Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 24 - Xâu kí tự
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24 - Xâu kí tự. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 24: XÂU KÍ TỰ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu:
A. Nháy đơn (‘’) hoặc nháy kép (“”)
B. Ngoặc đơn ()
C. Ngoặc vuông []
D. Ngoặc nhọn {}
Câu 2: Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.
Câu 3: Chương trình trên giải quyết bài toán gì?
s = ""
ư
s = s + str(i)
print(s)
A. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 10.
B. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 9.
C. In một chuỗi kí tự từ 1 tới 10.
D. In một chuỗi kí tự từ 1 đến 9.
Câu 4: Để biết độ dài của xâu s ta dùng hàm gì?
A. str(s).
B. len(s).
C. length(s).
D. s.len().
Câu 5: Có bao nhiêu xâu kí tự nào hợp lệ?
1) “123_@##”
2) “hoa hau”
3) “346h7g84jd”
4) python
5) “01028475”
6) 123456
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3
Câu 6: rong Python, xâu nào chương trình sẽ báo lỗi
A. 'This is a string in Python'
message = "This is also a string".
B. '"Beautiful is better than ugly.". Said Tim Peters'.
C. Không có xâu bị lỗi.
D. 'It\'s also a valid string'
Câu 7: Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
B. Xâu s1 bằng xâu s2.
C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Câu 8: Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.
Câu 9: Sau khi thực hiện lệnh sau, biến s sẽ có kết quả là
s1 ="3986443"
s2 = ""
for ch in s1:
if int(ch) % 2 == 0:
s2 = s2 + ch
print(s2)
A. 3986443.
B. 8644.
C. 39864.
D. 443.
Câu 10: Trong Python, câu lệnh nào dùng để tính độ dài của xâu s?
A. len(s).
B. length(s).
C. s.len().
D. s. length().
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Cho s = “123456abcdefg”, s1 = “124”, s2 = “235”, s3 = “ab”, s4 = “56” + s3
Có bao nhiêu biểu thức lôgic sau đúng?
1) s1 in s.
2) s2 in s.
3) s3 in s.
4) s4 in s.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?
>>> s = “abcdefg”
>>> print(s[2])
A. ‘c’.
B. ‘b’.
C. ‘a’.
D. ‘d’.
Câu 3: Biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai?
S1 = “12345”
S2 = “3e4r45”
S3 = “45”
S3 in S1
S3 in S2
A. True, False.
B. True, True.
C. False, False.
D. False, True.
Câu 4: Chương trình sau giải quyết bài toán gì?
n = input("Nhập n")
s = ""
for i in range(n):
if i % 2 == 0:
s. append(i)
print(s)
A. In ra một chuỗi các số từ 0 tới n.
B. Chương trình bị lỗi.
C. In ra một chuỗi các số lẻ từ 0 đến n.
D. In ra một chuỗi các số chẵn từ 0 đến n – 1.
Câu 5: Cho xâu s1=’abc’, xâu s2=’abc’. Khẳng định nào sau đây đúng
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
B. Xâu s1 bằng xâu s2.
C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Câu 6: Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?
A. "123".
B. "0123".
C. "01234".
D. "1234".
Câu 7: Chuỗi sau được in ra mấy lần?
s = "abcdefghi"
for i in range(10):
if i % 4 == 0:
print(s)
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 8: Chương trình sau cho kết quả là bao nhiêu?
name = "Codelearn"
print(name[0])
A. “C”.
B. “o”.
C. “c”.
D. Câu lệnh bị lỗi.
Câu 9: Biểu thức logic "01" in "10101" sẽ trả về giá trị gì?
A. True.
B. False.
C. true.
D. false.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có thể truy cập từng kí tự của xâu thông qua chỉ số.
B. Chỉ số bắt đầu từ 0.
C. Có thể thay đổi từng kí tự của một xâu.
D. Python không có kiểu dữ liệu kí tự.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Kết quả của chương trình sau nếu s = “python1221” là gì?
s = input("Nhập xâu kí tự bất kì:")
kq = False
for i in range(len(s)-1):
if s[i] == "2" and s[i+1] == "1":
kq = True
break
print(kq)
A. True.
B. False.
C. Chương trình bị lỗi.
D. Vòng lặp vô hạn.
Câu 2: Kết quả đoạn chương trình sau là gì? S = "0123456789" T = "" for i in range(0, len(S), 2): T = T + S [i] print(T)
A. "".
B. "02468".
C. "13579".
D. "0123456789".
Câu 3: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?
>>> s = “0123145”
>>> s[0] = ‘8’
>>> print(s[0])
A. ‘8’.
B. ‘0’.
C. ‘1’.
D. Chương trình bị lỗi.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:
s1=’a’
s2=’b’
print(s1+s2)
Kết quả trên màn hình là:
A. ‘a’
B. ‘b’
C. ‘ab’
D. ‘ba’
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
y=’abcae’
x1=’a’
x2=’d’
print(y.replace(x1,x2))
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ’bce’
B. ’adbcade’
C. ’dbcde’
D. ’dbcae’
Câu 3: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[1:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ‘abc’
B. ‘bcde’
C. ‘bcd’
D. ‘cde’
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 24: Xâu kí tự (2 tiết)