Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Sóng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Sóng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 17 : SÓNG

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Sóng”:

  1. Thơ năm chữ
  2. Thơ sáu chữ
  3. Thơ bảy chữ
  4. Thơ tự do

Câu 2: Chọn đáp án đúng về tác giả Xuân Quỳnh:

  1. Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
  2. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
  3. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại
  4. Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Xuân Quỳnh:

  1. Hoa dọc chiến hào
  2. Gió Lào cát trắng
  3. Bầu trời vuông
  4. Hoa cỏ may

Câu 4: Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào dưới đây?

  1. Hoa dọc chiến hào
  2. Gió Lào cát trắng
  3. Hoa cỏ may
  4. Tự hát

Câu 5: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
  2. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
  3. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
  4. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 6: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Điền Điền năm bao nhiêu?

  1. 1964
  2. 1965
  3. 1966
  4. 1967

Câu 7: Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

A.“Anh” và “em”

  1. “Sóng” và “anh”
  2. “Sóng” và “em”
  3. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Dòng nào không phù hợp với thi sĩ Xuân Quỳnh?

  1. Là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm.
  2. Là một trong những cây bút tiêu biểu của thơ trẻ chống Mỹ.
  3. Thơ tình yêu hồn nhiên mà giàu trực cảm, vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư.
  4. Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc.

Câu 9: Bài thơ “Sóng” có thể được chia làm mấy phần

  1. 3 phần
  2. 4 phần
  3. 5 phần
  4. 6 phần

Câu 10: Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

  1. Anh.
  2. Sóng.
  3. Tự hát.
  4. Thuyền và biển
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Mở đầu khổ thơ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  1. Sóng và biển
  2. Sóng và Người con gái trong tình yêu
  3. Sóng và Chàng trai trong tình yêu
  4. Sóng và sông

Câu 2: Sóng và tâm hồn người phụ nữ đang yêu có những nét tương đồng nào?

  1. Luôn ồn ào, sôi nổi với ý chí phải về tới đích.
  2. Luôn dịu êm và dạt dào sâu lắng.
  3. Lúc êm dịu, lúc sôi nổi mãnh liệt, lúc ồn ào dữ dội.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Sóng là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh, hình tượng nghệ thuật ấy được gợi lên từ những yếu tố nào?

  1. Hình ảnh sóng xất hiện liên tiếp trong suốt bài thơ.
  2. Từ nhan đề.
  3. Nhan đề, âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng của bài thơ, hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Trong 2 câu thơ “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” Xuân Quỳnh đã đạt được điều gì?

  1. Diễn tả chân thực, xúc động nỗi nhớ cháy bỏng trong cõi lòng của người phụ nữ đang yêu.
  2. Khẳng định em luôn nhớ tới anh ở cả mơ và thực.
  3. Khẳng định em luôn nhớ tới anh ở mọi lúc mọi nơi.
  4. Làm nổi bật nỗi nhớ da diết trong ý thức, trong tiềm thức của người phụ nữ đang yêu.

Câu 5: Đứng trước sự bao la của đại dương, vĩnh hằng của vũ trụ, Xuân Quỳnh khát khao điều gì?

  1. Khát vọng mình được bất tử cùng đại dương.
  2. Có tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung.
  3. Được hoá thân vào những con sóng, để tình yêu được bất tử.
  4. Giữ mãi tình yêu sôi nổi, bồi hồi trong trái tim tuổi trẻ.

Câu 6: Dòng nào không nói lên vẻ đẹp của hình tượng “sóng”?

  1. Là hình tượng ẩn dụ cho trái tim người phụ nữ đang yêu.
  2. Là hình tượng nghệ thuật đẹp, xác đáng rất phù hợp để thể hiện sức sống và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
  3. Là sự hoá thân của em, là biểu tượng cho tâm hồn người con gái - một kiểu của cái Tôi trữ tình nhập vai.
  4. Là tiếng nói của một trái tim yêu đời tha thiết nhưng luôn mang nỗi ám ảnh về thời gian.

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất về kết cấu của Sóng?

  1. Kết cấu trên cơ sở nhận thúc tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng: em và sóng. Cấu trúc song hành tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ.
  2. Cấu trúc song hành tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ.
  3. Cấu trúc dựa trên hành trình vận động của sóng biển.
  4. Kết cấu trên cơ sở nhận thúc tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng: em và sóng.

Câu 8: Xuân Quỳnh muốn thể hiện điều gì ở câu thơ “Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”?

  1. Vì sông quá chật hẹp, sóng không thể ào ạt xô bờ.
  2. Chỉ khi ra với miền bao la vô tận, con sóng - tâm hồn người phụ nữ đang yêu mới thật sự tìm thấy mình.
  3. Khát vọng về sự lớn lao của sóng là khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu: dứt khoát giã từ khuôn khổ chật hẹp để tìm đến với miền bao la vô tận. Chỉ khi ra với miền bao la vô tận, con sóng - tâm hồn người phụ nữ đang yêu mới thật sự tìm thấy mình.
  4. Khát vọng về sự lớn lao của sóng là khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu: dứt khoát giã từ khuôn khổ chật hẹp để tìm đến với miền bao la vô tận.

Câu 9: Trước dòng chảy của thời gian, tác giả đã xác định thái độ sống như thế nào?

  1. Sống hết mình, sống mãnh liệt để vượt qua thời gian hữu hạn của đời người.
  2. Buồn bã, chán nãn bỏ mặc mọi thứ.
  3. Sống gấp, sống vội vàng để chạy đua với thời gian.
  4. Hoà mình vào vũ trụ để được bất tử.

Câu 10: Hình tượng chủ đạo của bài thơ được thể hiện đặc biệt như thế nào?

  1. Sóng và em tuy hai mà một, lúc phân đôi để soi chiếu, khi hoà nhập để cộng hưởng lan toả.
  2. Sóng và em tuy hai mà một, lúc phân đôi để soi chiếu, khi hoà nhập để cộng hưởng lan toả. Hai hình tượng luôn đan cài quấn quýt, cùng tồn tại song song từ đầu đến cuối bài thơ để nhằm soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả mãnh liệt hơn, sâu sắc, thấm thía hơn khát vọng tình yêu.
  3. Sóng và em tuy hai mà một luôn đan cài khăng khít để thể hiện tình yêu chung thuỷ duy nhất.
  4. Hai hình tượng luôn đan cài quấn quýt, cùng tồn tại song song từ đầu đến cuối bài thơ để nhằm soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả mãnh liệt hơn, sâu sắc, thấm thía hơn khát vọng tình yêu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

A

B

1. “Dữ dội và dịu êm

...

Bồi hồi trong ngực trẻ”

a) Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu

2. “Trước muôn trùng sóng bể

...

Khi nào ta yêu nhau”

b) Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái

3. “Con sóng dưới lòng sâu

...

Dù muôn vàn cách trở”

c) Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu

4. “Cuộc đời tuy dài thế

...

Để ngàn năm còn vỗ”

d) Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

  1. 1-a; 2-d; 3-c; 4-b
  2. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a
  3. 1-c; 2-a; 3-b; 4-c
  4. 1-d; 2-b; 3-a; 4-d

Câu 2: Hai nhà thơ tình yêu Xuân Quỳnh và Xuân Diệu có nét tương đồng là gì?

  1. Nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian và ý thức sâu sắc về thời gian hữu hạn của đời người.
  2. Khát khao được dâng hiến cho tình yêu.
  3. Sôi nổi, nồng nàn, mãnh liệt.
  4. Ý thức yêu chân thành, thuỷ chung.

Câu 3: Xác định nhịp điệu trong đoạn thơ sau:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

  1. 2/3; 2/2/1
  2. 3/3; 1/1/3
  3. 3/2; 3/1/1
  4. 2/3; 1/2/2
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đoạn thơ dưới đây thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh?

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

  1. Khẳng định một điều có tính quy luật về sự tồn tại bất diệt của khát vọng tình yêu trong trái tim người con gái
  2. Tác giả diễn tả các cung bậc của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới mới về tình yêu
  3. Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. Tình yêu mãi là khát vọng muôn đời của con người, nhất là đối với tuổi trẻ

Câu 2: Lí giải lí do vì sao khi nói đến tình yêu, Xuân Quỳnh lại tra hỏi về “sóng-gió” ?

  1. Tác giả gửi gắm ý nghĩa: phải vượt qua sóng gió mới có được tình yêu lớn lao của biển cả.
  2. Tác giả đưa ra lời khuyên dành cho tuổi trẻ về tình yêu: Yêu càng nhiều thì những suy nghĩ về tình yêu càng thêm lớn lao như sóng và gió.
  3. Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng của tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
  4. Vì nhà thơ muốn gửi bức thông điệp: bước vào tình yêu là bước vào sóng gió.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay