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ đều là các tư liệu thực tế.
  2. Mỗi câu văn là một đơn vị cung cấp thông tin, thông tin chính xác, có nguồn gốc dựa trên những chứng cứ khoa học
  3. Các câu văn chuẩn về ngữ pháp.
  4. Các thông tin đưa ra được lựa chọn nhằm kích thích trí tò mò của người đọc.

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

“Xenlolozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước ngay cra khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như Ete, Benzen,...” (Hóa học nâng cao 12, NXB Giáo dục, 2014)

Đoạn văn bản trên thuộc loại văn bản khoa học nào?

  1. Văn bản khoa học chuyên sâu
  2. Văn bản khoa học giáo khoa
  3. Văn bản khoa học phổ cập

Câu 3: Từ nào không phải là thuật ngữ khoa học của chuyên ngành nghiên cứu văn học trong văn bản về “vần luật bằng trắc của thơ Đường luật” sau đây:

“Thơ Đường luật buộc phải theo sự quy định về thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài. Hệ thống thanh bằng, thanh trắc được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất. Nếu chữ này thanh bằng thì bài thơ thuộc loại luật bằng (và ngược lại). Sự sắp xếp các thanh bằng trắc trong thơ Đường chẳng qua chỉ làm cho điệu thơ không đơn điệu.” (Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi)

  1. “Thanh bằng”
  2. “Hệ thống”
  3. “Luật bằng”
  4. “Thơ Đường luật”
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cho đoạn văn bản sau:

“Từ năm 1975, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học và quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những tìm tòi, thể nghiệm mới,...”

(Ngữ Văn 12 tập 1, trang 8)

Chọn đáp án đúng nhất về những thuật ngữ được dùng trong văn bản trên:

  1. Văn học Việt Nam/ công cuộc đổi mới/ đổi mới/ cá tính sáng tạo.
  2. Khuynh hướng dân chủ hóa/ công cuộc đổi mới/ đổi mới quan niệm/ thể nghiệm mới.
  3. Đổi mới quan niệm/ Văn học Việt Nam/ công cuộc đổi mới/ cá tính sáng tạo.
  4. Văn học Việt Nam/ khuynh hướng dân chủ hóa/ quan/ cá tính sáng tạo/ thể nghiệm mới.

Câu 2: Cho đoạn văn sau: “Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa, tức là di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống. Ruột thừa là vết tích ruột thịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ. Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu vết mi mắt thứ ba ở bò sát và chim. Mấu lồi ở mép vành tai phía trên của người là di tích đầu nhọn của vành tai thú”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 75)

Tại sao nói đoạn văn sau đây có tính lí trí, logic?

  1. Các từ ngữ, các câu được liên kết chặt che với nhau.
  2. Đoạn văn được viết theo phương pháp quy nạp, 3 câu đầu nêu luận cứ và câu cuối chốt lại luận điểm.
  3. Đoạn văn được trình bày theo phương pháp diễn dịch, câu đầu nêu luận điểm, ba câu còn lại nêu luận cứ.
  4. Đoạn văn được trình bày theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp, câu đầu nêu luận điểm, hai câu giữa nêu luận cứ và câu cuối cùng tổng hợp, đánh giá và nâng cao vấn đề.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay