Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Đò Lèn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Đò Lèn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 16: ĐÒ LÈN

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Nguyễn Duy?

  1. Ánh trăng
  2. Hoa trên đá
  3. Mẹ và em
  4. Đãi cát tìm vàng

Câu 2: Tiểu thuyết nào dưới đây là của tác giả Nguyễn Duy?

  1. Lấy nhau vì tình
  2. Số đỏ
  3. Trúng số độc đắc
  4. Khoảng cách

Câu 3: Thể thơ của bài thơ “Đò Lèn”:

  1. Thơ 5 chữ
  2. Thơ 6 chữ
  3. Thơ 7 chữ
  4. Thơ tự do

Câu 4: Bài thơ “Đò lèn” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1983
  2. 1984
  3. 1985
  4. 1986

Câu 5: Bài thơ “Đò lèn” gợi nhắc em nhớ đến tình cảm bà-cháu được thể hiện trong bài thơ nào của nhà thơ Bằng Việt?

  1. Tiếng gà trưa
  2. Ánh trăng
  3. Bếp lửa
  4. Mùa xuân nho nhỏ

Câu 6: Câu 11: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 7: Nguyễn Duy từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với chùm thơ nào sau đây?

  1. Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, Đãi cát tìm vàng.
  2. Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em.
  3. Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam.
  4. Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Ánh trăng.

Câu 8: Những trò chơi tuổi thơ nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ “Đò Lèn”?

  1. Bắt chim
  2. Trộm nhãn
  3. Câu cá
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy?

  1. Có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.
  2. Trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm
  3. Giàu chất sử thi, chất anh hùng và chất chính luận.
  4. Hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta và ở đó ta thấy được sự lắng kết những giá trị vĩnh hằng.

Câu 10: Những địa danh trong kí ức tuổi thơ của tác giả được nhắc tới trong 3 khổ thơ đầu của bài thơ?

  1. Đền Cây Thị, cống Na, , Bình Lâm, Ba Trại, Đồng Giao, Quán Cháo, chùa Trần
  2. Chợ Bình Lâm, đền Cây Thị, đền Sòng, chùa Trần.
  3. Đồng Quan, đền Cây Thị , Đồng Giao, Đồng Quan, chùa Trần, Quán Thơ
  4. Đồng Quan, Chợ Bình Lâm, Đồng Giao, đền Sòng, Cây Thi, Đồng Giao
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ “Đò lèn” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Khi nhà thơ đi công tác, ông nhớ về quê hương của mình, nhớ về những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu
  2. Trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu
  3. Khi nhà thơ tham gia kháng chiến, nhớ về quê hương và người bà của mình
  4. Khi nhà thơ sống và công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, ông nhớ về quê hương và người bà của mình, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời ấu thơ.

Câu 2: Giá trị nội dung của bài thơ Đò Lèn:

  1. Gợi lên những kí ức đẹp đẽ về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần
  2. Bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất
  3. Sự ân hận của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Ý nào chính xác nhất về cách thể hiện tình cảm của Nguyễn Duy với bà?

  1. Tác giả kể lại những kỉ niệm thiêng liêng về tình cảm bà – cháu
  2. Tác giả nhắc lại những ngày tháng bà và cháu cùng trải qua gian khổ.
  3. Tác giả tự trách mình khi chưa đền đáp được công ơn nuôi dưỡng của bà. Đó là sự hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua.
  4. Tác giả nhớ đến bà với những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm và tình thương vô hạn bà dành cho cháu.

Câu 4: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn:

  1. Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh của dân gian, hòa quyện giữa tính dân gian và phong vị cổ điển
  2. Vận dụng sáng tạo các thành ngữ và hình ảnh dân gian
  3. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi.
  4. Thơ giàu chất suy tưởng

Câu 5: Hai khổ thơ đầu bài thơ “Đò Lèn”, Nguyễn Duy đã tái hiện lại:

  1. Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý cùng với những kỉ niệm tuổi thơ của chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.
  2. Sau khi trở về quê hương người cháu cảm nhận được sự thay đổi của quê hương, xứ sở.
  3. Hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ, những trò nghịch với lũ bạn vô tư hồn nhiên.
  4. Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.

Câu 6: Những câu thơ nào dưới đây tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý của tác giả Nguyễn Duy?

  1. A. “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan”

  1. “bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đếm hàn”

  1. “thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở gà Lèn”

  1. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Nội dung chính của bài thơ Đò Lèn là:

  1. Gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn.
  2. Diễn tả sự ân hận, xót xa của người cháu đối với người bà đã khuất.
  3. Hồi ức về tuổi thơ của Nguyễn Duy.
  4. Nỗi cơ cực, tần tảo, vất vả của người bà trong những năm đói kém.

Câu 8: Cách nhìn nhận về tuổi thơ của Nguyễn Duy có gì khác so với các nhà thơ khác?

  1. Thi vị hóa hiện thực.
  2. Bay bỗng, lãng mạn.
  3. Thành thực, thẳng thắn, tự nhiên, đậm chất hiện thực.
  4. Mộc mạc, quê mùa.

Câu 9: Qua những vần thơ trong bài “Đò lèn” hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả được hiện lên là người như thế nào?

  1. Lam lũ, tần tảo, hiền lành, đôn hậu, giàu đức hi sinh
  2. Lam lũ, tần tảo, hiền lành, đôn hậu, giàu lòng thương người
  3. Vui vẻ, vô tư, hiền lành, đôn hậu, giàu đức hi sinh
  4. Lam lũ, tần tảo, hiền lành, đôn hậu.

Câu 10: Ý nào sau đây không thể hiện tình cảm của người cháu khi nghĩ về bà?

  1. Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà
  2. Yêu thương, tôn kính, tri ân sâu sắc đối với bà
  3. Sự ân hận, ngậm ngùi, đau xót muộn màng
  4. Vô tư, hồn nhiên, trong sáng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Anh/ chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân thông qua bài thơ “Đò lèn” – Nguyễn Duy?

  1. Phải biết yêu thương những người thân yêu của mình trước khi đã muộn. Biết nâng niu, nhớ ơn về nguồn gốc, quê hương và gia đình mình.
  2. Phải biết cách sống sao cho tuổi thơ thật đẹp với những trò nghịch tuổi thơ với bạn bè. Không quên nhớ về quê hương xứ sở và gia đình
  3. Bài học về nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình khi nhớ về bà và quê hương.
  4. Mỗi người đọc đều có thể tìm thấy ở đó những kỉ niệm, những cảm xúc, trải nghiệm, suy ngẫm của chính mình…

Câu 2: Vì sao hình ảnh người bà trong bài thơ “Đò lèn” có sức ám ảnh, cuốn hút với người đọc?

  1. Vì câu thơ giàu cảm xúc, hình ảnh chân thực, khiến cho đọc giả thấy được tuổi thơ của mình trong từng câu chữ.
  2. Vì vẻ đẹp chân thực bình dị, gần gũi và tình cảm của nhà thơ... Mỗi người đọc đều có thể tìm thấy ở đó những kỉ niệm, những cảm xúc, trải nghiệm, suy ngẫm của chính mình…
  3. Câu thơ giàu sức tạo hình làm cho người đọc cảm nhận được khung cảnh quen thuộc làm sống dậy cả một thời quá khứ…

Câu 3: Trong bài Đò Lèn, tác giả chỉ viết hoa một từ mở đầu mỗi khổ thơ. Theo anh/ chị, cách trình bày đó nhằm mục đích gì?

  1. Gợi nhớ những kỉ niệm một cách xúc động khó phai mờ của tác giả
  2. Cảm xúc tâm trạng của tác giả khi nói về những kí ức của tuổi thơ
  3. Cho thấy sự liền mạch và dòng cảm xúc tuôn trào của tác giả
  4. Tái hiện lại những suy nghĩ của tác giả về bà
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Anh/chị cảm nhận như thế nào về đoạn thơ:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

  1. Đoạn thơ trên gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu: thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quê hương và nỗi nhớ bà tha thiết.
  2. Những dòng kí ức về tuổi thơ gắn với những kỉ niệm quê ngoại của Nguyễn Duy đã gợi ra một miền quê cơ cực, từng phải chịu bao tàn phá đau thương bởi bom đạn của chiến tranh.
  3. Gợi lên những kí ức đẹp đẽ về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần
  4. Sự ân hận của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.

Câu 2: Xác định và chỉ ra mô hình cấu tạo của cụm tính từ sau:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”

  1. thập thững (TTN) những đêm hàn (PS)
  2. cơ cực (TTN) thế (PS)
  3. gánh (TTN) chè xanh (PS)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay