Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 4: GÌN GIỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Sự trong sáng của tiếng Việt có những biểu hiện là:

  1. Là không pha tạp những yếu tố lai căng, pha tạp trong khi vẫn dung nạp những yếu tố tích cực
  2. Giữ những phẩm chất đẹp đẽ của tiếng việt nhưng cũng cần vay mượn để làm tăng lên từ vựng và phong phú trong ngữ pháp của tiếng việt.
  3. Biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  1. Tiếng Hán
  2. Tiếng Pháp
  3. Tiếng Anh
  4. Tiếng Nga

Câu 3: Ý nào không đúng khi sử dụng từ mượn?

  1. Không được lạm dụng từ vay mượn.
  2. Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ thì mới có giá trị. 
  3. Những từ nào tiếng ta đã có thì không dùng từ mượn.
  4. Dùng thêm nhiều từ mượn để làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt

Câu 4: Phát biểu sau đây là của ai?

“Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ ... Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài...”.

  1. Đặng Thai Mai
  2. Phạm Văn Đồng
  3. Hồ Chí Minh
  4. Trường Chinh

Câu 5: Sự trong sáng của tiếng Việt gắn liền với những phẩm chất nào?

  1. Giản dị và chân thật
  2. Phong phú và đa dạng
  3. Giàu có và đẹp đẽ
  4. Kiểu cách và duyên dáng

Câu 6: Việc sử dụng tiếng Việt của hai tầng lớp chủ yếu nào đã tạo nên sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt?

  1. Trí thức và nông dân
  2. Quan lại và trí thức
  3. Quần chúng nhân dân và các nhà văn, nhà thơ
  4. Nông dân và tầng lớp quan lại

Câu 7: Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai?

  1. Học sinh
  2. Giáo viên
  3. Nhà ngôn ngữ học
  4. Toàn xã hội

Câu 8: Tìm từ thích hợp để điền vào câu sau đây: “Tha ra thì cũng may đời / làm ra mang tiếng con người ......”

  1. Nhỏ nhoi
  2. Nhỏ nhẻ
  3. Nhỏ nhen
  4. Nhỏ nhẹ

Câu 9: Từ nào sau đây thích hợp để sử dụng trong câu sau: “Bạn ấy được /.../ vào ban trung tâm lớp 12A”

  1. Đề bạt
  2. Đề cử
  3. Đề nghị
  4. Đề đạt

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không thể thay từ ngữ nước ngoài bằng từ thuần Việt?

  1. Microsoft Prower Point là một phần mềm hỗ trợ trình chiếu rất tiện dụng.
  2. Tôi mơ ước có một chiếc laptop của riêng mình.
  3. Số lượng người sử dụng Computer ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng.
  4. Chủ nhật này chúng mình cùng đi shopping nhé!
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ nước ngoài thay cho từ thuần việt?

  1. Tôi phải vào toilet một chút.
  2. Ca sĩ có nhiều fan hâm mộ nhất hiện nay là ai?
  3. Cô ấy đã trở thành ca sĩ thần tượng của tuổi teen
  4. Lập trình viên là một nghề hot nhất hiện nay.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây thuộc nhiệm vụ chuẩn hóa Tiếtng Việt?

  1. Những chuẩn mực chung về phát âm và chính tả.
  2. Những chuẩn mực chung về từ ngữ và ngữ pháp.
  3. Những chuẩn chung về phong cách.
  4. Cả 3 nội dung trên

Câu 3: Cách viết hoa tên người, tên địa danh của các dân tộc ít người và tiếng nước ngoài là

  1. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và có gạch nối
  2. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và không có gạch nối
  3. Viết hoa chữ cái đầu tiên và không có gạch nối
  4. Viết hoa chữ cái đầu tiên và có gạch nối

Câu 4: Cách viết hoa tên địa danh trong tiếng Việt là:

  1. Viết hoa chữ cái đầu tiên
  2. Viết hoa toàn bộ chữ cái đầu trong tất cả các âm tiết
  3. Viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối
  4. Viết hoa toàn bộ các chữ cái đầu âm tiết và có gạch nối

Câu 5: Cách viết hoa tên riêng của người trong tiếng Việt là:

  1. Viết hoa phần tên
  2. Viết hoa phần họ và tên
  3. Viết hoa phần tên và đêm
  4. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu trong họ-đệm-tên

Câu 6: Trong các câu văn sau, câu văn nào trong sáng:

  1. Phố xá im re trong những ngày đông giá lạnh.
  2. Chúng tôi vô cùng happy với kế hoạch tổ chức sinh nhật của lớp vào cuối tuần này.
  3. Chúng tôi vô cùng thương tiếc và biết ơn sự hi sinh của các chiến sĩ cảnh sát.
  4. Giờ phút này đây, chúng tôi vô cùng cảm xúc trước nghĩa cử hi sinh cao đẹp của các chiến sĩ cảnh sát.

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ một cách kì quặc, quái dị của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay?

  1. Do xu hướng lai căng, xính ngoại, thích “hiện đại”, thích được thể hiện cá tính của giới trẻ.
  2. Do việc tiếp xúc thường xuyên với cách sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện của những bài viết không chuẩn mực trên mạng.
  3. Do cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ học sinh như: nói tục, chửi bậy, dùng từ, đặt câu không đúng nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 8: Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào?

  1. Ngữ âm – chính tả; Từ vựng – ngữ pháp
  2. Ngữ âm – chính tả; Từ vựng – ngữ pháp; Phong cách ngôn ngữ
  3. Nghe – Nói – Đọc – Viết
  4. Ngôn ngữ - Kết cấu ngữ pháp – Hệ thống từ vựng

Câu 9: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.” Lời phát biểu trên là của ai? Mối quan hệ giữa hai câu trong lời phát biểu đó là mối quan hệ gì?

  1. Người nói: Bác Hồ, quan hệ: nhân quả
  2. Người nói: Phạm Văn Đồng, quan hệ: nhân quả
  3. Người nói: Bác Hồ, quan hệ: nhượng bộ
  4. Người nói: Chế Lan Viên, quan hệ: nhân quả

Câu 10: Tại sao có thể nói: “Biết yêu và quý trọng tiếng Việt chính là biểu hiện của lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước”?

  1. Vì tiếng Việt là một thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc
  2. Vì tiếng Việt là một công cụ giao tiếp rất quan trọng của người Việt
  3. Vì tiếng Việt rất giàu và đẹp, là chất liệu quan trọng của văn học
  4. Vì tiếng Việt có 1 lịch sử phát triển rất lâu dài, gian khổ

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1:  Câu nào sau đây mắc lỗi về quan hệ nghĩa?

  1. Hiện nay mạng lưới điện đã phủ khắp thôn xóm.
  2. Mẹ mua cho em chiếc váy rất đẹp trong ngày sinh nhật.
  3. Tay nó cầm quyển sách, bước vội ra sân.
  4. Sự cố gắng ấy đã đem lại cho anh những kết quả đáng khích lệ.

Câu 2: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong khi nói hoặc viết, ý nào sau đây không phù hợp?

  1. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
  2. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp
  3. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp.
  4. Tiếp thu và sử dụng những yếu tố ngôn ngữ từ nước ngoài để khẳng định bản thân

Câu 3: “Bạn chờ đợi gì trong ngày Valentine – một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất?”

Trong câu văn trên, có thể thay thế từ mượn bằng từ nào trong tiếng Việt cho phù hợp?

  1. Ngày lễ Tình yêu
  2. Ngày lễ Gia đình
  3. Ngày lễ Hôn nhân
  4. Ngày lễ Hạnh phúc

Câu 4: Cho câu văn: “Khi biết tin thi đỗ vào đại học, mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới”. Cách sửa câu văn mắc lỗi sau như thế nào?

  1. Khi biết tin thi đỗ vào đại học, tôi được mẹ mua cho một cái máy tính mới.
  2. Mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới khi biết tin thi đỗ vào đại học.
  3. Khi biết tin tôi thi đỗ vào đại học, tôi được mẹ mua cho một cái máy tính mới.
  4. Khi biết tin tôi thi đỗ vào đại học, mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nối từ ở cột A với ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Mặc cả

a. Tưởng nhớ người đã khuất trong tư thế nghiêm trang

2. Mặc cảm

b. Nghĩ rằng mình thua kém người khác và buồn day dứt

3. Mặc niệm

c. Im lặng, tỏ ra mình không liên quan đến việc đó

4. Mặc nhiên

d. Trả giá, thêm bớt từng đồng để mua được rẻ

  1. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d
  2. 1-a; 2-c; 3-d; 4-c
  3. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c
  4. 1-d; 2-c; 3-a; 4-b

Câu 2: Nối từ ở cột A với ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Trung gian

a. Tầng lớp giữa trong xã hội

2. Trung lưu

b. Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già

3. Trung niên

c. Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật

4. Trung lập

d. Đứng giữa hai bên đối lập, không theo, không phụ thuộc bên nào

  1. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c
  2. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d
  3. 1-c; 2-d; 3-b; 4-a
  4. 1-d; 2-a; 3-c; 4-b

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay