Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Chiếc thuyền ngoài xa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Chiếc thuyền ngoài xa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 29 - 30: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

( 40 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1:  Địa danh nào dưới đây là quê hương Nguyễn Minh Châu?

  1. Nghệ An
  2. Thanh Hóa
  3. Quảng Bình
  4. Quảng Ngãi

Câu 2: Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc thế hệ nào?

A.Trưởng thành từ trước cách mạng.

  1. Trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  2. Trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
  3. Trưởng thành từ sau năm 1975.

Câu 3: Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:

  1. Lãng mạn, trữ tình
  2. Tự sự - triết lí đậm nét
  3. Trữ tình chính trị
  4. Đậm đà màu sắc dân tộc

Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Minh Châu?

  1. Dấu chân người lính
  2. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
  3. Bến quê
  4. Truyện và kí

Câu 5: Thông tin nào sau đây về Nguyễn Minh Châu là chưa chính xác?

  1. Xuất thân trong một gia đình nông dân.
  2. Vào bộ đội khi đang học dở cấp bA.
  3. Là nhà văn thành công chủ yếu ở thể loại truyện ngắn và thơ.
  4. Năm 2000 ông được tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật.

Câu 6: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm nào?

  1. 1990
  2. 1987
  3. 1983
  4. 1981

Câu 7: Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” ban đầu được in trong tập truyện nào?

  1. Bến quê
  2. Người đàn bà trên chuyền tàu tốc hành
  3. Cỏ lau
  4. Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 8: Tập truyện ngắn “Bến quê” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1984
  2. 1985
  3. 1986
  4. 1987

Câu 9: Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?

  1. Trữ tình – chính trị
  2. Triết lí
  3. Tự sự
  4. Tự sự - triết lí

Câu 10: Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là:

  1. Nhân vật Phùng
  2. Nhân vật Đẩu
  3. Nhân vật người đàn bà
  4. Nhân vật Phát

Câu 11: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nghệ sĩ Phùng đã có mấy phát hiện?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 12: Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

  1. Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
  2. Công việc của một người nhiếp ảnh.
  3. Cuộc sống của người dân chài ven biển
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Tình huống truyện của “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc tình huống

  1. Tình huống hành động
  2. Tình huống tâm trạng
  3. Tình huống thái độ
  4. Tình huống nhận thức

Câu 14: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh biểu tượng cho:

  1. tình yêu cái đẹp và bản chất cuộc sống
  2. mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống
  3. vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc sống
  4. cái thật và cái giả trong đời sống

Câu 15: Điền tiếp từ còn thiếu vào dấu ba chấm  [...] trong câu văn sau: “một vẻ đẹp thực đơn giản và [...] khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào”

  1. cuốn hút
  2. kì thú
  3. toàn bích
  4. sống động
  1. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Trong phần đầu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc gì?

  1. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
  2. Đau thắt trái tim, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
  3. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
  4. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện.

Câu 2: Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng là gì?

  1. Một bức tranh về cuộc sống gia đình ngang trái đằng sau một bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ.
  2. Một vụ án mạng.
  3. Một cảnh khôi hài.
  4. Một bức tranh đẹp ngỡ ngàng.

Câu 3: Thái độ của người nghệ sĩ Phùng khi chứng kiến bức tranh cuộc sống thô bạo, đầy nghịch lí?

  1. Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào
  2. Trong mấy phút đầu, kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn.
  3. Tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự toàn thiện.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Từ câu chuyện về bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh đó, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

  1. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận nghệ thuật
  2. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận con người
  3. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người
  4. Bài học úng đắn về bạo lực gia đình

Câu 5: Nguyên nhân người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án huyện:

  1. Đi theo thằng Phác – con trai mình, tố giác chồng hành hung
  2. Chạy trốn trận đòn của chồng
  3. Đi nộp đơn xin li dị người chồng vũ phu
  4. Theo lời mời của chánh án Đẩu

Câu 6: Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án, thái độ của chánh án Đẩu thế nào?

  1. Thương xót và thông cảm
  2. Tức giận và thất vọng
  3. Nghiêm nghị và đầy suy nghĩ
  4. Dửng dưng và không quan tâm

Câu 7: Ở tòa án, khi chánh án Đẩu nhắc tới thằng Phác, người đàn bà hàng chài đã có phản ứng thế nào?

  1. bật khóc khi nghe chánh án Đẩu nhắc tới thằng con.
  2. bật dậy, chạy ra khỏi tòa án.
  3. chỉ im lặng, cúi đầu và không nói gì.
  4. phản ứng mạnh mẽ với vị chánh án.

Câu 8: Nguyên do nào mà người vợ đã khước từ lời của vị chánh án khuyên chị li hôn chồng để không bị đánh đập?

  1. Vì người vợ vẫn còn rất yêu chồng.
  2. Vì người vợ cần phải có một người đàn ông để chèo chống làm ăn nuôi nấng đàn con nhỏ.
  3. Vì người vợ cảm thấy cần phải có một người đàn ông cho đỡ cô đơn.
  4. Vì người chồng hăm dọa không cho li dị.

Câu 9: Tại sao người đàn bà lại nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu?

  1. gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.
  2. chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con.
  3. trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 10: Cuộc đời nhân vật “người vợ” có những đặc điểm gì?

  1. Chỉ toàn khổ nhục, không có chút gì vui vẻ.
  2. Chưa bao giờ vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ.
  3. Cũng có lúc vui, nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no.
  4. Vui nhất là lúc được chồng đối xử ân cần.

Câu 11: Thằng Phác tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền điều gì?

  1. Nó sẽ khiến ông bố của nó phải khổ sở.
  2. Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.
  3. Nó sẽ không bao giờ tha thứ cho bố nó.
  4. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 12: Xây dựng nhân vật người vợ, nhà văn chú ý tô đậm nhất phương diện nào sau đây?

  1. Sự cần cù, chăm chỉ.
  2. Sự hi sinh, bao dung, nhân hậu.
  3. Sự nhẫn nhục, cam chịu.
  4. Đức thủy chung

Câu 13: Chi tiết nào sau đây chưa chính xác về nhân vật “người chồng” ?

  1. Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền.
  2. Khuôn ngực trần, vạm vỡ cháy nắng.
  3. Mái tóc vuốt ngược, rẽ ra hai bên.
  4. Hai con mắt đầy vẽ độc dữ.

Câu 14: Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

  1. Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy
  2. Vì người chồng sợ các con can thiệp
  3. Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh
  4. Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ

Câu 15: Nhân vật người đàn ông hàng chài hiện lên là một người như thế nào?

  1. Nho nhã, yêu thương vợ con
  2. Là người chồng vũ phu, độc ác
  3. Thô kệch nhưng sống có tình thương, trách nhiệm
  4. Là người vô tích sự

Câu 16: Đoạn “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như... việc thấu hiểu các lẽ đời.. mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” nói lên điều gì?

  1. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy bóng dáng của biết bao phụ nữ khác bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
  2. Một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy bóng dáng của biết bao phụ nữ khác bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
  3. Một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông.
  4. Người đàn bà làng chài cố tình giấu nỗi đau đớn của mình.

Câu 17: Lời giải thích nào sau đây là thỏa đáng nhất với hành vi của người đàn bà: sau khi được con trai cứu khỏi đòn roi của chồng, chị "ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy" ?

  1. Vì vừa thương con vừa kinh sợ hành động bạo ngược của con.
  2. Vì hờn giận và oán ghét ông chồng bạo ngược.
  3. Vì hoang mang, bấn loạn sau khi bị đánh.
  4. Vì đau đớn tủi nhục cho số phận mình và gia đình.

Câu 18: Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở toà án huyện giúp Phùng và Đẩu hiểu ra điều gì?

  1. Ở đời còn vô số những người đàn ông thô bạo nhung những phụ nữ vẫn rất cần họ.
  2. Đó là sự thật cuộc đời, nó giúp Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí.
  3. Đời vẫn còn nhiều lắm những cảnh ngang trái éo le.
  4. Biết bao nhiêu người đàn bà không thể bỏ chồng vũ phu vì đó là chỗ dựa cho đời họ.

Câu 19: Nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Minh Châu sử dụng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là gì?

  1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.
  2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
  3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 20: Khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài. Qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

  1. Muốn có ảnh đẹp phải dành nhiều thời gian, tâm huyết.
  2. Nghệ thuật phải thoát li khỏi đời sống tầm thường.
  3. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã giúp độc giả phát hiện, khám phá ra những nghịch lí nào của cuộc sống?

  1. Một con người thông minh muốn có một tờ lịch tĩnh vật hoàn toàn nhưng thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người.
  2. Săn được cảnh thuyền và biển thật đẹp nhưng ngay đằng sau nó lại xuất hiện những cái thật xấu.
  3. Một người đàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không bao giờ muốn từ bỏ kẻ độc ác ấy; những chiến sĩ đã tham gia giải phóng miền Nam nhưng không thể làm gì để giải thoát cho một người đàn bà bất hạnh.
  4. Tất cả các ý trên

Câu 2: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến bài học đúng đắn về:

  1. Cách để con người nhận ra chính bản thân mình.
  2. Cách hoàn thiện bản thân con người, hướng tới các nét đẹp Chân- Thiện- Mĩ.
  3. Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
  4. Cách tìm thấy ý nghĩa đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Câu 3: Bài học đắt ra rút ra từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là đúng đắn nhất với thời đại?

  1. Hãy nhìn một cách nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
  2. Nếu không có lòng thuỷ chung, đức tin đối với cuộc đời, đối với văn chương chắc hẳn anh đã đánh mất khuôn mặt của mình.
  3. Đôi khi bắt buộc phải làm thì người ta lại làm được một điều gì đó rất có ích.
  4. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp, cái hài hoà đã đưa người ta đến chỗ nhận ra cái thực tế khắc nghiệt.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Lí giải nét tương đồng về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật thị (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

  1. Hai nhân vật người vợ đều đi ra từ hoàn cảnh, là nạn nhân của số phận khổ cực. Là nhân vật được tác giả miêu tả một cách rõ nét từ ngoại hình, đến phẩm chất. Họ có vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng bên trong họ đều là những con người mang phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh.
  2. Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực.

Câu 2: Lí giải sự khác biệt về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật thị (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

  1. Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng  chài  là  những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh,  hiện lên  qua  các  chi  tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình.
  2. Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
  3. Tất cả các ý trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay