Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Vợ chồng A Phủ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Vợ chồng A Phủ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 22: VỢ CHỒNG A PHỦ

(40 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1:  Tên khai sinh của Tô Hoài là:

  1. Nguyễn Sen
  2. Nguyễn Mạnh Khải
  3. Đinh Trọng Đoàn
  4. Phạm Minh Tài

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Tô Hoài?

  1. Dế Mèn phiêu lưu kí
  2. O chuột
  3. Truyện Tây Bắc
  4. Nắng trong vườn

Câu 3: Văn bản “Vợ chồng A Phủ” - được rút từ tập truyện nào sau đây của tác giả Tô Hoài?

  1. Đồng bạc trắng hoa xòe
  2. Rẻo cao
  3. Truyện Tây Bắc
  4. O chuột

Câu 4: Tác giả Tô Hoài đoạt giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 với tác phẩm nào?

  1. Truyện Tây Bắc
  2. Tiểu thuyết Quê nhà
  3. Tiểu thuyết Miền Tây
  4. Ba người khác

Câu 5: Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?

  1. Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955.
  2. Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
  3. Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.
  4. Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955.

Câu 6: “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1950
  2. 1951
  3. 1952
  4. 1953

Câu 7: Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện

  1. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
  2. Mị ở Phiềng Sa.
  3. Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
  4. Mị ở Hồng Ngài.

Câu 8: Tội ác lớn nhất của nhà thống lí là đã cướp mất của Mỵ là…?

  1. Tự do.
  2. Tình yêu.
  3. Tuổi trẻ.
  4. Sự ý thức, xúc cảm.

Câu 9: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)?

  1. Chăm chỉ
  2. Hiếu thảo
  3. Thổi sáo giỏi
  4. Hát hay

Câu 10: Yếu tố nào tác động đến sự hồi sinh của Mị?

  1. Cảnh sắc của Hồng Ngài trong những ngày xuân
  2. Rượu
  3. Tiếng sao
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh “nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần?

  1. 1 lần.
  2. 2 lần.
  3. 3 lần.
  4. 4 lần.

Câu 12: Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại nhiều lần và có tác động đặc biệt tới Mị, đó là

  1. Tiếng khèn.
  2. Tiếng hát.
  3. Tiếng chiêng.
  4. Tiếng sáo gọi bạn tình.

Câu 13: Khi đuổi kịp A Phủ, Mị có nói với A Phủ hai câu liên tiếp là gì?

  1. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì chết mất.
  2. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì chết mất.
  3. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì khổ lắm.
  4. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì khổ lắm.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố đánh thức sức sống tiềm tàng ẩn trong con người Mị?

  1. Khung cảnh mùa xuân
  2. Tiếng sáo gọi bạn tình
  3. Bữa rượu cúng ma đón năm mới
  4. Tiếng chân ngựa đạp vào vách

Câu 15: Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?

  1. Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra
  2. Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ
  3. Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí
  4. Tất cả các đáp án trên
  1. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm cùa nhân vật Mị ?

  1. Xinh đẹp. có tài chơi pao, hiếu tháo, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt và sức phán kháng táo bạo.
  2. Xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu tháo, có sức sống tiém tàng mãnh liệt và sức phán kháng táo bạo.
  3. Xinh đẹp. có tài tước đay, hiếu tháo, có sức sống liềm tàng mãnh liệt và sức phàn kháng táo bạo.
  4. Xinh đẹp, có tài làm nương, hiếu lảo, có sức sống tiém tàng mãnh liệt và sức phàn kháng táo bạo.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu không đúng những điểm chung trong số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ?

  1. Sinh ra và lớn lên trong nghèo khổ nhưng vốn là những người lao động lương thiện, tự do.
  2. Bị trói buộc vào cuộc sống nặng nề, tăm tối tại nhà thống lí Pá Tra bởi một món nợ không bao giờ trả hết.
  3. Phải làm việc và bị đối xử nhưng những kẻ nô lệ thấp hèn đến mức mấy lần định tự tử.
  4. Mang trong mình sức sống mãnh liệt và niềm khát khao được giải phóng.

Câu 3: Cách giới thiệu nhân vật Mị của Tô Hoài ngay mờ đấu tác phẩm đạt được hiệu quả nghệ thuật gì ?

  1. Gợi ra số phân âm thầm, lặng lẽ đầy đau khổ của Mị.
  2. Khắc sâu ấn tượng về sự âm thầm, lặng lẽ đầy đau khổ của Mị.
  3. Tạo ra những đối nghịch về hoàn cảnh sống éo le của nhân vât cuốn hút người đọc theo dõi, tìm hiểu.
  4. Để giới thiệu Mị là con dâu nhà thống lí.

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất nồi khổ của kiếp sông "con dâu gạt nợ" cùa Mị ?

  1. Phải làm quần quật cho đú số nợ.
  2. Là con nợ, cũng là con dâu, phái kéo lẽ thân phận khốn khổ cho đến hết đời.
  3. Khi chưa hết nợ. không được hưởng quyền của một người con dâu.
  4. Cả đời phái đi theo sau đuôi ngựa cùa chổng.

Câu 5: Các nội dung, sự kiện nào dưới đây được xem là biểu hiện tập trung nhất của sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị ?

  1. Ý định liều chết bằng lá ngón; sự chiến thắng của tình thương và hành động cứu A Phủ
  2. Ý định liểu chết bằng lá ngón; ý thức về quyền sống và ý định đi chơi xuân
  3. Ý định liều chết bằng lá ngón; hành động trốn khỏi Hồng Ngài cùng A Phủ
  4. Ý thức về quyền sống và ý định đi chơi xuân ; sự chiến thắng của tình thương và hành động cứu A Phủ

Câu 6: Tại sao Mị ném nắm lá ngón xuống đất, đành trở lại nhà thống lí ?

  1. Vì “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”.
  2. Vì sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi nên không muốn chết nữ
  3. Vì A Sử không cho Mị chết, bắt Mị phải phục dịch nó.
  4. Vì Mị luyến tiếc cuộc sống, vì Mị thấy mình còn trẻ.

Câu 7: Dẫn chứng nào chứng tỏ Mị là nạn nhân của sự áp chế thần quyền?

  1. “Bây giờ Mị tường mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa...”
  2. “Nó đã bắt ta vể trình ma nhà nó rổi thì chi còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...”
  3. “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa..”
  4. “Mị cúi mặt không nghĩ ngợi gì nữa...”

Câu 8: Dòng nào dưới đây miêu tả âm thanh tiếng sáo nghe xa xôi nhất trong những lần tiếng sáo được trực tiếp miêu tả ?

  1. Ngoài đầu núi lấp ló, đã có tiếng ai thổi sáo rủ hạn đi chơi.
  2. Tai Mi văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
  3. Mà tiếng sáo gọi hạn yêu vẫn lơ lửng hay ngoài đường.
  4. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.

Câu 9: “Mị thấy phơi phới trở lại....Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” nói lên điều gì ?

  1. Mị biết mùa xuân đã về và ai cũng thích di chơi vào mùa xuân.
  2. Mị đã nhớ lại những kỉ niệm đẹp cùa mùa xuân trước.
  3. Mị hiểu ra: đã lâu rồi mình không được đi chơi vào mùa xuân.
  4. Mị ý thức rõ về sự tồn tại, khát vọng sống hạnh phúc của mình.

Câu 10: Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn dã tác động như thế nào tới tâm hồn Mị ?

  1. Mị nhớ lại mình đã từng thổi sáo rất hay, biết bao người mê.
  2. Mình hiểu nỗi khổ khi phải sổng với người mà mình không yêu.
  3. Làm sống dậy cái sức sống tiềm ẩn trong cơ thẻ trẻ trung và tâm hổn ham sống cùa Mị.
  4. Làm Mị nhớ lại tiếng hát thiết tha, bổi hồi trong hội chơi xuân.

Câu 11: Phẩm chất nào dưới đây không có trong lời giới thiệu về A Phủ của nhà văn Tô Hoài ?

  1. Ngang bướng, khoẻ mạnh, khéo tay
  2. Cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo, là niềm mơ ước của nhiều cô gái
  3. Thổi sáo hay và rất đa tình
  4. Mồ côi cha mẹ, nghèo đói, lưu lạc

Câu 12: Dòng nào dưới đây miêu tả tiếng sáo cho thấy Mị nghe xao xuyến nhất, bởi tiếng sáo đã thật sự trở thành tiếng lòng của Mị ?

  1. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường
  2. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.
  3. Mị vẫn nghe tiêng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.
  4. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

Câu 13: Xét về mục tiêu miêu tả, khắc họạ nhân vật, câu hát “ném pao, em không bắt - Em không yêu,quả pao rơi rồi…” đặt vào bối cảnh cụ thể trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, không nhằm dụng ý nào trong những dụng ý sau ?

  1. Góp phần làm sống dậy bức tranh sinh hoạt mùa xuân với phong tục tập quán riêng của người dân mién núi Tây Bắc.
  2. Góp phần thể hiện sự tự ý thức của Mị về khoảng cách giữa ước mơ, khao khát và hiện thực.
  3. Góp phần thể hiện tâm trạng buồn, nhớ nhung, tiếc nuối một thòi xa xôi của nhân vật Mị.
  4. Góp phần dự báo vể một quyết định khác thường của Mị và hậu quả chẳng lành sắp xảy ra với cô.

Câu 14: Ý nghĩa của hình ảnh: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay là nắng” được Tô Hoài miêu tả là

  1. Qua không gian sống để tô đậm nỗi khổ của nhân vật.
  2. Cho thấy Mị phải sống kiếp tù nhân và mất dần ý thức của con người.
  3. Lên án sự đối sử tàn nhẫn của nhà thống lí đối với Mị
  4. Cho thấy Mị không hề hưởng một chút gì hạnh phúc.

Câu 15: Chi tiết nào không thể hiện sự phản kháng lại kiếp sống tủi nhục của Mị?    

  1. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc.
  2. Ngày tết, Mị cũng uống ruợu. Mị lén lấy hũ ruợu, cứ uống ừng ực từng bát.
  3. Mị không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón để tự tử nữa.
  4. Mị chuẩn bị để đi chơi xuân.

Câu 16: Chi tiết nào sau đây không có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp trong cuộc sống quá khứ?

  1. Mị thổi sáo, thổi (kèn) lá rất hay.
  2. Mùa xuân, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.
  3. Mị có giọng hát rất hay, được nhiều người mê thích.
  4. Có biết bao chàng trai say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

Câu 17: Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật theo kiểu nào?

  1. Nhân vật số phận và tâm trạng.
  2. Nhân vật số phận và tính cách.
  3. Nhân vật tâm trạng.
  4. Nhân vật tâm lí, tính cách và số phận.

Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng với đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô hoài?

  1. Màu sắc dân tộc đậm đà, chất thơ chất chữ tình thấm đượm, ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
  2. thể hiện một sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, giàu tính chính luận triết lí.
  3. Tài hoa uyên bác, ý tưởng sâu sắc, diễn đạt độc đáo, chữ nghĩa giàu có và giàu tính tạo hình.
  4. Văn phong vừa đậm chất trí tuệ vừa hiện đại

Câu 19: Cá tính gan góc, mạnh mẽ, táo bạo của A Phủ được thể hiện qua những chi tiết nào?

  1. Mười tuổi đã trốn khỏi nơi bị bán, dám đánh A Sử con quan đến phá cuộc chơi, nói chuyện mất bò và lấy con hổ về một cách thản nhiên, lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói mình.
  2. Mười tuổi đã trốn khỏi nơi bị bán, dám đánh A Sử con quan đến phá cuộc chơi, nói chuyện mất bò và lấy con hổ về một cách thản nhiên, lẳng lặng đi lấy cọc, dây mây để người ta trói mình, quật vùng lên chạy khỏi Hồng Ngài.
  3. Mười tuổi đã trốn khỏi nơi bị bán, dám đánh A Sử con quan đến phá cuộc chơi, chơi quay giỏi, nói chuyện mất bò và lấy con hổ về một cách thản nhiên, lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói mình.
  4. Mười tuổi đã trốn khỏi nơi bị bán, dám đánh A Sử con quan đến phá cuộc chơi, nói chuyên mất bò và lấy con hổ về một cách thản nhiên, đi bẫy nhím, lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói mình.

Câu 20: Tô Hoài đã chọn điểm nhìn nào để khắc hoạ nhân vật?

  1. A Phủ được nhìn từ bên ngoài tạo điểm nhấn về tính cách qua các hành động.
  2. Mị được khắc hoạ bằng điểm nhìn từ bên trong nhằm phản ánh và phát hiện tiềm lực sống ở nội tâm nhân vật.
  3. Mị được khắc hoạ bằng điểm nhìn từ bên trong nhằm phản ánh và phát hiện tiềm lực sống ở nội tâm nhân vật. A Phủ được nhìn từ bên ngoài tạo điểm nhấn về tính cách qua các hành động.
  4. Cả hai nhân vât đều được khắc hoạ từ hai điểm nhìn trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nhận xét về hình ảnh con người miền núi trong “Vợ chồng A Phủ” có những phẩm chất gì?

  1. Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong là niềm ham sống, khát vọng sống hạnh phúc tự do. Chất phác, mạnh mẽ, gan góc, táo bạo và sống phóng khoáng.
  2. Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong là niềm ham sống, khát vọng sống hạnh phúc tự do.
  3. Chất phác, mạnh mẽ, gan góc, táo bạo và sống phóng khoáng.
  4. Chất phác, mạnh mẽ, gan góc, táo bạo và sống phóng khoáng, giàu ý chí, niềm tin và luôn tin tưởng vào tương lai.

Câu 2: Câu nói "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu." đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp gì ở Mị?

  1. Mị đặt niềm tin mãnh liệt vào khả năng phản kháng, Mị ý thức rõ về sự tồn tại, khát vọng sống hạnh phúc của mình.
  2. Khắc họa phẩm chất tốt đẹp của người con gái Tây Bắc, tha thiết sống tự do cho tuổi trẻ. Mị hiểu nỗi khổ khi phải sống với người mà mình không yêu.
  3. Câu nói chất chứa tinh thần phản kháng, quyết liệt, niềm khát khao tự do của Mị. Mị thà chấp nhận làm nương, làm rẫy cực nhọc để được tự do còn hơn làm dâu con nhà giàu mà phải buộc mình vào kiếp nô lệ

Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ nói lên điều gì?

  1. Cuộc gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ, Mị thấy thương cho A Phủ, thương cho số phận của mình.
  2. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa những người lao động tuy có xuất thân khác nhau nhưng cùng chung một kẻ thù, đó là giai cấp thống trị.
  3. Cuộc gặp gỡ định mệnh giữ Mị và A Phủ họ đều là nạn nhân của giai cấp thống trị, họ cảm thương cho số phạn của nhau - những người bất hạnh.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Ở cuối tác phẩm, Tô Hoài có miêu tả không gian tối mịt, vậy cảnh tối ở tác phẩm này có gì khác so với “đêm tối như mực” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố?

  1. Cả hai tác phẩm đều mang không gian tối mịt, ẩn chứa nhiều sự bế tắc trong cuộc sống của nhân vật. Tuy nhiên, “Vợ chồng A Phủ” đã tìm ra được ánh sáng Cách mạng
  2. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là màn đêm của sự bế tắc, không lối thoát cho nhân vật. “Vợ chồng A Phủ” tác giả Tô Hoài đã để nhân vật của mình đi tìm ánh sáng Cách mạng qua con đường đêm tối.
  3. Hai tác phẩm đều không có sự khác nhau. Các nhân vật trong truyện đều là những người nông dân đi từ bóng tối ra ánh sáng để hướng tới ánh sáng của sự sống.
  4. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là màn đêm thăm thảm của sự bế tắc. “Vợ chồng A Phủ” màn đêm đã có chút ánh sáng tuy còn lu mờ, nhưng tìm được ánh sáng giác ngộ và đi theo con đường Cách mạng.

Câu 2: Ở góc độ người phân tích nhân vật văn chương thì lí giải nào sau đây là đúng nhất khi đánh giá hành động Mị chạy theo A Phủ ở cuối đoạn trích Vợ chồng A Phủ?

  1. Tựa đề tác phẩm là Vợ chồng A Phủ nên tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ.
  2. Tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ thì mới nói lên được chủ đề tác phẩm.
  3. Mị chán ghét sự không chung tình của A Sử, sự đối xử tệ bạc của nhà thống lí với mình nên bỏ chạy theo A Phủ để tìm chỗ dựa vững chắc hơn.
  4. Trong Mị tiềm ẩn khát vọng sống mãnh liệt, lại thêm hình ảnh tự do của A Phủ thôi thúc, dẫn đến sự cố gắng vươn lên vượt hoàn cảnh để tự giải phóng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay