Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Hồn Trương Ba da hàng thịt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Hồn Trương Ba da hàng thịt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 33 – 34 - 35: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

( 40 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Lưu Quang Vũ sinh ra tại:

  1. Hưng Yên
  2. Phú Thọ
  3. Vĩnh Phúc
  4. Nam Định

Câu 2: Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm:

  1. Lời nói dối cuối cùng
  2. Nàng Xi-ta
  3. Lời thề thứ 9
  4. Sống mãi tuổi 17

Câu 3: Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ chủ yếu sáng tác văn học ở thể loại nào?

  1. Truyện ngắn
  2. Bút kí.
  3. Tiểu thuyết
  4. Thơ

Câu 4: Thông tin nào sau đây về Lưu Quang Vũ là chưa chính xác?

  1. Quê gốc ở Phú Thọ nhưng được sinh ra và tuồi thơ gắn bó với mảnh đất Quảng Nam chưa mưa đã nắng.
  2. Từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mỉ.
  3. Bắt đầu sáng tác văn chương từ giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
  4. Đã được tặng Giải Thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2000

Câu 5: Tác giả Lưu Quang Vũ là chồng của nữ thi sĩ nổi tiếng nào của Việt Nam?

  1. Bà Huyện Thanh Quan
  2. Lâm Thị Mĩ Dạ
  3. Xuân Quỳnh
  4. Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 6: Vở kịch nào dưới đây không phải là sáng tác của Lưu Quang Vũ:

  1. Tôi và chúng ta
  2. Con nai đen
  3. Khoảnh khắc và vô tận
  4. Bệnh sĩ

Câu 7: Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

  1. 1999
  2. 2000
  3. 2001
  4. 2002

Câu 8: Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc thể loại nào?

  1. Kịch
  2. Truyện ngắn
  3. Truyện vừa
  4. Tiểu thuyết

Câu 9: Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ra mắt công chúng vào năm nào?

  1. 1981
  2. 1984
  3. 1986
  4. 1982

Câu 10: Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (SGK/143) thuộc cảnh bao nhiêu của vở kịch?

  1. Cảnh IV
  2. Cảnh V
  3. Cảnh VI
  4. Cảnh VII

Câu 11: Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được viết dựa trên:

  1. Một câu chuyện dân gian nhưng đã có những thay đổi khá cơ bản.
  2. Nội dung một vở kịch của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
  3. Một câu chuyện có thật ngoài đời.
  4. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 12: Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?

  1. Do Trương Ba bị bệnh
  2. Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
  3. Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
  4. Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm

Câu 13: Mở đầu đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Trương Ba đối thoại với ai?

  1. Xác hàng thịt
  2. Vợ Trương Ba
  3. Chị con dâu
  4. Đế Thích

Câu 14: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nhân vật chính là cái xác được hồn nhập vào vốn là người làm nghề gì?

  1. Làm vườn
  2. Buôn bán
  3. Đồ tể
  4. Thợ mộc

Câu 15: Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?

  1. Chị con dâu
  2. Vợ Trương Ba
  3. Cháu gái
  4. Anh con trai
  1. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Tình huống kịch của vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là gì?

  1. Hồn Trương Ba xin Đế Thích cho được chết hẳn, không nhập vào thân xác của ai nữa.
  2. Trương Ba là một người đàn ông khỏe mạnh, lương thiện, đôn hậu nhưng lại phải chết do sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu.
  3. Trương Ba là một người chơi cờ rất giỏi, từng đánh cờ với Đế Thích nên khi chết đi được Đế Thích cứu sống.

D.Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt.

Câu 2: Chủ đề đề đoạn trích cảnh VI “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là:  

  1. Tâm hồn mới là yếu tố quan trọng, thể xác là cái bình chứa linh hồn, đầy dục vọng.
  2. Thương xót cho hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba phải sống trong xác anh hàng thịt.
  3. Đặt ra vấn đề con người phải sống trung thực, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời là được sống đúng là mình.
  4. Phê phán thói hư tật xấu của thân xác con người.

Câu 3: Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, thái độ và hành động của Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?

  1. Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  2. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  3. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
  4. Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Câu 4: Sau khi được sống lại bằng cách nhập vào thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã có cuộc sống như thế nào?

  1. Mãn nguyện vì đã được hồi sinh.
  2. Sung sướng và hạnh phúc bên vợ con.
  3. Đau khổ, dằn vặt vì phải sống nhờ thân xác người khác.
  4. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 5: Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?

  1. Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  2. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  3. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
  4. Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Câu 6: Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”? “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

  1. Trương Ba
  2. Xác hàng thịt
  3. Đế Thích
  4. Cu Tị

Câu 7: Sau khi đối thoại với những người trong gia đình, Trương Ba có thái độ và hành động như thế nào?

  1. Đau đớn, bất lực
  2. Thừa nhận sự thắng thế của xác hàng thịt nhưng không khuất phục mà quyết định không cần đến xác hàng thịt nữa
  3. Thắp hương gọi Đế Thích
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?

  1. Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi,..
  2. Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại
  3. Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Nghịch cảnh của vở kịch được đẩy đến cao trào được thể hiện bằng cách nào?

  1. Cuộc đối thoại giữa hai ông cháu - cái Gái với Trương Ba.
  2. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích.
  3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt.
  4. Tất cả các ý.

Câu 10: Tại sao lí lẽ của xác hàng thịt lại làm cho Trương Ba đuối lí dần?

  1. Vì Trương Ba không thề phủ nhân sự cần thiết của sức mạnh vật chất đối với con người.
  2. Vì xác hàng thịt đã nói đúng về sự cần thiết của sức mạnh vật chất đối với sự tồn tại của con người.
  3. Vì Trương Ba vẫn thích ăn thịt.
  4. Vì xác hàng thịt thực tế hơn, không viển vông như hồn Trương Ba.

Câu 11: Tại sao cái Gái - cháu Trương Ba lại phản đối quyết liệt người ông đang sống trong xác anh hàng thịt của nó?

  1. Vì nó rất nhạy cảm.
  2. Vì Trương Ba đã làm gãy cái điều của cu Tị - người mà nó quý mến.
  3. Vì tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục.
  4. Vì nó chỉ yêu ông nó - một người thanh cao.

Câu 12: Thái độ của Trương Ba trước sự tấn công mạnh mẽ của xác hàng thịt nói lên điều gì?

  1. Linh hồn của Trương Ba phải sống trú ngụ kia không sai khiến được xác anh hàng thịt mà còn bị nó điều khiển.
  2. Cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng hoá những gì vốn thanh cao, tốt đẹp.
  3. Linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể.
  4. Ham muốn của xác thịt không bao giờ điều khiển được linh hồn.

Câu 13: Nỗi đau khổ nhất của Trương Ba là gì?

  1. Ý thức được nỗi đau khổ của mình mà không thể giải quyết.
  2. Phải hành động như một người hàng thịt.
  3. Làm gãy chiếc diều của cu Tị.
  4. Phải giúp vợ hàng thịt mổ lợn, pha thịt, bán thịt.

Câu 14: Dòng nào nói đúng xung đột của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”?

  1. Xung đột từ bên trong con người - cuộc xung đột giữa linh hồn với thể xác.
  2. Xung đột giữa Đế Thích với Tây Thiên Mẫu về việc gạch tên nhầm người phải chết trong ngày.
  3. Xung đột giữa vợ Trương Ba với vợ anh hàng thịt.
  4. Xung đột giữa các nhân vật trong gia đình Trương Ba khi ông trở về trong hình hài thô lỗ của anh hàng thịt.

Câu 15: Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống trong đoạn trích Hồn Trương ba, da hàng thịt :

  1. Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
  2. Chỉ cần được sống là điều tốt, dù với bất cứ giá nào
  3. Sống là chính mình
  4. Cần phải sống có ý nghĩa

Câu 16: Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, câu nói nào của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm?

  1. "Sống thế này còn khổ hơn là cái chết".
  2. "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn."
  3. "Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong cái vườn nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu".
  4. "Không còn cái vật quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa".

Câu 17: Việc xin Đế Thích cho cu Tị sống, để mình được chết hẳn, không nhập hồn vào cơ thể ai nữa, cho thấy điều gì trong con người Trương Ba?

  1. Con người hiền lành, chăm chỉ.
  2. Con người khó tính, không thích trẻ con.
  3. Con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng.
  4. Con người của cõi Tiên.

Câu 18: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về chiều sâu triết lý của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”?

  1. Phải biết đấu tranh vì sự sống còn của bản thân.
  2. Nếu có cơ hội được sống lại, hãy tận dụng.
  3. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống chân thật với chính mình và với mọi người.
  4. Hãy tồn tại bằng bất cứ giá nào.

Câu 19: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua các nhân vật Tây Vương Mẫu, Nam Tào, Bắc Đẩu, tác giả muốn nói lên điều gì?

  1. Phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của một bộ phận những người có nhiều quyền thế trong xã hội.
  2. Phê phán những kẻ giả dối, chạy theo sở thích tầm thường, bản năng, xác thịt.
  3. Phê phán tính hợm hĩnh, thiếu trung thực, chạy theo ham muốn vật chất.
  4. Phê phán sự vô trách nhiệm, quan liêu, thờ ơ của những người lãnh đạo, những người nắm quyền hành trong tay trước cuộc sống, số phận của người dân.

Câu 20: Nhận xét nào đúng nhất khi nói về nội dung đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 12, tập 1?

  1. Đoạn trích tái hiện lại bức tranh sinh động về làng quê Việt Nam thế kỷ XIX.
  2. Đoạn trích giúp người đọc thấy được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt, từ đó lí giải quyết định giải thoát của nhân vật này.
  3. Đoạn trích giúp người đọc hiểu thêm về một câu chuyện dân gian.
  4. Đoạn trích tái hiện lại một sự việc tưởng tượng không có thật: đó là hồn nhập vào xác.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: So sánh nét tương đồng giữa kịch với tác phẩm văn học là gì?

  1. Là tác phẩm nghệ thuật thể hiện tư tưởng, tình cảm quan điểm của tác giả về cuộc sống và con người. Phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, sự kiện, nhân vật.
  2. Đặc biệt chú ý thể hiện các mâu thuẫn, xung đột rồi đẩy chúng lên thành cao trào.
  3. Là tác phẩm nghệ thuật thể hiện tư tưởng, tình cảm quan điểm của tác giả về cuộc sống và con người.
  4. Phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, sự kiện, nhân vật.

Câu 2: Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm điều gì?

  1. Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác.
  2. Tác giả phê phán những dục vọc tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.
  3. Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Ý nghĩa triết học của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nằm ở khía cạnh nào?

  1. Cho thấy sự tồn tại độc lập của thể xác và linh hồn.
  2. Cho thấy sự chi phối của thân xác với linh hồn.
  3. Cho thấy những phiền toái do sự không hoà hợp, không thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
  4. Tất cả đều đúng
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Vì sao Hồn Trương Ba lại quyết định “không muốn nhập vào hình thù ai nữa”? Quyết định đó cho thấy vẻ đẹp gì trong Hồn Trương Ba?

  1. Trương Ba quan niệm con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
  2. Trương Ba cảm thấy đau khổ vì phải sống nhờ thân xác của người khác. Bộc lộ bản nguyên trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao của mình
  3. Trương Ba cảm thấy mãn nguyễn vì được hồi sinh. Thể hiện sự kháo khát sống và được sống, hoàn thiện nhân cách của con người.
  4. Trương Ba sẽ gặp phải nhiều rắc rồi khi nhập vào nhiều hình thù khác nhau, điều đó chứng tỏ ông là một người biết lo lắng cho mình và cho mọi người xung quanh.

Câu 2: Đọc đoạn trích sau:

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải qui phục! Đâu phải lỗi tại tôi… (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quí trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quí, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

Anh/chị đồng tình hay phản đối các lí lẽ của anh hàng thịt trong phần đoạn trích in đậm? Vì sao? (Câu hỏi mở rộng)

  1. Không đồng tình: Xác hàng thịt đã đề cao quá mức phần bản năng thô tục của mình (“Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!”). Phần lí lẽ này cần phải bác bỏ.
  2. Đồng tình:Trong mối quan hệ với linh hồn, thể xác có vai trò quan trọng. Thể xác “là cái bình chứa đựng linh hồn”, nhờ có thể xác mà linh hồn có thể tồn tại. Nhiều người có quan niệm sai lầm khi không đánh giá đúng vai trò của thể xác, coi thể xác là phần không cần được quan tâm, chăm chút, để thể xác nhếch nhác, khổ sở. Phần lí lẽ này có thể đồng tình.
  3. Những lí lẽ của anh hàng thịt trong phần đoạn trích in đậm vừa xác đáng lại vừa không xác đáng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay