Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (PHẦN HAI: TÁC PHẨM)

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

  1. Văn nhật dụng.
  2. Văn chính luận.
  3. Truyện.

Câu 2: Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

  1. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh.
  2. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh.
  3. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á.
  4. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 3: Đối tượng mà bản Tuyên ngôn Độc lập hướng tới?

  1. Đồng bào cả nước, nhân loại tiến bộ trên thế giới, những kẻ xâm lược.
  2. Đồng bào cả nước.
  3. Những kẻ có dã tâm xâm lược nước ta.
  4. Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn.

Câu 4: Mục đích chính của bản Tuyên ngôn Độc lập?

  1. Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta
  2. Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm
  3. Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 5: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần?

  1. Tác phẩm được chia thành 4 phần.
  2. Tác phẩm được chia thành 5 phần.
  3. Tác phẩm được chia thành 3 phần.
  4. Tác phẩm được chia thành 2 phần.

Câu 6: Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?

  1. Pháp
  2. Nhật
  3. Các nước Đồng Minh

Câu 7: Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh:

  1. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.
  2. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.
  3. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
  4. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

Câu 8: Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  1. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít
  2. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật
  3. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm
  4. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Câu 9: Hồ Chí Minh đã mở đầu bản Tuyên ngôn của mình bằng:

  1. Một câu chuyện về lịch sử
  2. Một tấm gương anh hùng cứu nước
  3. Một trích dẫn văn bản
  4. Đi thẳng vào vấn đề

Câu 10: Tuyên ngôn đọc lập cùng thể loại với những tác phẩm nào sau đây?

  1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  2. Nhật kí chìm tàu
  3. Lời than vãn của bà Trưng Trắc
  4. Vi hành
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Dòng nào nói đúng về giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập?

  1. Là áng văn chính luận trong sáng mẫu mực với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, hùng hồn đanh thép, lời văn trong sáng giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân súc tích, hình ảnh thấm đẫm cảm xúc có sức lay động sâu xa.
  2. Là áng văn chính luận trong sáng mẫu mực với hệ thống luận điểm chật chẽ, lí lẽ sắc sảo, hùng hồn đanh thép, lời văn trong sáng giản dị mà súc tích, hình ảnh sáng tạo, gợi cảm có sức lay động sâu xa.
  3. Là áng văn chính luận trong sáng mẫu mực với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, hùng hồn đanh thép, lời văn trong sáng giản dị mà súc tích, hình ảnh thấm đẫm cảm xúc có sức thuyết phục và lay động sâu xa.
  4. Là áng văn chính luận trong sáng mẫu mực với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ uyển chuyển, mềm mại, lời văn trong sáng giản dị mà súc tích, hình ành thấm đẫm cảm xúc có sức lay động sâu xa.

Câu 2: Dòng nào nói đúng về giá trị lịch sử của bản Tuyẻn ngôn Độc lập?

  1. Là một văn kiện lịch sử vô giá, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới việc chấm dứt chế độ phong kiến ngự trị từ ngàn đời ở Việt Nam. Là mốc son chói lọi đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của một nước Việt Nam mới.
  2. Là một văn kiện lịch sử vô giá, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam. Là mốc son chói lọi khẳng định ý thức tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam.
  3. Là một văn kiện lịch sử vô giá, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam. Là mốc son chói lọi đánh dấu kỉ nguyên mới của một nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  4. Là một văn kiện lịch sử vô giá, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam. Là mốc son chói lọi đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của một nước Việt Nam mới.

Câu 3: Hồ Chí Minh nói: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa” nhằm khẳng định:

  1. Pháp đã thua Nhật.
  2. Nước ta liên quan chặt chẽ với Nhật.
  3. Nước ta không còn quan hệ gì với thực dân pháp, thực dân Pháp không còn một đặc quyền, đặc lợi nào trên đất Việt Nam.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 4: Dòng nào đã thể hiện sự đóng góp đầy ý nghĩa của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới?

  1. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
  2. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
  3. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhân những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
  4. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta.

Câu 5: Hồ Chủ Tịch trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của cách mạng Pháp nhằm mục đích gì?

  1. Nhằm phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc, đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
  2. Suy rộng và nâng cao vấn đề để khẳng định quyền của dân tộc mình bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp.
  3. Người trân trọng những danh ngôn bất hủ và cũng kiên quyết nhắc nhở họ đừng có vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại.
  4. Xây dựng cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc mình.

Câu 6: Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai? “Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình”.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 7: Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  1. Kinh tế
  2. Chính trị
  3. Văn hóa
  4. Xã hội

Câu 8: Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]” (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

  1. “nhân đạo và chính nghĩa”
  2. “dân chủ và tiến bộ xã hội”
  3. “luật pháp và công lí”
  4. “lẽ phải và công lí”

Câu 9: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  1. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
  2. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  3. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
  4. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 10: Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
  2. Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
  3. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
  4. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng cuộc sống tự do, độc lập là vì:

  1. Vì không ai có quyền được xâm lược đất nước của dân tộc khác.
  2. Vì dân tộc Việt Nam đã chịu nhiều đau khổ, đã anh dũng đấu tranh cho tự do, độc lập, nêu cao tinh thần nhân đạo bác ái.
  3. Vì bất cứ ai cũng có quyền được hưởng cuộc sống sung sướng.
  4. Một dân tộc đã bị áp búc và sống trong đau khổ quá lâu.

Câu 2: Phương án nào được lựa chọn vào chỗ trống để có một đoạn văn hoàn chỉnh: “Nước Việt Nam có quyền /.../ tự do và độc lập, và /.../ đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả /.../ và /.../, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

  1. Hưởng/ sự thật/ tinh thần/ lực lượng
  2. Được/ sự thật/ tinh thần/ lực lượng
  3. Hưởng/ thực tế/ tinh thần/ lực lượng
  4. Được/ thực tế/ tinh thần/ lực lượng

Câu 3: Kết thúc “Tuyên ngôn Độc lập” Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Nội dung lời tuyên bố ấy có ý nghĩa như thế nào?

  1. Kêu gọi đấu tranh
  2. Kêu gọi hòa bình
  3. Khẳng định quyền tự do và độc lập, quyết tâm bảo vệ giữ vững sự tự do và nền độc lập ấy
  4. Khẳng định sự tự do
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Theo anh chị, tại sao trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh lại trình bày dẫn chứng của phần nói về 5 năm từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1945 lại dài hơn dung lượng dẫn chứng của phần nói về 80 năm đất nước ta chịu xiềng xích thực dân ?

  1. Vì ở đoạn trước, tội ác của thực dân Pháp được nêu một cách khái quát chứ không cụ thể như phần sau, mà phần nào cụ thể thì cần có nhiều dẫn chứng để minh họa hơn.
  2. Vì người dân đều đã thấm thía nỗi đau của kẻ mất nước, điều họ cần là sự củng cố niềm tin vào quyền độc lập của dân tộc và sức mạnh để giữ vững quyền độc lập ấy.
  3. Vì 5 năm ấy, đất nước ta trải qua nhiều biến cố lịch sử quan trọng hơn nhiều so với quãng thời gian 80 năm trước đó và Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia vào những biến cố này.

Câu 2: Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người?

  1. Được ví như một bản hùng ca khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.
  2. Đây là áng văn chính luận trong sáng mẫu mực, có sức ảnh hưởng lớn bao gồm các văn bản của các nước.
  3. Mang xu hướng cách mạng tiến bộ, có cảm hứng đấu tranh tích cực
  4. Vì là một văn kiện lịch sử vô giá, ngoài giá trị lớn lao, bản Tuyên ngôn còn chứa đựng một tình cảm của Hồ Chí Minh được thể hiện qua lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực tiêu biểu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay