Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Tây Tiến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Tây Tiến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 10: TÂY TIẾN

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
  2. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
  3. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.
  4. Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Câu 2: Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?

  1. 1947
  2. 1948
  3. 1949
  4. 1950

Câu 3: Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

  1. Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
  2. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.
  3. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.
  4. Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

Câu 4: Tên gọi nào sau đây đã từng được dùng để đặt tên cho bài thơ “Tây Tiến”?

  1. Lên Tây Tiến
  2. Nhớ Tây Tiến
  3. Tây Tiến ơi!
  4. Tây Tiến kỉ niệm

Câu 5: Tác phẩm nào sau đây không phải của Quang Dũng?

  1. Rừng biển qua hương
  2. Mây đầu ô
  3. Gương mặt hồ Tây
  4. Mưa Thuận Thành

Câu 6: Bài thơ “Tây Tiến” sau này được đưa vào tập thơ nào của Quang Dũng?

  1. Mây đầu ô
  2. Nhà đồi
  3. Rừng biển quê hương
  4. Đường lên Châu Thuận

Câu 7: Căn cứ vào nội dung có thể chia bài thơ làm mấy phần ?

  1. Hai phần
  2. Ba phần
  3. Bốn phần
  4. Năm phần

Câu 8: Thông tin nào sau đây không đúng về đoàn quân Tây Tiến?

  1. Tây tiến là đơn vị quan đội thành lập đầu năm 1946
  2. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến từ Châu Mai - Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía tây Thanh Hóa
  3. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội
  4. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hà Bắc thành lập trung đoàn 52

Câu 9: Dòng nào sau đây là thông tin đúng về thời gian, địa điểm sáng tác bài thơ Tây Tiến?

  1. Phù Lưu Chanh/1947
  2. Phú Lưu Chanh/1948
  3. Liên khu 3/1947
  4. Liên khu 3/1948

Câu 10: Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ Tây Tiến là?

  1. Nỗi buồn sâu lắng
  2. Tình đống chí, đồng đội thiết tha
  3. Nỗi nhớ da diết
  4. Niềm tự hào
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thiên nhiên Tây Bắc trong Tây Tiến của Quang Dũng có đặc điểm gì?

  1. Hùng vĩ, hoang sơ hiểm trở, dữ dội bí ẩn; bất ngờ hiện ra vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn.
  2. Kì vĩ, rực rỡ tráng lệ.
  3. Bình dị mà nên thơ, dữ dội mà lãng mạn
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Nội dung dưới đây khi nói về hình ảnh những người lính Tây Tiến đi hành quân ở đoạn thơ thứ nhất đúng hay sai?

“Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ Tây Tiến

  1. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta
  2. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến
  3. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến
  4. Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người lính đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 4: Đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến (từ câu 1 – câu 14) đã khắc họa nội dung là:

  1. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ.
  2. Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ
  3. Hình tượng người lính Tây Tiến
  4. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Câu 5: Quang Dũng đã dùng những thủ pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc?

  1. Hình ảnh thơ, từ ngữ đẹp gợi cảm, gợi nhiều liên tưởng.
  2. Sáng tạo những hình ảnh tân kì, táo bạo.
  3. Xây dựng những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa.
  4. Từ láy giàu giá trị tạo hình, nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh thơ mộng, gợi nhiều hơn tả.

Câu 6: Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?

  1. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
  2. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
  3. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Nhân vật trung tâm trong đêm lửa trại ở đoạn thơ thứ hai là ai?

  1. Người lính Tây Tiến
  2. Hình ảnh ngọn đuốc
  3. “Em”, các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
  4. Những cô gái người lính Tây Tiến gặp gỡ trên đường hành quân.

Câu 8: Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”

  1. Không gian của dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng
  2. Không gian với ánh sáng lung linh của lửa đuốc
  3. Không gian núi rừng Tây Bắc
  4. Không gian ban đêm

Câu 9: Câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” được hiểu như thế nào?

  1. Đường lên Tây Tiến thăm thẳm, chia phôi, đường lên Tây Tiến xa xôi, vời vợi
  2. Tô đậm bầu không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề cổ kim: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại
  3. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc
  4. Tình quân dân gắn bó chứ đầy lời hẹn ước

Câu 10: Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” nói được điều gì?

  1. Người lính Tây Tiến hi sinh trong sự thiếu thốn.
  2. Sự thật, người lính Tây Tiến hi sinh trong sự thiếu thốn, nhưng bằng cách nói ấy, Quang Dũng đã ngợi ca sự hi sinh thầm lặng của những người lính trẻ xả thân vì Tổ quốc.
  3. Quang Dũng đã khẳng định sự hi sinh vì Tổ quốc của những người lính trẻ là sự hi sinh cao cả và sang trọng.
  4. Tất cả các ý trên

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Lựa chọn thông tin đúng cho vị trí /.../ trong câu văn: “Những mĩ từ đầy giá trị tạo hình /.../ đã diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc”

  1. Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời
  2. Chơi vơi, thăm thẳm, heo hút cồn mây
  3. Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, gầm thét
  4. Thăm thẳm, heo hút, gầm thét, cồn mây

Câu 2: Câu thơ: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:

  1. Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.
  2. Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
  3. Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.
  4. Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.

Câu 3: Những dòng thơ sau gợi lên điều gì của núi rừng Tây Bắc?

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

  1. Khắc nghiệt của thời tiết núi rừng Tây Bắc
  2. Khó khăn vì bệnh sốt rét rừng
  3. Thiên nhiên núi rừng đầy thú dữ ghê rợn
  4. Địa hình trắc trở, hiểm nguy
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các nội dung sau theo trình tự xuất hiện của nó trong bài thơ:

1) Những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan

2) Lời ước hẹn với Tây Tiến khi nhà thơ phải rời xa đơn vị

3) Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ qua núi rừng Tây Bắc

4) Bức chân dung về người lính Tây Tiến

  1. 1-2-3-4
  2. 2-1-4-3
  3. 3-1-4-2
  4. 4-1-3-2

Câu 2: Bài thơ “Tây Tiến” giúp bạn hiểu thêm gì về hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

  1. Hiểu thêm về cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy hi sinh, mất mát của họ
  2. Hiểu thêm về tâm hồn, ước mơ, lí tưởng của họ trong cuộc kháng chiến
  3. Lí giải được phần nào sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược,...
  4. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay