Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Tiếng hát con tàu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Tiếng hát con tàu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 15: TIẾNG HÁT CON TÀU

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả Chế Lan Viên tên thật là:

  1. Phan Ngọc Hoan
  2. Nguyễn Kim Thành
  3. Nông Văn Quỳnh
  4. Nguyễn Duy Nhuệ

Câu 2: Giai đoạn nào tác giả Chế Lan Viên tạm thời ngừng sáng tác?

  1. 1945 – 1954
  2. 1945 – 1958
  3. 1954 – 1975
  4. 1975 – 1989

Câu 3: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về phong cách thơ tác giả Chế Lan Viên:

  1. Chế Lan Viên mang khuynh hướng trữ tình- chính trị
  2. Thơ Chế Lan Viên đậm đà tính dân tộc
  3. Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng suy tưởng - triết lí

Câu 4: Ý nào sau đây không chính xác về tiểu sử của Chế Lan Viên?

  1. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật.
  2. Mười bảy tuổi đã là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
  3. Tham gia Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.
  4. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây chính xác về nhà thơ Chế Lan Viên?

  1. Có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.
  2. Gây được ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà tha thiết, sâu lắng mà tài hoa.
  3. Có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.
  4. Có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn.

Câu 6: Tác phẩm thơ nào dưới đây không phải của tác giả Chế Lan Viên?

  1. Điêu tàn
  2. Suối và biển
  3. Gửi cách anh
  4. Ánh sáng và phù sa

Câu 7: Bố cục bài thơ “Tiếng hát con tàu” gồm:

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 8: Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút ra từ tập thơ nào?

  1. Ánh sáng và phù sa
  2. Hoa ngày thường , chim báo bão
  3. Những bài thơ đánh giặc
  4. Đối thoại mới

Câu 9: Bài thơ “Tiếng hát con tàu” ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1954 – 1960.
  2. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958 – 1960.
  3. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1960 – 1965.
  4. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1965 – 1970.

Câu 10: Trong khổ thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

"Con gặp lại nhân dân như nai về suối

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh "con tàu" trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên không phải là:

  1. Biểu tượng cho sự ra đi thật nhanh hướng về phía trước.
  2. Hình ảnh thực về con tàu đi lên Tây Bắc.
  3. Biểu tượng cho khát vọng đi xa, đến với những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân, đất nước.
  4. Tâm hồn của nhà thơ với ước vọng tìm về ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

Câu 2: Nội dung sau đúng hay sai?

“Nhan đề Tiếng hát con tàu là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ”

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Giá trị nội dung của bài thơ “Tiếng hát con tàu” là:

  1. Bài thơ là khúc tình ca về cách mạng,về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
  2. Bài thơ thể hiện một cái nhìn mới mẻ: Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao khát vọng và công sức của nhân dân. Đất nước là của nhân dân
  3. Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

Câu 4: Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” có câu:

"Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương"

Hiểu như thế nào là đúng nhất về hình ảnh "Mẹ yêu thương" trong hai câu thơ trên?

  1. Đó là người mẹ Tây Bắc đã nuôi dưỡng nhà thơ khi đau yếu.
  2. Đó là nhân dân, đất nước.
  3. Đó là mẹ của nhà thơ.
  4. Đó là "người mẹ" tượng trưng của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo.

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên) là

  1. Thể hiện lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
  2. Ngợi ca cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc.
  3. Ngợi ca vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 6: Thông qua hình ảnh “con tàu”, tác giả thể hiện mong muốn gì?

  1. Khát vọng chinh phục thiên nhiên.
  2. Khát vọng được góp sức xây dựng đất nước.
  3. Khát vọng được trở về với quá khứ tươi đẹp.
  4. Khát vọng lên đường và niềm mong ước được đến với mọi miền đất nước.

Câu 7: Ý nghĩa của bốn câu thơ sau đây:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”

  1. Là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn khi được đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc. Khẳng định vẻ đẹp của nhữnh vùng đất ở miền xa xôi của Tổ quốc.
  2. Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.
  3. Thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

Câu 8: Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"  gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

  1. "Đất" mang tâm hồn cố nhân.
  2. Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).
  3. "Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9: Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên?

  1. Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.
  2. Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
  3. Đó chính là nhà thơ.
  4. Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.

Câu 10: Cử chỉ, hành động nào thật cảm động mà Chế Lan Viên đã nhớ đến khi nghĩ về anh du kích Tây Bắc?

  1. Chia sẻ phần cơm ít ỏi của mình trong những ngày bị địch bao vây.
  2. Che chắn cho đồng đội khi công đồn.
  3. Trao lại chiếc áo nâu một đời vá rách.
  4. Đêm rét chung chăn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Từ nội dung bài thơ “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên. Nối cột A với cột B sao cho thích hợp với bố cục của bài:

A

B

1. “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

...

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”

a) Khúc hát trên đường

2. “Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

...

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”

b) Khát vọng về với nhân dân

3. “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?

...

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”

c) Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường

  1. 1-c; 2-b; 3-a
  2. 1-c; 2-a; 3-b
  3. 1-b; 2-c; 3-a
  4. 1-a; 2-b; 3-c

Câu 2: Cho đoạn thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” sau và chọn đáp án đúng nhất:

“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".

Từ "Mẹ" trong đoạn thơ trên đang chỉ ai? Đâu là giá trị của từ "mẹ" trong đoạn thơ trên?

  1. Tây Bắc - Ý chỉ Tây Bắc là nơi đầu nguồn của Tổ Quốc, là mảnh đất thiêng liêng cao cả.
  2. Nhân dân Tây Bắc - Tây Bắc là mảnh đất mẹ mà Chế Lan Viên đang khao khát để được trở về.
  3. Người mẹ của tác giả - Người mà tác giả luôn nhớ về đang sinh sống ở mảnh đất Tây Bắc.

Câu 3: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hoá những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”

Bốn câu thơ trên là lời đề từ của bài thơ “Tiếng hát con tàu”, hãy xác định vị trí và tác dụng của nó trong tác phẩm?

  1. Phần mở đầu của tác phẩm - là một hình thức, kết cấu đặc biệt trong phong cách thơ của Chế Lan Viên
  2. Phần mở đầu của tác phẩm - là tâm tư tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ một cách rõ nét nhất để người đọc thấy được cảm xúc của mình.
  3. Phần mở đầu của tác phẩm - là một chỉ dẫn để khám phá tác phẩm, nhằm khái quát ý nghĩa của toàn bài thơ, mở ra nội dung và những tâm tư tình cảm của tác giả.
  4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tập thơ nào sau đây của Chế Lan Viên thể hiện hành trình tư tưởng và tâm hồn của người nghệ sĩ "đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", "từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người"?

  1. Hoa trên đá
  2. Hoa ngày thường, chim báo bão
  3. Ánh sáng và phù sa
  4. Đối thoại mới

Câu 2: Đáp án thể hiện câu thơ mang tính chất suy tưởng, triết lí mà tác giả Chế Lan Viên đã thể hiện và ý nghĩa của câu thơ đó:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hóa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

  1. “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”! Mỗi mảnh đất khi con người gắn bó dù không là quê hương đều là một phần máu thịt, một phần tâm hồn mà tác giả muốn thể hiện.
  2. “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ / Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương”. Câu hỏi tu từ thể hiện sự gắn bó tha thiết, sâu nặng của nhà thơ đối với mảnh đất Tây Bắc.
  3. “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Câu thơ diễn tả tình yêu của nhà thơ đối với những miền đất đã đi qua.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay