Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Việt Bắc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Việt Bắc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 11 - 12: VIỆT BẮC (TÁC GIẢ + TÁC PHẨM)

( 40 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1:  Quê hương của nhà thơ Tố Hữu ở?

  1. Hà Tĩnh
  2. Quảng Bình
  3. Thừa Thiên-Huế
  4. Nghệ An

Câu 2: Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  1. Gia đình nông dân
  2. Gia đình sĩ phu yêu nước
  3. Gia đình công chức
  4. Gia đình Nho học

Câu 3: Bài thơ “Theo chân Bác” được in trong tập thơ nào của nhà thơ Tố Hữu?

  1. Việt Bắc
  2. Ra trận
  3. Một tiếng đờn
  4. Máu và hoa

Câu 4: Đánh giá sau đây về nhà thơ Tố Hữu đúng hay sai?

“Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng”.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 5: “Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng” là:

  1. tên của 3 bài thơ của Tố Hữu
  2. tên của 3 phần trong tập thơ “Từ ấy”
  3. tên của 3 tập thơ của Tố Hữu
  4. tên của 3 giai đoạn sáng tác thơ Tố Hữu

Câu 6: Nét phong cách nghệ thuật nào sau đây là của Tố Hữu?

  1. Chất tài hoa uyên bác
  2. Nét hào hoa, thanh lịch, giàu chất mộng mơ
  3. Chất suy tưởng, triết lí
  4. Giọng trữ tình, tâm tình ngọt ngào, đằm thắm, chấn thành

Câu 7: Tập thơ “Ra trận” được sáng tác vào thời kì nào?

  1. Thời kì khang chiến chống Pháp
  2. Thời kì kháng chiến chống Pháp thành công.
  3. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
  4. Thời kì đất nước dành được độc lập, thống nhất hai miền.

Câu 8: Những yếu tố nào trong tiểu sử và cuộc đời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành hồn thơ Tố Hữu?

  1. Gia đình (cha mẹ), quê hương xứ Huế (thiên nhiên nên thơ, giàu truyền thống văn hoá)
  2. Được học tập và tiếp xúc với văn học Pháp và trào lưu văn học xã hội chủ nghĩa của thế giới
  3. Đến với lí tưởng cộng sản và phong trào cách mạng cùng lúc với việc bắt đầu sáng tác thơ
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9: Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng trình tự thời gian sáng tác của các tập thơ đó?

  1. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
  2. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
  3. Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Máu và hoa, Gió lộng.
  4. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.

Câu 10: Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  1. Sử dụng thể thơ dân tộc
  2. Sử dụng cách nói của dân gian
  3. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng
  4. Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 11:  Bài thơ “Việt Bắc” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn
  2. Lục bát
  3. Thất ngôn bát cú
  4. Song thất lục bát

Câu 12: Bài thơ “Việt Bắc” sử dụng lối đối đáp giao duyên của:

  1. Đồng dao
  2. Câu đối
  3. Ca dao dân ca

Câu 13: “Việt Bắc” sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

  1. Ta – ta
  2. Mình – ta
  3. Anh – em
  4. Mình – mình

Câu 14: Vị trí của đoạn trích trong bài thơ “Việt Bắc” là:

  1. Nằm trong phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
  2. Nằm trong phần đầu của tác phẩm (gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc)
  3. Nằm trong giữa tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)
  4. Nằm trong phần cuối tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến)

Câu 15: Thông tin nào sau đây là đúng về bài thơ "Việt Bắc"?

  1. Là bài thơ mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".
  2. Là bài thơ nằm ở phần mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".
  3. Nằm ở phần giữa của tập thơ "Việt Bắc".
  4. Nằm ở phần cuối của tập thơ "Việt Bắc".

Câu 16: Con người “Việt Bắc” trong nỗi nhớ của nhà thơ Tố Hữu có đặc điểm gì?

  1. Mạnh mẽ, phóng khoáng, hồn hậu.
  2. Trẻ trung, gan góc, thuỷ chung với cách mạng.
  3. Cần cù, khéo léo và thuỷ chung nghĩa tình.
  4. Người lao động giản dị mà giàu khát vọng.

Câu 17: Trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

  1. Nhớ người yêu
  2. Nhớ cha mẹ
  3. Nhớ bạn bè
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  1. Ẩn dụ
  2. Hoán dụ
  3. So sánh
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Bài "Việt Bắc" mang đặc điểm nào sau đây?

  1. Trữ tình-đạo đức
  2. Sử thi-trữ tình
  3. Sử thi-đạo đức
  4. Sử thi - dân gian

Câu 20: Điều gì đã làm nên cấu tứ độc đáo cho “Việt Bắc”?

  1. Lối hát đối ví dặm Nghệ Tĩnh.
  2. Lối hát đối quan họ.
  3. Lối đối đáp của ca dao dân ca.
  4. Tất cả các ý trên.
  1. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Tính dân tộc thể hiện trong thơ Tố Hữu với đặc điểm nào?

  1. Phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới.
  2. Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc như
  3. Từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Vì sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

  1. Luôn nói về cái ta chung của dân tộc bằng giọng thơ ân tình thương mến.
  2. Luôn hướng vào các sự kiện lịch sử lớn laọ của dân tộc, các chặng đường thơ gắn bó song hành với các chặng đường cách mạng của dân tộc.
  3. Bài thơ đầu tiên của Tố Hữu là tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ tuổi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
  4. Bài thơ của Tố Hữu là tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản, lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Câu 3: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

  1. Nội dung thơ là những vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc ta.
  2. Viết hay về các vùng đất xa xôi của Tổ quốc.
  3. Nói lên khát vọng cao đẹp, phẩm chất của con người Việt Nam.
  4. Thể thơ (lục bát, thất ngôn), cách nói dân gian và phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

Câu 4: Dòng nào nói đầy đủ nhất về phong cách thơ Tố Hữu?

  1. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, giàu tính dân tộc.
  2. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, giàu hình ảnh biểu tượng.
  3. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, giọng ân tình thương mến, giàu tính dân tộc.
  4. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

Câu 5: Một trong những chuyển biến quan trọng của thơ Tố Hữu ở tập thơ “Việt Bắc” là:

  1. Tạo ra một cái tôi trữ tình mới - người thanh niên cộng sản
  2. Chuyển từ cái tôi trữ tình tác giả sang thể hiện hình tượng cái tôi trữ tình quần chúng kháng chiến
  3. Tập trung vào hai mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước
  4. Thay vào sự sôi nổi, trẻ trung là những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ trước cuộc đời

Câu 6: Bài thơ “Việt Bắc” được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

  1. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
  2. Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
  3. Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.
  4. Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới

Câu 7: Đáp án nào không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ “Việt Bắc”:

  1. Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi
  2. Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc
  3. Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt
  4. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Câu 8: Giá trị nội dung của bài thơ “Việt Bắc” là:

  1. Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa
  2. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc
  3. Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9:

1. Mùa xuân

2. Mùa hè

3. Mùa đông

4. Mùa thu

E. Hoa chuối đỏ tươi

F. Trăng rọi hoà bình

G. Rừng phách đổ vàng

H. Mơ nở trắng rừng

  1. 1-E; 2-F; 3-G; 4-H
  2. 1-E; 2-F; 3-H; 4-G
  3. 1-H; 2-G; 3-E; 4-F
  4. 1-F; 2-E; 3-G; 4-H

Câu 10: “Việt Bắc” là bài thơ đậm đà tính dân tộc bởi những yếu tố nào?

  1. Nhịp thơ uyển chuyển cân xứng hài hoà, dễ thuộc, dễ nhớ
  2. Sử dụng sáng tạo đại từ Ta - Mình đưa người đọc vào không gian của kỉ niệm ân tình.
  3. Giai điệu trữ tình nghe tha thiết ngọt ngào như âm hưởng của lời ru.
  4. Phát huy thế mạnh của thơ lục bát, cấu tứ của ca dao, nhạc điệu của tiếng Việt, phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

Câu 11: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người ở “Việt Bắc” (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

  1. Thu - Đông - Xuân - Hạ.
  2. Đông - Xuân - Hạ - Thu.
  3. Xuân - Hạ - Thu - Đông.
  4. Hạ - Thu - Đông - Xuân

Câu 12: Nỗi nhớ da diết vào giờ phút chia tay đã gợi về những hình ảnh nào của cuộc sống, thiên nhiên Việt Bắc?

  1. Trăng đầu núi, nắng chiều, bản làng mờ trong khói, bếp lửa hồng, bóng dáng người thương.
  2. Nắng ban mai, trăng đầu núi, bản làng mờ trong sương sớm, bếp lửa.
  3. Trăng đầu núi, nắng hạ, bản làng mờ trong khói, bếp lửa hồng, bóng dáng người thương.
  4. Trăng đầu núi, nắng xuân, bản làng mờ trong khói, bếp lửa hồng, bóng dáng người thương.

Câu 13: Dòng nào nói đúng vai trò của Việt Bắc với kháng chiến, với cách mạng?

  1. Việt Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.
  2. Việt Bắc là đầu não, là căn cứ địa vững chắc của kháng chiến.
  3. Việt Bắc là nơi hội tụ niềm tin hi vọng của người Việt Nam yêu nước.
  4. Việt Bắc là đầu não, là căn cứ địa vững chắc của kháng chiến và Việt Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.

Câu 14: Ý nào chưa nói đúng về âm thanh của cảnh “Việt Bắc” trong nỗi nhớ của người kháng chiến được thể hiện trong bài thơ?

  1. Tiềng mõ từng chiều.
  2. Chày đêm nện cối.
  3. Tiếng suối như tiếng hát ân tình.
  4. Tiếng ve kêu.

Câu 15: Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” nói lên điều gì?

  1. Sự luyến tiếc giữa chàng trai miền xuôi và cô gái Việt Bắc khi chia tay nhau
  2. Thể hiện tình đồng chí keo sơn, gắn bó, sự sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn trong bom đạn
  3. Sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng)
  4. Tất cả các đáp án trên

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong bài “Việt Bắc”, sau 8 dòng thơ mở đầu là mạch thơ hoài niệm (nhớ) về “mười lăm năm ấy” theo trật tự nào dưới đây?

  1. Đầu tiên là hoài niệm về thời tiền khởi nghĩa; tiếp đó là nhớ những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp.
  2. Đầu tiên là nhớ về những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp; rồi nỗi nhớ tiếp tục lùi xa về những kỉ niệm của thời tiền khởi nghĩA.
  3. Có sự đan xen nỗi nhớ về 2 thời kì tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp.
  4. Khởi đầu là nỗi nhớ chung về cả 2 thời kì; sau đó nhớ về thời kháng chiến; rồi lùi xa hơn về thời tiền khởi nghĩa.

Câu 2: Chữ “nhớ” trong bài thơ đã được tác giả Tố Hữu sử dụng như thế nào và đạt hiệu quả ra sao?

  1. Điệp từ “nhớ” khẳng định con người, cuộc sống, thiên nhiên Việt Bắc đã lắng thành kỉ niệm, thành nỗi nhớ không thể phai mờ.
  2. Trở đi, trở lại nhiều lần đã khiến nỗi nhớ cứ cồn cào, da diết trong lòng người.
  3. Điệp từ “nhớ” khẳng định cảnh vật con người hiện lên từ nỗi nhớ chứ không phải từ hiện thực.
  4. Trở đi, trở lại nhiều lần đã khiến nỗi nhớ cứ cồn cào, da diết trong lòng người. Điệp từ “nhớ” khẳng định con người, cuộc sống, thiên nhiên Việt Bắc đã lắng thành kỉ niệm, thành nỗi nhớ không thể phai mờ.

Câu 3: Bước chuyển biến rõ rệt nhất trong sáng tác của Tố Hữu từ tập thơ “Việt Bắc” trở đi so với “Từ ấy” là gì?

  1. Vận dụng thể thơ truyền thống, đậm màu sắc dân tộc vào sáng tác.
  2. Từ cái “tôi” trữ tình ở tập “Từ ấy” đến “Việt Bắc” thơ Tố Hữu đã hướng về hình tượng quần chúng cách mạng.
  3. Thể hiện tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng mạnh mẽ.
  4. Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc hơn.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

“Áo chào đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”

Cách ngắt nhịp của câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” có gì lạ, nghệ thuật ngắt nhịp đó có gì đặc sắc?

  1. Cách ngắt nhịp 2/3; 2/3/3 diễn tả sự luyến tiếc giữa chàng trai miền xuôi và cô gái Việt Bắc khi chia tay nhau.
  2. Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 nhịp thơ uyển chuyển cân xứng hài hoà, diễn tả sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, một cách thân tình trong cử chỉ của kẻ đi người ở.
  3. Cách ngắt nhịp 3/2; 3/3/2 thể hiện tình đồng chí keo sơn, gắn bó, sự sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn trong bom đạn.
  4. Cách ngắt nhịp 4/3; 2/3/3 giai điệu trữ tình nghe tha thiết ngọt ngào, thể hiện sự gắn bó thắm thiết, son sắc thuỷ chung, không nỡ rời xa.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được sử dụng trong câu thơ trên?

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

  1. Tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (10/1954)
  2. Thời gian tượng trưng, không phải thời gian xác định
  3. “Truyện Kiều” có câu “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình” Nguyễn Du nói về thời gian Thúy Kiều và Kim Trọng xa cách. Tố Hữu tiếp nhận cách dùng thời gian này là để chỉ sự gắn bó dài lâu.
  4. Quãng thời gian Tố Hữu tham gia cách mạng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay