Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Thuốc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Thuốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 30: THUỐC

(25 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:  Bút danh Lỗ Tấn của tác giả có ý nghĩa:

  1. Ghép từ họ cha và chữ Tấn hành
  2. Ghép từ họ mẹ và chữ Tấn hành
  3. Ghép từ họ của cha và họ của mẹ
  4. Ghép từ tên quê hương của ông

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Lỗ Tấn:

  1. Gào thét
  2. Bàng hoàng
  3. AQ chính chuyện
  4. Con nai đen

Câu 3: Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn là:

  1. Bác Hồ
  2. Tố Hữu
  3. Nguyễn Khoa Điềm
  4. Nguyễn Thi

Câu 4: Quê hương của Lỗ Tấn:

  1. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Trùng Khánh, miền Đông Nam Trung Quốc
  2. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Hồ Bắc, miền Đông Nam Trung Quốc
  3. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Quảng Đông, miền Đông Nam Trung Quốc
  4. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc

Câu 5: “Thuốc” được sáng tác vào năm nào?

  1. 1919
  2. 1920
  3. 1921
  4. 1922

Câu 6: Tác phẩm “Thuốc” thuộc thể loại văn học nào?

  1. Kịch
  2. Tiểu thuyết
  3. Truyện ngắn
  4. Truyện vừa

Câu 7: Truyện ngắn “Thuốc” ra đời gắn với phong trào nào?

  1. Phong trào Cách mạng Tân Hợi
  2. Phong trào Ngũ Tứ
  3. Phong trào khởi nghĩa nông dân
  4. Phong trào khởi nghĩa công nhân

Câu 8: Truyện ngắn “Thuốc” được in trong tập:

  1. Thuốc
  2. Bàng hoàng
  3. Gào thét
  4. AQ chính chuyện

Câu 9: Truyện ngắn “Thuốc” được chia làm mấy phần?

  1. 3 phần
  2. 4 phần
  3. 5 phần
  4. 6 phần

Câu 10: Tựa đề “Thuốc” có ý nghĩa gì?

  1. Đó là thứ thuốc độc giết người.
  2. Nhà văn vạch trần sự mê muội, lạc hậu của quần chúng khi tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ khỏi bệnh lao.
  3. Phải tìm một thứ thuốc để chữa bệnh tinh thần (lạc hậu về mặt chính trị) của quần chúng.
  4. Phát minh ra một loại thuốc mới có ý nghĩa với con người.
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh cái bánh bao tẩm máu người có ý nghĩa:

  1. Là thuốc chữa bệnh lao - bài thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trân trọng gọi là “thuốc tiên” rốt cuộc không cứu chữa được mà còn giết chết tháng Thuyên. Truyện có ý nghĩa chống mê tín dị đoan.
  2. Phải có một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
  3. Là lều thuốc được pha bằng máu của người cách mạng - người xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân. Thế mà những con người ấy lại mua máu người cách mạng để chữa bệnh, chẳng khác gì mua máu súc vật: Quần chúng thật mê muội
  4. Tất cả các ý.

Câu 2: Ý nào không thể hiện ý nghĩa của nhan đề truyện “Thuốc”:

  1. Hình ảnh cái bánh bao tẩm máu người cách mạng để làm “thuốc” chữa bệnh lao là hình ảnh biểu hiện tập trung thể hiện sự rã rời đó.
  2. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là một con bệnh thập tử nhất sinh. Theo Lỗ Tấn, đó là căn bệnh rã rời, “cái tay không cảm nhận được nỗi đau của cái chân”, lại luôn hớn hở, tự đắc. Đó là do nhân dân thì mê muội mà cách mạng lại xa rời quần chúng.
  3. Tư tưởng văn nghệ của Lỗ Tấn thuộc hàng tiên phong và ở đây có thể tìm thấy dáng dấp nhiều hình mẫu tư tưởng văn nghệ thế kỉ XX. Lỗ Tấn có cái gì đó rất hiện đại và rất quốc tế.
  4. “Thuốc” là truyện đề cập tới mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn thời đại. Nó khơi dậy nỗi ưu dân: chữa bệnh cho dân tộc. Nó có tác dụng chữa căn bệnh trầm kha của dân tộc Trung Quốc.

Câu 3: Thái độ của lão Hoa trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người:

  1. Ghê sợ, xa lánh
  2. Để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh
  3. Nâng niu như cầm sinh mệnh mình
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Trong truyện ngắn “Thuốc” có những hình ảnh biểu tượng nào?

  1. Bánh bao tẩm máu người
  2. Vòng hoa trên mộ Hạ Du
  3. Con đường mòn
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?

  1. Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con
  2. Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc. Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du
  3. Khiếp sợ con người Hạ Du
  4. Thờ ơ, vô cảm, thản nhiên lấy máu Hạ Du về làm thuốc

Câu 6: Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?

  1. Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng
  2. Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình
  3. Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du
  4. Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng

Câu 7: Nội dung chính của phần 4 (phần cuối) trong truyện ngắn “Thuốc”:

  1. Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người cộng sản và cho ăn
  2. Vợ chồng lão Hoa cho con ăn bánh bao tẩm máun người nhưng con vẫn ho dữ dội
  3. Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du
  4. Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

Câu 8: Qua tác phẩm “Thuốc”, em thấy ngòi bút Lỗ Tấn thiên về bút pháp nào?

  1. Bút pháp hiện thực
  2. Bút pháp lãng mạn
  3. Trào phúng
  4. Hiện thực và lãng mạn

Câu 9: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc?

  1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo
  2. Lối viết cô đọng, súc tích, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
  3. Cách xây dựng nhân vật đặc biệt
  4. Cách kể truyện theo ngôi thứ ba, nhiều đoạn chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn

Câu 10: Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa có ý nghĩa:

  1. Hai bà mẹ có con chết chém và con chết bệnh bước qua con đường mòn cố hữu đến gặp nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ người cách mạng. Nhà văn vững tin vào tiền đồ của cách mạng.
  2. Con đường của mỗi con người là con đường số phận.
  3. Con đường của mỗi dân tộc, đặc biệt là dân tộc Trung Quốc là con đường cách mạng.
  4. Tất cả các ý

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu nói: “Thế này là thế nào?”. Em hiểu như thế nào về sự xuất hiện của vòng hoa ấy trên mộ Hạ Du?

  1. Máu người tử tù đã thức tỉnh được một bộ phận quần chúng, đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và nguyện bước tiếp bước chân khai phá của họ.
  2. Phải chăng cái chết của người cách mạng là sự gieo mầm cho những người cách mạng và quần chúng cách mạng hiểu nhau, bước qua con đường mòn cố hữu để đến với nhau?
  3. Tác giả ca ngợi sự bất diệt của lí tưởng cách mạng khi nó đã bén rễ sâu trong lòng quần chúng.
  4. Những người cách mạng xa rời, thoát li quần chúng nên ngay cả người mẹ của Hạ Du cũng không hiểu nổi con đường đi của con mình.

Câu 2: Hạ Thu có những tính cách, phẩm chất tất đẹp qua lời kể của các nhân vật trong quán? Qua đó, em hiểu được lí tưởng cách mạng của anh là gì?

  1. Lí tưởng cách mạng của anh: là làm thức tỉnh người dân khi mọi người còn u mê với những bài thuốc mê tín
  2. Lí tưởng cách mạng của anh: là lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập dân tộc.
  3. Lí tưởng cách mạng của anh: là chữa bệnh cho những người dân nghèo, thay vì chữa bệnh bằng thứ thuốc mê muội.

Câu 3: Hình ảnh tượng trưng cho những người Cách mạng Tân Hợi được đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý gì?

  1. Qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi.
  2. Những người cách mạng còn xa rời quần chúng.
  3. Khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý.
  4. Truyền đạt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tinh quần chúng đang mê muội.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Xác định kết cấu của tác phẩm “Thuốc”:

  1. Chớp lấy một mẫu của bức tranh cuộc sống, dùng vài nét chấm phá vẽ nên bộ mặt của nhân vật chính. Qua đối thoại giữa các nhân vật, hoạt động, ngôn ngữ nhân vật dần dần giới thiệu rõ tính cách nhân vật, phát triển đầy đủ chủ đề của tác phẩm. Mặt khác dùng đối chiếu so sánh giữa các nhân vật hoặc các thời kì khác nhau của nhân vật để làm nổi bật những đặc trưng tính chất nhân vật.
  2. Kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh mở đầu và kết thúc tác phẩm được miêu tả có sự tương ứng nhau để thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
  3. Qua “tôi” - nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất – để phát triển câu chuyện. Tôi là đầu! mối diễn ra câu chuyên, là tấm gương soi chiếu bộ mặt nhân vật. Bằng cách này, tác giả có điều kiện bộc bạch trực tiếp quan điểm tư tưởng của mình hoặc để tư tưởng tình cảm của mình thấm đượm vào nhân vật “tôi” gây một cảm xúc mạnh có thể lôi cuốn độc giả.
  4. Khái quát đặc trưng tính cách nhiều người trong xã hội, rút ra những nét điển hình, tập trung thể hiện trên một nhân vật nhất định.

Câu 2: Hình ảnh tượng trưng cho nhũ2ng người Cách mạng Tân Hợi được đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý gì?

  1. Qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi.
  2. Những người cách mạng còn xa rời quần chúng.
  3. Khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý.
  4. Truyền đạt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tinh quần chúng đang mê muội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay