Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 14: ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN ĐÌNH THI)

(25 CÂU)

TRẮC NGHIỆM

  1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Bài thơ “Đất nước” được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong khoảng thời gian nào?

  1. 1948 – 1954
  2. 1948 – 1955
  3. 1948 – 1956
  4. 1948 – 1957

Câu 2: Bài thơ “Đất nước” được đưa vào tập thơ nào dưới đây?

  1. Dòng sông xanh
  2. Tia nắng
  3. Người chiến sĩ
  4. Bài thơ Hắc Hải

Câu 3: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Đình Thi

  1. Ông sinh năm 1924
  2. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
  3. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình.
  4. Ông từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam

Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về bài thơ Đất Nước?

  1. Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là Sáng mát trong như sáng năm xưa và bài thơ Đêm mít tinh, phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955
  2. Được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ
  3. Bài thơ là những chiêm nghiệm của tác giả về chiều dài lịch sử từ những năm đất nước được hình thành.
  4. Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.

Câu 5: Địa danh nào sau đây được nhắc đến trong bài thơ?

  1. Hà Nội
  2. Huế
  3. Sài Gòn
  4. Nha Trang

Câu 6: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 7: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  1. Thơ năm chữ
  2. Thơ bảy chữ
  3. Thơ lục bát
  4. Thơ tự do

Câu 8: Cho hai câu thơ:

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ

Câu 9: Hoạt động nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi nổi bất nhất ở lĩnh vực nào?

  1. Viết văn
  2. Làm thơ
  3. Soạn nhạc
  4. Viết phê bình văn học

Câu 10: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù?

  1. “Những đêm dài hành quân nung nấu”
  2. “Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa”

  1. “Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nòi”

  1. Tất cả các đáp án trên
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ “Đất nước” thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

  1. Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
  2. Vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.
  3. Đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.
  4. Tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Câu 2: Trong thơ “Đất nước” khi nói về mùa “thu nay” chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc ?

  1. Phố phường Hà Nội.
  2. Núi đồi chiến khu Việt Bắc.
  3. Miền đồi núi xa xôi
  4. Ở một nơi không xác định

Câu 3: Bức tranh mùa thu trong hoài niệm được tác giả tái hiện như thế nào?

  1. Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng của mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn.
  2. Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng, vắng bóng người, vắng cả âm thanh. Cảnh vật bình dị, dân dã, khung cảnh ấy thường hiển hiện mỗi độ thu về trên những làng quê, đi vào tâm thức con người.
  3. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về bài thơ “Đất Nước”?

  1. Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là “Sáng mát trong như sáng năm xưa” và bài thơ “Đêm mít tinh”, phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955
  2. Được đưa vào tập thơ “Người chiến sĩ”
  3. Bài thơ là những chiêm nghiệm của tác giả về chiều dài lịch sử từ những năm đất nước được hình thành
  4. Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.

Câu 5: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hình ảnh người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết:

  1. “Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới”

  1. “Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
  2. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may”

  1. “Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Câu 6: Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”

  1. Đất nước chìm trong máu và nước mắt
  2. Đất nước bật lên nỗi căm hờn
  3. Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Đất nước”?

  1. Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo
  2. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc
  3. Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ
  4. Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo

Câu 8: Giá trị nội dung của bài thơ “Đất nước” là gì?

  1. Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng. Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
  2. Thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân.
  3. Nhân dân ta làm ra đất nước. Thức tỉnh tinh thần dân tộc.

Câu 9: Hình ảnh nào sau đây có trong bài “Đất nước” thể hiện điểm khác biệt khi cảm nhận về mùa thu của Nguyễn Đình Thi so với các những thơ khác?

  1. Thềm nắng lá rơi đầy
  2. Xao xác hơi may
  3. Phố dài xao xác
  4. Nói cười thiết tha

Câu 10: Hình tượng về mùa thu được nhắc đến trong bài thơ có nét đặc sắc nào?

  1. Gợi nỗi nhớ thu xưa với không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ, hương cốm mới.
  2. Gợi lại nỗi nhớ trong cảnh thu xưa là người giã từ quê hương ra đi kháng chiến.
  3. Gợi ra một mùa thu đẹp, gợi cảm nhưng có chút buồn hắt hiu, vắng lặng.
  4. Tất cả đều đúng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua các sáng tác nổi bật những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi có đặc điểm gì?

  1. Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
  2. Phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
  3. Những truyện không có cốt truyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Trong bài “Đất nước”, nhà thơ nguyễn Đình Thi có viết:

Nước chúng ta,

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

  1. Hai dòng thơ cuối của bài thơ trên cho ta thấy lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, những người dũng cảm, chưa bao giờ biết khuất phục, những người chưa bao giờ mất, những người suốt mãi với thời gian. Và nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam chúng ta.
  2. Hai câu thơ như lời dạy bảo gửi gắm đến người đọc người nghe, tác giả nói lên những suy ngẫm về đất nước và dân tộc. Lời thơ vang lên như một tuyên ngôn về Tổ quốc và dáng đứng Việt Nam trong trường kì lịch sử
  3. Hai câu thơ là lời khuyên răn, dạy bảo nhắn nhủ con cháu ngẩng cao đầu đi tới để bảo vệ và xây dựng đất nước hùng cường bền vững đến muôn đời. Âm điệu thơ trầm hùng thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

Câu 3: Cho câu thơ sau:

“Những đêm dài hành quân nung nâu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

Ý nghĩa tu từ của các từ: nung nấu, bồn chồn trong câu thơ trên

  1. Gợi hình ảnh đất nước đau thương, bì quân thù giày xép trong chiến tranh
  2. Gợi vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, hòa cùng nỗi nhớ thương tình yêu riêng tư cá nhân.
  3. Gợi hình ảnh người ra đi buồn bã, đầy nỗi thớ thương những cũng đầy cương quyết.
  4. Gợi lại nỗi nhớ đau xót về một đất nước đau thương của người giã từ quê hương ra đi kháng chiến.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhận xét nào đúng nhất về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi?

  1. Câu thơ có độ dài ngắn tương đối phù hợp với phong cách thơ của tác giả, ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc, sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ.
  2. Các câu thơ dài ngắn xen kẽ, cách lựa chọn hình ảnh sinh động, biểu cảm, nhịp điệu linh hoạt đã giúp Nguyễn Đình Thi dựng được bức tượng đài về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng - là sự kết tinh lớn lao của tình yêu nồng thắm, của tinh thần chiến đấu mãnh liệt và khát vọng hòa bình sâu thẳm.
  3. Xét về độ dài ngắn của các câu thơ gần như là rất logic và phù hợp. Hình ảnh đất nước gợi lên trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn. Nghệ thuật đặc sắc trong các câu thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình, gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn ngoại” trong 2 câu thơ dưới đây và chọn đáp án đúng nhất:

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về”

(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)

  1. Tức là lời ít ý nhiều. Hai dòng thơ muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc).
  2. Là nói ít gợi nhiều. Phần “Thi tại ngôn ngoại” trong hai câu thơ chỉ: Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ ngàn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh, nó không ồn ào vang động, mà gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông.
  3. Là ý thơ ở ngoài lời thơ. Phần “Thi tại ngôn ngoại” trong hai câu thơ chỉ: Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc nhở. Thể hiện sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực, niềm tự hào cho thế hệ hiện tại trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp xâm lược

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay