Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Những đứa con trong gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Những đứa con trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 36: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của tác giả Nguyễn Thi?

  1. Hương đồng nội
  2. Nhà nghèo
  3. Truyện và kí
  4. Người mẹ cầm súng

Câu 2: Tác giả Nguyễn Thi tên thật là:

  1. Nguyễn Hoàng Ca
  2. Nguyễn Hoàng Cảnh
  3. Nguyễn Hoàng Cầm
  4. Nguyễn Hoàng Chúc

Câu 3: Nguyễn Thi xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  1. Gia đình công chức
  2. Gia đình nhà Nho đã suy tàn
  3. Gia đình gốc quan lại
  4. Gia đình nghèo

Câu 4: Đáp án nào dưới đây đúng về tiểu sử tác giả Nguyễn Thi?

  1. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ khác nên ông vất vả, tủi cực từ nhỏ
  2. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên ông vất vả, tủi cực từ nhỏ
  3. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Thi ở với bà ngoại
  4. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Thi ở với bà nội

Câu 5: Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Thi là:

  1. Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo
  2. Văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực
  3. Có khả năng tạo nên những nhân vật có tính cách mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:

  1. Pháp
  2. Nhật

Câu 7: “Những đứa con trong gia đình” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1966
  2. 1967
  3. 1968
  4. 1969

Câu 8: Những đứa con trong gia đình được in trong tập:

  1. Trăng sáng
  2. Đôi bạn
  3. Truyện và kí
  4. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc

Câu 9: Tập Truyện và kí được xuất bản năm bao nhiêu?

  1. 1975
  2. 1976
  3. 1977
  4. 1978

Câu 10: Câu nói: "Nếu giặc còn thì tao mất" là của nhân vật nào?

  1. Chú Năm
  2. Má Việt
  3. Việt
  4. Chiến
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Người nông dân Nam Bộ của Nguyễn Thi có đặc điểm gì nổi bật?

  1. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, lao động giỏi, thuỷ chung với quê hương và kháng chiến.
  2. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc kiên cường, mãnh liệt, thuỷ chung trong tình yêu.
  3. Luôn gắn bó với đồng ruộng, gan góc kiên cường, thuỷ chung với quê hương và kháng chiến.
  4. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc kiên cường, thuỷ chung với quê hương và kháng chiến.

Câu 2: Dòng nào không nói lên đặc điểm của nhân vật Chiến?

  1. Rất mực yêu chồng, thương con.
  2. Giống mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát.
  3. Trẻ trung thích làm duyên, cầm súng đánh giặc thực hiện lời thề: nêu giặc còn thì tao mất.
  4. Có tính cách đa dạng: một cô gái mới lớn rất trẻ con,vừa biết nhường em, vừa biết lo toan, rất đảm dang, tháo vát.

Câu 3: Nhật vật nào trong tác phẩm là hình ảnh đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống gia đình?

  1. Má Việt
  2. Chú Năm
  3. Việt
  4. Chiến

Câu 4: Đáp án nào không đúng khi nói về nét tính cách chung của hai chị em Chiến và Việt?

  1. Sinh ra trong một gia đình nhiều mất mát, đau thương
  2. Có chung mối thù với giặc
  3. Là những người chiến sĩ gan góc, dũng cảm
  4. Đảm đang, tháo vát, chu đáo

Câu 5: Chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đảm đang, tháo vát, chu toàn của nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình?

  1. Lo toan, thu xếp việc nhà trước ngày đi tòng quân.
  2. Giành đi bộ đội với Việt
  3. Khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Khắc họa nhân vật Chiến với những nét tính cách giống mẹ, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

  1. Khẳng định con gái luôn giống mẹ
  2. Ý thức tô đậm nét kế thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ
  3. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông
  4. Tô đậm nét kết thừa những phẩm chất đáng quý của người mẹ. Khẳng định thế hệ sau luôn kế thừa, tiếp bước cha ông.

Câu 7: Nghệ thuật trần thuật của “Những đứa con trong gia đình” có gì đặc sắc?

  1. Trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Chiến khi bị trọng thương.
  2. Trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nôi của nhân vật Việt khi bị trọng thương.
  3. Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật chú Năm.
  4. Trần thuật ở ngôi thứ nhất.

Câu 8: Chi tiết thể hiện vẻ đẹp của một người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường ở nhân vật Việt:

  1. Đi tòng quân vẫn mang theo chiếc ná thun
  2. Giấu chị như giấu của riêng trước những lời trêu đùa của các anh trong đội
  3. Bị thương nằm lại chiến trường nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu.
  4. Bị thương nằm lại chiến trường, sợ con ma đầu cụt, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ

Câu 9: Đoạn đối thoại của chị em Việt đêm trước ngày lên đường thể hiện được nét tính cách chung nào của họ?

  1. Cả hai chị em đều rất trẻ con và rất khao khát lên đường chiến đấu.
  2. Cả hai cùng thương má, cùng mang nặng mối thù, cùng háo hức cầm súng giết giặc trả thù nhà.
  3. Ai cũng muốn mình được tòng quân sớm hơn.
  4. Chiến biết thu xếp việc nhà, còn Việt rất vô tư.

Câu 10: Dòng nào không nói lên đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm?

  1. Lời văn đầy chi tiết cụ thể, làm nổi rõ góc cạnh của cuộc sống, tạo được không khí chân thật. Lời văn giàu giá trị tạo hình, đậm chất Nam Bộ.
  2. Lời văn giàu giá trị tạo hình, đậm chất Nam Bộ.
  3. Lời văn đầy chi tiết cụ thể, làm nổi rõ góc cạnh của cuộc sống, tạo được không khí chân thật.
  4. Lời văn giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của cuộc sống, không đẽo gọt.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chi tiết hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm mang ý nghĩa:

  1. Việt thấy mình trưởng thành hơn, thấy thương chị, cảm thấy được trách nhiệm lớn lao của mình vì mối thù với thằng Mỹ “đang đè nặng trên vai”.
  2. Bàn thờ má còn là chứng tích tội ác do bọn giặc Mỹ tàn ác để lại, là động lực thúc đẩy chị em Việt ra đi đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước.
  3. Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành hơn và có thể đi xa hơn. Thể hiện niềm tin của tác giả Nguyễn Thi vào tương lai tất thắng.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: “... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã ên nòng, ngón cái vẫn sẵn sàng nổ súng”. Lời văn này anh/chị có nhận thức như thế nào qua nhân vật Việt?

  1. Hành động đó thể hiện Việt là chàng trai mạnh mẽ, kiên cường không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh đầy khốc liệt, cam go.
  2. Là hành động cụ thể có ý nghĩa đẹp, thể hiện sâu sắc đậm nét lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân vật. Việt luôn mang tinh thần quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, bởi bên trong con người trẻ tuổi này ẩn chứa tình yêu quê hương, đồng đội, lòng yêu nước mãnh liệt.
  3. Nhân vật Việt hội tụ đầy đủ đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng không ngại hi sinh để bảo vệ nền hòa bình, độc lập tự do cho toàn dân tộc.
  4. Việt mang tính cách, phẩm chất của những người trẻ Việt Nam: gan dạ, dũng cmar, kiên cường, không bao giờ chịu khuất phục trước quân thù. Luôn bình tĩnh, lạc quan dù bị thương nhưng vẫn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Câu 3: Đọc đoạn văn và tả lờ câu hỏi:

“Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu việt rồi dội lại trong từng chân lông kẽ tóc. Cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò được nữa, khi những hình ảnh thân thương thường kéo dài đến rất nhanh rồi cũng vụt tàn biến rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt nước mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm.”

Cái cảm giác một mình bật lên ở Việt được Nguyễn Thi nói đến trong đoạn văn trên không phải là cảm giác nào dưới đây?

  1. Sợ cô đơn
  2. Sợ sự vắng lặng
  3. Sợ ma
  4. Sợ bị giặc bắt
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Thông qua kiểu nhân vật anh hùng trong văn học, nét chung của hai nhân vật Việt “Những đứa con trong gia đình” và nhân vật Tnú “Rừng xà nu”. Anh/chị có cảm nhận như thế nào về hai nhân vật này?

  1. Qua hai thiên truyện, tác giả đã giúp cho người đọc khám phá, khâm phục, tự hào trước vẻ đẹp anh hùng cách mạng của những con người bình thường, giản dị mà anh dũng, thủy chung với cách mạng.
  2. Hai nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện, họ là những con người tiêu biểu cho vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam.
  3. Cả hai nhân vật góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của truyện. Cả hai người họ đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Tinh thần quả cảm kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Câu 2: Nét tính cách nào của Chiến khiến cho nhân vật nữ anh hùng này trở nên chân thật và gần gũi hơn? Anh/chị có nhận xét như thế nào về vẻ đẹp của Chiến thông qua tính cách của nhân vật này?

  1. Nhân vật Chiến mang tính cách nổi bật. Vừa giống má, vừa tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi, trưởng thành: hai bắp tay tròn vo, thân người to và chắc nịch. Tác giả đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính phú hợp với giới tính, lứa tuổi. Chiến là nhân vật được hổi tưởng qua nhân vật Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc.
  2. Người con gái ấy có tính cách đa dạng, có cá tính riêng, có những nét giống má: gan góc, đảm đang, tháo vát, vừa biết nhường nhịn em, quyết tâm lên đường đi trả thù cho gia đình, quê hương, cầm súng đánh giặc thực hiện lời thề: nêu giặc còn thì tao mất. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, nhưng cũng rất mực anh hùng.
  3. Rất mực yêu chồng, thương con. Người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, biết lo toan chu đáo cuộc sống. Mang trong mình mối thù gia đình, nước non, quyết tâm lên đường trả thù giặc, cứu đất nước.
  4. Chị Chiến lớn hơn Việt một tuổi có những nét tính cách ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con. Chiến được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay