Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4: Văn bản 1: mùa xuân nho nhỏ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Văn bản 1: mùa xuân nho nhỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

TIẾT 1: VĂN BẢN 1: MÙA XUÂN NHO NHỎ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

A. Viết tháng 11- 1980, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

B. Viết tháng 11- 1981, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời

C. Viết tháng 11- 1982, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

D. Viết tháng 11- 1979, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

Câu 2: Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

A. Đêm nay Bác không ngủ

B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

C. Đồng chí

D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 3: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

A. 2/2

B. 1/3

C. 2/3, 3/2

D. 2/3, 2/2

Câu 4: Tên thật của nhà văn Thanh Hải là gì?

A. Cao Bá Quát

B. Nguyễn Ái Quốc

C. Nguyễn Khoa Điềm

D. Phạm Bá Ngoãn

Câu 5: Khi viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả đang trong hoàn cảnh nào?

A. Đang đi du lịch ở nước ngoài

B. Bị bệnh, một tháng trước lúc qua đời

C. Cuộc sống thiếu thốn

D. Khi đất nước còn đang chiến tranh

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

A. "lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng

B. con chim chiền chiện hót vang trời

C. bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh

D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 2: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ?

A. Hào hùng, mạnh mẽ

B. Bâng khuâng, tiếc nuối

C. Trong sáng, thiết tha

D. Nghiêm trang, thành kính

Câu 3: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Câu 4: Cảm xúc nào của nhà thơ được thể hiện trong những dòng thơ sau: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?

A. sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây khi thấy đất trời vào xuân

B. sự chăm chú ngắm nhìn

C. sự chán ghét

D. bình thường, không có cảm xúc gì quá đặc biệt

Câu 5: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ?

A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.

B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.

C. Lộc trải dài nương mạ.

D. Lộc giắt đầy trên lưng

Câu 6: Mùa xuân của đất trời đã được tác giả phác họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ?

A. Màu sắc, hình ảnh, âm thanh.

B. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót.

C. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót giọt âm thanh.

D. Cảnh sắc của xứ Huế.

Câu 7: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Ẩn dụ

Câu 8: Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?

A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước

B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế

C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội

D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc

Câu 9: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hình ảnh người cầm súng trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" gợi ta nghĩ đến ai?

A. Người nông dân

B. Người chiến sĩ

C. Người kĩ sư

D. Người bác sĩ

Câu 2: Hình ảnh người ra đồng trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" gợi ta nghĩ đến ai?

A. Người nông dân

B. Người chiến sĩ

C. Người kĩ sư

D. Người bác sĩ

Câu 3: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện được điều gì ở tác giả?

A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.

B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.

C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.

D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.

Câu 4: Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ ?

A. Cành hoa, con chim hót.

B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.

C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến

D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.

Câu 5: Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên?

A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước

B. Tình yêu cuộc sống

C. Khát vọng cống hiến cho đời

D. Cả 3 ý trên

4. VẬN DỤNG NÂNG CAO

Câu 1:  Chi tiết tác giả muốn làm "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" thể hiện điều gì?

A. Khát vọng được hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp

B. Khát vọng được hòa nhập vào thiên nhiên vô hạn của con người hữu hạn, khát vọng được hòa nhập và cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

C. Khát vọng tự do

D. Khát vọng được cống hiến cho đời.

Câu 2: Những hình ảnh “ con chim” , “cành hoa” , “nốt trầm xao xuyến” cùng có chung một ý nghĩa biểu tượng gì ?

A. Là những gì tươi đẹp , có ích cho cuộc đời.

B. Là những gì bình dị ,nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời .

C. Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời.

D. Là những hình ảnh đẹp nhất của mùa xuân

Câu 3: Khi nói về mùa xuân của đất nước, vì sao nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

A. Vì bản thân tác giả là một người lính

B. Vì gia đình tác giả có truyền thống yêu nước

C. Vì họ gắn với hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước tại thời điểm bài thơ ra đời

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay