Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Người lái đò sông Đà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Người lái đò sông Đà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 20: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

  1. Gia đình công chức
  2. Gia đình có truyền thống yêu nước
  3. Gia đình nông dân
  4. Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn

Câu 2: Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  1. Khi đang học thành chung
  2. Trong tù ở Thái Lan
  3. Sau khi ra tù
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 3: Tác phẩm văn chương nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Tuân:

  1. Vang bóng một thời
  2. Dưới bóng hoàng lan
  3. Tùy bút Sông Đà
  4. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi

Câu 4: Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập nào?

  1. Vang bóng một thời
  2. Sông Đà
  3. Một chuyến đi
  4. Đường vui

Câu 5: “Người lái đò Sông Đà” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1958
  2. 1959
  3. 1960
  4. 1961

Câu 6: “Người lái đò Sông Đà” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Đông Bắc rộng lớn, xa xôi
  2. Là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi
  3. Trong một lần tác giả về thăm người thân
  4. Trong một lần tác giả đi công tác qua sông Đà

Câu 7: Thể loại văn học của “Người lái đò sông Đà” là:

  1. Bút kí
  2. Truyện ngắn
  3. Tùy bút
  4. Phóng sự

Câu 8: Dòng nào không phù hợp với Nguyễn Tuân?

  1. Là nhà văn “vang bóng một thời” với các giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
  2. Là nhà văn của nông dân, nông thôn.
  3. Là nhà văn có phong cách tài hoa, độc đáo, uyên bác
  4. Là nhà văn chú ý đến những sự vật, sự việc gây cảm giác mãnh liệt.

Câu 9: Biện pháp tu từ nào sau đây được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều nhất khi khắc họa hình tượng con sông Đà?   

  1. Cường điệu.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.

D.So sánh.     

Câu 10: Nguyễn Tuân đã cho biết trên con sông Đà có bao nhiêu cái thác chưa đặt tên?

  1. 70 thác.
  2. 71 thác
  3. 72 thác.
  4. 73 thác.
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” như thế nào?

  1. Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua hướng chảy
  2. Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua màu nước bốn mùa
  3. Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua khung cảnh hai bên bờ sông
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Những hình ảnh nào được Nguyễn Tuân miêu tả đề nói về nét tính cách hung bạo của con sông Đà?

  1. Vách đá hai bên bờ sông
  2. Ghềnh Hát Loóng
  3. Hút nước, thác đá
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Những chi tiết sau đây được miêu tả cho hình ảnh nào của con sông Đà?

“Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

  1. Vách đá
  2. Ghềnh Hát Loóng
  3. Hút nước
  4. Thác nước

Câu 4: Vì sao tác giả chú ý khắc hoạ con Sông Đà với tính cách hung bạo, người lái đò vượt qua các thuỷ chiến dữ dội?

  1. Vì Tây Bắc vốn hiểm trở và dữ dội.
  2. Vì muốn tạo nên những trang viết độc đáo của riêng mình.
  3. Vì Nguyễn Tuân rất chú ý tới những sự việc gây cảm giác mãnh liệt.
  4. Vì muốn tạo nên những đoạn văn giàu kịch tính.

Câu 5: Tại sao tác giả không nêu tên tuổi của người lái đò?

  1. Nhằm ngợi ca những con người làm lụng âm thầm, giản dị.
  2. Để làm nổi bật những con người bé nhỏ không có phép màu.
  3. Vì nhà văn đứng từ xa quan sát nên không biết tên của họ.
  4. Ngợi ca ý chí của con người trong một vài khoảng khắc không cần nêu rõ tên.

Câu 6: Điều gì đã khiến những con người lao động bình dị trở thành “vàng mười”, hết sức lớn lao, kì vĩ?

  1. Nghệ thuật miêu tả khắc hoạ tài hoa của Nguyễn Tuân.
  2. Họ vượt thác rất dũng cảm và rất điêu luyện.
  3. Họ không thích nói về nhũng cộng việc khó khăn của mình.
  4. Cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, bền bỉ âm thầm.

Câu 7: Thác và dòng nước Sông Đà được tác giả miêu tả như thế nào?

  1. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những cạm bẫy, lúc lại là những cái xoáy khủng khiếp.
  2. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những cạm bẫy, lúc lại là một cầu thủ bóng đá giỏi khiêu khích.
  3. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những, cạm bẫy, lúc lại dải lụa xanh thướt tha mềm mại.
  4. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những cạm bẫy, lúc lại là người đàn bà lắm điều đi đòi nợ.

Câu 8: Dòng nào đã thể hiện vẻ đẹp mềm mại, kiều diễm của dòng Sông Đà?

  1. Đằm thắm, âm ấm như gặp lại cố nhân.
  2. Lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.
  3. Con Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo.
  4. Mùa xuân dòng xanh màu ngọc bích.

Câu 9: Thủ pháp nghệ thuật nào được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều và rất thành công trong “Người lái đò Sông Đà”?

  1. So sánh, nhân hoá.
  2. Điệp cấu trúc câu.
  3. Ẩn dụ, phóng đại.
  4. Hoán dụ, liên tưởng tưởng tượng.

Câu 10: Viết “Người lái đò Sông Đà” Nguyễn Tuân đã đạt được mục đích gì?

  1. Thoả chí tang bồng cái thú tìm đến những miền đất lạ của con người suốt đời ham mê cái đẹp.
  2. Để tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng mười đã được thử lửa ở tâm hồn những con người lao động.
  3. Thoả chí tang bồng cái thú tìm đến những miền đất lạ của con người suốt đời ham mê cái đẹp và Để tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng mười đã được thử lửa ở tâm hồn những con người lao động.
  4. Khẳng định cái Tôi tài hoa độc đáo, ngông ngạo của mình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: “Người lái đò Sông Đà” đã nói lên điều gì về nhà văn Nguyễn Tuân?

  1. Nguyễn Tuân đã dùng tình yêu đất nước và tài năng nghệ thuật của mình để làm hiển hiện dòng Sông Đà trữ tình, hùng vĩ và con người lao động tài trí, ngoan cường.
  2. Một Nguyễn Tuân lục lọi tới tận cùng kho cảm giác, và liên tưởng phong phú bề bộn để tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất để ca ngợi vẻ đẹp của con người, đất nước mình.
  3. Một Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao hoà nhịp với đất nước, với cuộc đời không giống với một Nguyễn Tuân khinh bạc, ngông nghênh trước Cách mạng tháng Tám.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Hãy điền phần còn thiếu vào chỗ trống trong câu văn dưới đây.

“Con sông Ðà [...] như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

  1. Chảy dài chảy dài.
  2. Tuôn mãi tuôn mãi.
  3. Chảy mãi chảy mãi.
  4. Tuôn dài tuôn dài.

Câu 3: Câu văn “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân gợi cho người đọc liên tưởng sông Đà giống như:

  1. Người tình chưa quen biết.
  2. Một cố nhân.
  3. Mĩ nhân hiền dịu, xuân sắc.
  4. Cả A, B, C đều đúng.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Sự độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện thế nào qua việc tả tiếng sóng thác “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” ?

  1. Giúp người đọc nhận ra được vẻ đẹp ngay trong sự hung bạo của con sông, để rồi, chính sự bạo hung đó sẽ tôn lên sức mạnh kì vĩ của người lao động.
  2. Thổi hồn của những đàn trâu rừng vào trong cái vang động của sóng nước Đà giang.
  3. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông giúp ta thấy được sự tương giao mầu nhiệm giữa các lực lượng của thiên nhiên.
  4. Tạo ra một hiệu ứng âm thanh man dại của thiên nhiên để tả cái hung mãnh của tiếng thác.

Câu 2: Lí giải vì sao thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ta trong “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân?

  1. Ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh của dòng sông hung dữ. Đó là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc.
  2. Trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
  3. Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ: Ông lái đò được miêu tả như một dũng tướng tài năng nhưng có phong thái của một người nghệ sĩ tài hoa, đậm chất vàng mười.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay