Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Tuyên ngôn độc lập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Tuyên ngôn độc lập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 3: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (PHẦN MỘT: TÁC GIẢ)

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thể loại nào không có trong di sản văn học của Hồ Chí Minh :

  1. Văn chính luận
  2. Thơ
  3. Tiểu thuyết chương hồi

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

  1. 1930
  2. 1923
  3. 1911
  4. 1912

Câu 3: Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. “Vi hành”
  2. “Pari”
  3. “Con người biết mùi hun khói”
  4. “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Câu 4: Khi sáng tác báo chí và văn chương, Hồ Chí Minh luôn đặt ra những câu hỏi nào?

  1. Viết cho ai?
  2. Viết để làm gì?
  3. Cách viết thế nào?
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 5: Những tác phẩm nào sau đây không phải là của Hồ Chí Minh?

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp
  2. Nhân đạo
  3. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
  4. Đồng tâm nhất trí

Câu 6: Tác phẩm của Hồ Chí Minh được viết bằng các thứ văn tự nào?

  1. Tiếng Anh, Tiếng Pháp
  2. Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Hán văn
  3. Tiếng Pháp, Hán văn
  4. Tiếng Pháp, Hán văn, tiếng Việt

Câu 7: Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn học như thế nào?

  1. Lớn lao về tầm vóc
  2. Phong phú, đa dạng về thể loại
  3. Lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại, đặc sắc về nội dung sáng tác và phong cách sáng tạo
  4. Mới lạ độc đáo trong cách thể hiện

Câu 8: Theo đánh giá chung, thể loại nào là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh?

  1. Truyện kí
  2. Thơ ca
  3. Văn chính luận
  4. Kịch

Câu 9: Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.
  2. Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.
  3. Giàu tính luận chiến.
  4. Giọng điệu uyển chuyển.

Câu 10: Bài thơ nào dưới đây không thuộc tập thơ “Nhật kí trong tù”?

  1. Chiều tối
  2. Tặng Bùi Công
  3. Vãn cảnh
  4. Giải đi sớm
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  1. Đa dạng mục đích sáng tác.
  2. Đa dạng trong quan điểm sáng tác.
  3. Đa dạng các thể loại.
  4. Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Câu 2: Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật”
  2. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
  3. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc
  4. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.

Câu 3: Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương, nhưng thực tế, người đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn, vì sao như vậy?

  1. Vì nhiệm vụ cách mạng yêu cầu
  2. Vì hoàn cảnh thôi thúc
  3. Do tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc
  4. Cả ba lí do trên

Câu 4: Ý nào không đúng khi nói vè quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. Người xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng
  2. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học
  3. Người coi văn học là một hình thức giải trí, hướng tới sự lãng mạn, bay bổng
  4. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Câu 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong các phương án sau để điền vào dấu ba chấm

trong dòng văn nói về phong cách nghệ thuật Hồ Chi Minh “hàng trăm /.../

giàu tình đời, tinh người, chứa chan thi vị”

  1. Văn chính luận
  2. Bài thơ
  3. Truyện ngắn
  4. Những vở kịch

Câu 6: Nhận định nào sau đây không được Hồ Chí Minh phát biểu để nói về quan điểm sáng tác của mình?

  1. “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực...”
  2. “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
  3. “Miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”
  4. “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?”, “Viết như thế nào?”

Câu 7: Thể loại nào của Hồ Chí Minh được coi là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng?

  1. Văn chính luận hiện đại
  2. Thơ ca tuyên truyền
  3. Truyện và kí
  4. Kịch

Câu 8: Chọn từ ngữ thích hợp trong các phương án sau để điền vào dấu ba chấm

trong dòng văn nói về phong cách nghệ thuật Hồ Chi Minh “Những /.../

giàu chất sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và ý tưởng”

  1. Áng văn chính luận
  2. Bài thơ
  3. Truyện ngắn
  4. Những vở kịch

Câu 9: Nhận định nào dưới đây không nói lên phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

  1. Có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại
  2. Chú ý khám phá cuộc sống và con người ở phương diện văn hóa thẩm mỹ
  3. Truyện và kí hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén
  4. Văn chính luận ngắn gọn súc tích, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp

Câu 10: Danh hiệu nào sau đây là xứng đáng nhất với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?

  1. Nhà thơ lớn của thế kỉ XX
  2. Nhà văn lớn của thế kỉ XX
  3. Nhân vật nổi tiếng của thi ca nhân loại
  4. Danh nhân văn hóa thế giới

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Truyện ngắn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc được viết dựa trên cơ sở nào?

  1. Một câu chuyện có thật khi Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc), giải về nước để xử tử
  2. Một câu chuyện có thật khi Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giải về nước để xử tử.
  3. Một câu chuyện có thật khi thực dân Pháp cử Varen, đảng viên Đảng Xã hội Pháp sang gặp để dụ hàng Phan Bội Châu
  4. Truyện không có thật, chỉ là hư cấu của tác giả

Câu 2: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh giống nhau ở điểm nào?

  1. Đều được đánh giá là hình tượng nghệ thuật phong phú.
  2. Đều được đánh giá là những văn bản "Văn sử bất phân".
  3. Đều được đánh giá là những áng "Thiên cổ hùng văn".
  4. Đều khẳng định chủ quyền đất nước, là kim nam châm chỉ phương cho nhân dân ta dựng và giữ nước.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về văn chương Hồ Chí Minh?

A.Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.

B.Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.

C.Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc mối quan hệ giữa chính trị và văn học.

  1. Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Trong “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”, Bác viết:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,

Mây gió trăng hoa tuyết núi sông;

Nay ở trong thơ nên có chất Thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Phương án nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất cách hiểu về “Chất thép” được nêu trong quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

  1. Là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng.
  2. Là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca
  3. Là tính chiến đấu của văn nghệ sĩ.
  4. Là tinh thần tiên phong của người chiến sĩ.

Câu 2: “Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp” (Vi hành, Nguyễn Ái Quốc). Có thể diễn ý của tác giả trong câu văn sao cho chặt chẽ, sáng rõ, khúc chiết nhất?

  1. Nếu như trước đây, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.
  2. Nếu từ trước đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì từ giờ về sau, đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.
  3. Thời trước, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.
  4. Cho đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay