Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 bài Vợ nhặt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Vợ nhặt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 25 - 26: VỢ NHẶT

(30 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1:  Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Kim Lân?

  1. Nên vợ nên chồng
  2. Con chó xấu xí
  3. O chuột
  4. Làng

Câu 2: Thể loại văn học của tác phẩm “Con chó xấu xí” (Kim Lân) là:

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Kịch
  4. Tùy bút

Câu 3: Tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1955
  2. 1960
  3. 1962
  4. 1964

Câu 4: Kim Lân là cây bút chuyên viết chuyện ngắn, có sở trường viết về:

  1. Người trí thức
  2. Người chiến sĩ
  3. Nông thôn và người nông dân
  4. Tầng lớp thành thị

Câu 5: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân được hoàn thành:

  1. sau khi hòa bình lập lại (1954)
  2. sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945)
  3. trước Cách mạng tháng Tám (1941)
  4. năm 1962.

Câu 6: Đề tài của truyện ngắn Vợ nhặt là:

  1. viết về người dân lao động sau Cách mạng tháng Tám.
  2. viết về người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
  3. viết về số phận của người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.
  4. viết về đời sống nông dân trong xã hội cũ.

Câu 7: Phần lớn sáng tác của Kim Lân viết theo thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Hồi kí
  4. Phóng sự

Câu 8: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân được in trong tập truyện nào và có tiền thân từ tác phẩm nào ?

  1. In trong Con chó xấu xi; tiền thân: Xóm ngụ cư
  2. In trong Nên vợ nên chồng; tiền thân: Xóm ngụ cư
  3. In trong Xóm ngụ cư; tiền thân: Con chó xấu
  4. In trong Con chó xấu xí; tiển thân : Nên vợ nên chồng

Câu 9: Tình huống truyện của “Vợ nhặt” là:

  1. Khát vọng sống và hạnh phúc của Tràng trong nạn đói
  2. Tràng – một người dân ngụ cư, xấu xí bỗng dung “nhặt” được vợ
  3. Tràng cưới thị về làm vợ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Tình huống truyện của “Vợ nhặt” có ý nghĩa gì?

  1. Phơi bày đến tận cùng tình cảnh thê thảm về thân phận khốn khổ của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
  2. Khẳng định Tràng là người vô cùng may mắn.
  3. Trong lúc đói khát, ai cũng có thể lấy được vợ.
  4. Làm cho người đọc rất đổi ngạc nhiên vì vợ mà lại nhặt được.

Câu 11: Nhân vật thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là người có xuất thân như thế nào?

  1. Không quê hương
  2. Không gia đình
  3. Không tên tuổi
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Công việc của Tràng là:

  1. Nông dân
  2. Kéo xe bò thuê
  3. Xay lúa thuê
  4. Cày thuê

Câu 13: Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?

  1. Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
  2. Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
  3. Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
  4. Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc

Câu 14: Một biểu hiện ở anh Tràng được tác giả nhắc đến nhiều lần khi anh mới “nhặt” được vợ là:

  1. Nói luôn miệng
  2. Hát khe khẽ
  3. Cười
  4. Mắt sáng lên lấp lánh

Câu 15: Kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” là hình ảnh:

  1. Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
  2. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
  3. Tiếng trống thúc thuế dồn dập
  4. Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
  1. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Nhan đề “Vợ nhặt” gợi ra điều gì?

  1. Gợi ra rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945
  2. Gợi ra hình ảnh một người đàn ông may mắn khi có vợ
  3. Gợi ra cảnh nhặt vợ dễ dàng khi có nhiều phụ nự
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?

  1. Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.
  2. Khỏe, chạy nhanh như ngựa.
  3. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?

  1. Thuần hậu, hiền lành, chất phác
  2. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
  3. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt
  4. Tấm lòng nhân hậu

Câu 4: Vì sao Kim Lân không đặt cho người vợ nhặt của Tràng một cái tên mà gọi chị ta là Thị?

  1. Phơi bày đến tận cùng tình cảnh khốn khổ của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tên Thị có sức khái quát, gợi lên số phân bi thảm của bao kiếp người đang sống trong sự đe doạ của nạn đói.
  2. Phơi bày đến tận cùng tình cảnh khốn khổ của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp năm 1945.
  3. Vì người đàn bà ấy đói khổ quá nên đã quên cả tên của mình.
  4. Tên Thị có sức khái quát, gợi lên số phân bi thảm của bao kiếp người đang sống trong sự đe doạ của nạn đói.

Câu 5: Vì sao khi đã về đến nhà Tràng rồi mà người vợ nhặt lại phải nén một tiếng thở dài ?

  1. Thị thấy hối hận vì đã theo Tràng về nhà.
  2. Vì thấy nhà Tràng cũng quá nghèo, Thị lo mình khó tránh khỏi chết đói.
  3. Thị lo lắng, sợ mẹ Tràng khống chấp nhận.
  4. Không thấy một ai ra đón mình.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc phức tạp trong lòng những người dàn ngụ cư, khi chứng kiến cái cảnh Tràng đưa người vợ "nhặt" qua xóm về nhà ?

  1. Vừa kinh ngạc vừa lo âu cho hoàn cảnh của Tràng
  2. Ngạc nhiên, lo âu xen lẫn chút vui mừng
  3. Vừa ngạc nhiên vừa ghen tị với Tràng
  4. Kinh ngạc và sợ hãi trước gia cảnh của Tràng

Câu 7: Điều gì làm không khí “đầm ấm hoà hợp” đến với gia đình nhà Tràng?

  1. Đã có chè khoán ăn.
  2. Tràng đang ế vợ nay đã lấy được vợ
  3. Tấm lòng nhân hậu của người mẹ nghèo.
  4. Sự xuất hiện của cô dâu mới.

Câu 8: Bà cụ Tứ của Kim Lân có phẩm chất gì?

  1. Nghèo khổ nhưng hoạt bát biết tính toán, hay tủi thân và rất thương người.
  2. Nghèo khổ, nhân hậu, thương con, giàu niềm tin vào cuộc sống và luôn hi vọng vào tương lai.
  3. Già nua nghèo khó nhưng rất xởi lởi, thương người.
  4. Nghèo khổ nhưng rất dí dỏm, hài hước.

Câu 9: Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, đón nàng dâu mới, Vì sao trong lúc đói khổ khốn cùng mà bà cụ Tứ lại “nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau”?

  1. Vì Tràng lấy vợ mà không mất tiền cưới hỏi.
  2. Vì nhà có con dâu mới làm đỡ mọi việc cho bà.
  3. Vì bà thương con nhưng không có gì cho chúng nên đành vỗ về, an ủi vậy.
  4. Vì người mẹ nghèo, nhân hậu, từng trải thấu hiểu lẽ đời đang nhen nhóm niềm vui, niềm hi vọng vào cuộc sống ngày mai.

Câu 10: Kết thúc tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân có gì khác so với các tác phẩm viết về số phận người dân lao động của các nhà văn hiện thực 1930-1945:

  1. tiến bộ hơn ở chỗ: nhân vật tuy vẫn đang ở trong hiện thực đói khát, trong tiếng trống thúc thuế dồn dập nhưng ở họ đã hướng niềm tin đổi đời về cách mạng.
  2. khác nhau ở chỗ: người lao động cuối cùng đã tự giải thoát được cho mình thoát khỏi hiện thực đói khát.
  3. tiến bộ hơn ở chỗ: người lao động đã phản kháng bằng cách đoàn kết, chung sức với nhau để lật nhào ách áp bức của phong kiến, địa chủ.
  4. đều giống nhau ở chỗ: số phận người lao động đều rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.

Câu 11: Những yếu tố nào đã tạo nên sức hấp dãn cho tác phẩm “Vợ nhặt”?

  1. Tình huống truyện, hình ảnh lãng mạn, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật.
  2. Tình huống truyện, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật, chiều sâu giá trị nhân bản.
  3. Tình huống truyện, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trào phúng.
  4. Tình huống truyện, tính cách nhân vật sắc nét, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật, chiều sâu giá trị nhân bản.

Câu 12: Vì sao “Vợ nhặt” viết về số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng mà kết thúc lại không hề bi đát?

  1. Vì Kim Lân có khả năng tiên đoán: cách mạng chắc chắn sẽ thành công.
  2. Vì tác phẩm ra đời năm 1962 khi cách mạng đã thành công và đã khiến cho cuộc đời của người nông dân nghèo tươi sáng.
  3. Vì nhà văn Kim Lân là người lạc quan, ông muốn tạo niềm tin vững chắc cho người đọc về tương lai tươi sáng.
  4. Vì người nông dân luôn có khát vọng đổi đời, luôn sống lạc quan.

Câu 13: Kim Lân miêu tả cảnh nhặt vợ không tìm hiểu, không, cưới hỏi của Tràng nhằm mục đích gì?

  1. Khẳng định người nông dân mộc mạc, sống đơn giản không cần nghi lễ.
  2. Nhằm làm nổi bật sự nghèo khó của người dân ngụ cư.
  3. Người đàn bà tự nguyện đi theo Tràng là tự rẻ rúng mình.
  4. Làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng.

Câu 14: Mạch truyện của “Vợ nhặt” được dẫn dắt như thế nào?

  1. Mạch truyện được dẫn dắt từ bữa cơm thảm hại đón cô dâu trong ngày đói.
  2. Truyện được dẫn dắt hợp lí, các cảnh trong truyện đều xuất phát từ tình huống anh Tràng lấy được vợ giữa ngày đói khủng khiếp.
  3. Mạch truyện tuôn trào theo dòng cảm xúc của niềm khát khao hạnh phúc dâng trào trong tâm hồn Tràng.
  4. Mạch truyện được dẫn dắt từ cơn đói cồn cào của nhân vật chính, bởi cái đói đã dẫn đến mọi sự việc.

Câu 15: Khi xây dựng nhân vận, người đàn bà thành một nhân vật "không tên", Kim Lân không nhằm dụng ý nào dưới đây?

  1. Muốn tạo một sắc thái mỉa mai, giễu cợt cho câu chuyện và đưa ra một lời cảnh báo nào đó đối với mọi người.
  2. Muốn cho thấy số phận của nhân vật này cũng là số phận chung của nhiều người.
  3. Muốn cho thấy cái tăm tối, thê thảm trong số phận người phụ nữ lao động trong những ngày đói khát cùng cực.
  4. Muốn tô đậm tính chất may rủi liều lĩnh trong hành động chọn vợ và cái bi đát trong sô phận của nhân vật Tràng.

Câu 16: Dòng nào dưới đây nêu không đúng lí do chủ yếu khiến bữa ăn chỉ chỉ có cháo, rau và muối nhưng "cả nhà đều ăn rất ngon"?

  1. Vì lúc đói ăn gì cũng cảm thấy ngon.
  2. Vì ai cũng cảm nhận được không khí đầm ấm hoà hợp của gia đình trong bữa ăn.
  3. Vì chưa bao giờ cả ba người lại được quay quần, hoà hợp trong bữa ăn như thế.
  4. Vì bữa ăn rau, cháo thanh đạm, vẫn có vị ngon lành riêng của nó.

Câu 17: Vì sao dù biết rằng mình đang phải ăn cám thay cơm nhưng người con dâu vẫn "điềm nhiên cho vào miệng"?

  1. Vì một người từng chịu đói khát cùng cực như thị thì việc ăn cám không còn là chuyện lạ.
  2. Vì người con dâu muốn chứng tỏ mình hoàn toàn có thể trở thành vợ hiền dâu đảm.
  3. Vì người con dâu giữ ý không muốn mẹ chồng phải ngượng ngùng khó xử.
  4. Vì người con dâu đã ác định: cám cũng phải ăn để cố mà sống qua những ngày đói.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không phù hợp với tác phẩm “Vợ nhặt”?

  1. Con người đói khát đến mức gần kề cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao tổ ấm gia đình, vẫn đùm bọc cưu mang nhau, vẫn không bao giờ cạn kiệt niềm tin vào tương lai và hi vọng sự đổi thay.
  2. Tác phẩm giúp người đọc hiểu tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
  3. Tác phẩm đã tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá không sao tránh khỏi cái chết.
  4. Những trang phân tích và diễn tả tâm lí chính xác, sâu sắc, hóm hỉnh và tinh tế đã tạo nên sức sống cho cho tác phẩm.

Câu 19: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề “Vợ nhặt”?

  1. Gợi lên tình huống éo le bi thảm, vui buồn mà thấm đẫm tình người, phù hợp với nội dung tác phẩm và gợi ra số phận bi thảm của nhân vật chính: con người quá rẻ rúng.
  2. Gợi ra số phận bi thảm của nhân vật chính: con người quá rẻ rúng.
  3. Gợi lên tình huống éo le bi thảm, vui buồn mà thấm đẫm tình người, phù hợp với nội dung tác phẩm.
  4. Khẳng định ngày đói lấy vợ quá dễ dàng: không cần tìm hiểu, cưới hỏi.

Câu 20: Việc Tràng bỗng nhiên có người theo không về làm vợ ngay vào giữa những ngày đói khủng khiếp khiến cho cả nhân vật lẫn người đọc lâm vào trạng thái khó xử: không biết là may hay là rủi, chuyện vui hay chuyện buồn, nên mừng hay nên lo,... Theo đó, không nên dùng từ ngữ nào sau đây chỉ loại tình huống này ?

  1. Tình huống oái oăm
  2. Tình huống éo le
  3. Tinh huống kì dị
  4. Tình huống trớ trêu

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?

  1. Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.
  2. Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.
  3. Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.
  4. Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.

Câu 2: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Bà lão hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự”. Đó là cơ sự gì? Giải thích vì sao bà lão lại khóc?

  1. Cơ sự là: nhà đã nghèo mà phải đèo bòng. Bà cụ khóc vì thấy khốn khổ, tủi nhục cho số phận của mình.
  2. Cơ sự là: nhà nghèo, đói khát, sợ các con không nuôi nổi nhau sống qua ngày. Bà khóc vì thấy khổ cho con mình.
  3. Cơ sự là: bà cụ thấy buồn cho số phận của mình vì đã không cưới được vợ cho con trong cái cảnh nhà nghèo, sợ con chết đói, nên bà khóc.
  4. Cơ sự là: bà cụ Tứ phải dựng vợ gả chồng cho con khi trong nhà khốn khó, đối diện với nạn đói khủng khiếp. Bà khóc vì lo lắng, thương con, tủi phận mình.

Câu 3: Truyện ngắn “Vợ nhặt” ít nhiều đã phản ánh hiện thực khốc liệt của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, 1945 ở nước ta. Anh/chị biết gì về nạn đói này?

  1. Nạn đói năm Ất Dậu 1945, khiến hơn hai triệu đồng bào ta từ Quảng Trị ra Bắc Kì bị chết đói. Chính sự khai thác, vơ vét, bóc lột tàn tệ của bè lũ thực dân, phát xít đối với đồng bào ta nhằm phục vụ chiến tranh Đông Dương.
  2. Nạn đói trong chiến tranh chống thực dân và phát xít xâm chiếm nước ta, bắt dân ta chịu mọi loại khổ cực về nông nghiệp, khiến đồng bào nước ta khắp nơi đều lâm vào cảnh đói khát, thiếu thốn đủ điều.
  3. Nạn đói khủng khiếp xảy ra ở nước ta vào năm Ất Dậu, 1945 khiến hàng ngàn người chết đói do đế quốc Mĩ gây ra, chúng bắt dân ta nộp những thứ thuế vô lí, chúng mở nhfa từ nhiều hơn trường học, chúng bắt dân ta trồng đay thay vì trồng lúa
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Theo anh/chị, vì sao bà cụ Tứ lại nói với các con của mình là “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… thay vì … u cũng bằng lòng?”

  1. Bà cụ Tứ vui mừng, đồng thuận theo cái duyên của con cái đến với nhau.
  2. Bà cụ Tứ bằng lòng chấp thuận nhưng còn thể hiện được niềm vui cùng thái độ rộng lượng của bà cụ.
  3. Vì bà cũng hiểu cho hoàn cảnh của con trai mình cũng như người con gái mà con trai mình dẫn về làm vợ trong cái hoàn cảnh đói khát đó lá cái duyên cái số với nhau khó mà tránh khỏi.

Câu 2: Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” đã để lại cho anh/chị suy nghĩ gì?

  1. Là chi tiết quan trọng giúp thúc đẩy câu chuyện, từ bát bánh đúc ấy mà thị thành vợ Tràng. Hình ảnh bắt bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân. Trong buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp.
  2. Là chi tiết nói lên tính cách, phẩm chất của nhân vật thị. Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái đói. Tràng đã cứu sống thị.
  3. Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy cốt truyện, khắc họa số phận, phẩm chất, tính cách của nhân vật. Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: Cảm thông với nỗi khổ của con người qua đó cũng tố cáo, lên án những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh nạn đói thảm khốc. Đồng thời Kim Lân cũng ca ngợi vẻ đẹp của tình người ở người lao động trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay