Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 31 - Thực hành viết chương trình đơn giản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 31 - Thực hành viết chương trình đơn giản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 31: THỰC HÀNH VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Các bước cần phải có khi giải toán trên máy tính là

A. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, diễn tả thuật toán, hiệu chỉnh, viết tài liệu.

B. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, viết tài liệu.

C. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu.

D. Xác định bài toán, viết thuật toán, viết chương trình, viết tài liệu.

Câu 2: Giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua mấy bước?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3: Thuật toán tối ưu là

A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ...

B. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...

C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...

D. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán...

Câu 4: Dùng lệnh nào sau đây để có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách?

A. Lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range().

B. Lệnh append().

C. Lệnh for .... in.

D. Lệnh len().

Câu 5: Mỗi bài toán được đặc tả bởi mấy thành phần?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 6: Muốn thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?

A. s=s.replace(‘a’,’’).

B. s=s.replace(‘a’).

C. s=replace(a,’’).

D. s=s.replace().

Câu 7: Các tính chất của thuật toán là

A. Tính đúng đắn.

B. Tính xác định

C. Tính dừng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Các khối lệnh trong cấu trúc tuần tự sẽ được thực hiện ra sao?

A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.

B. Khối lệnh này tương ứng với cấu trúc rẽ nhánh và được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện if.

C. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.

D. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.

Câu 9: Output là gì?

A. Thông tin ra.

B. Thông tin vào.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đoạn lệnh nào sau đây dùng để viết hàm nhập số nguyên n từ bàn phím. Hàm sẽ trả lại số đã nhập

A. def NhapDL()        n = int(("Nhập số nguyên n: "))        return n.

B. def NhapDL():        n = int(("Nhập số nguyên n: "))        return n.

C. def NhapDL():        n = float(("Nhập số nguyên n: "))        return n.

D. def NhapDL():        n = int(("Nhập số nguyên n: ")).

Câu 2: Biểu diễn số 340 từ hệ thập phân sang hệ hecxa

A. 145.

B. 154.

C. 155.

D. 156.

Câu 3: Điền vào chỗ trống cho thích hợp

Thuật toán để giải một bài toán là dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy từ .......... của bài toán ta nhận được .......... cần tìm

A. Input - Output.

B. Output - Input.

C. Phương pháp - Kết quả.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Cho 4 số nguyên. Cần tối thiểu bao nhiêu phép so sánh để luôn có thể sắp xếp 4 số này theo thứ tự tăng dần?

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 6.

Câu 5: Thiết bị nào sau đây dùng để chứa dữ liệu lâu dài?

A. Đĩa cứng.

B. Máy chiếu.

C. Máy in.

D. MainBoard.

Câu 6: Muốn xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh gì?

A. del a[1:2].

B. del a[0:2].

C. del a[0:3].

D. del a[1:3].

Câu 7: Cho đoạn lệnh sau:

for i in range(5):

print(i)

Trên màn hình i có các giá trị là

A. 0 1 2 3 4 5.

B. 1 2 3 4 5.

C. 0 1 2 3 4.

D. 1 2 3 4.

Câu 8: Hàm nào dưới đây được dùng để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại?

A. lower().

B. len().

C. upper().

D. srt().

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Giả sử chương trình có lệnh nhập dữ liệu sau:

n = int(input("Nhập số nguyên n: "))

Khi nhập 1.5 thì chương trình có lỗi ngoại lệ nào?

A. SyntaxError.

B. ValueError.

C. TypeError.

D. IndexError.

Câu 2: Giả sử chương trình có lệnh nhập dữ liệu sau:

n = int(input("Nhập số nguyên n: "))

Khi nhập 1.5 thì chương trình có lỗi ngoại lệ nào?

A. SyntaxError.

B. ValueError.

C. TypeError.

D. IndexError.

Câu 3: Chương trình sau sẽ in ra số nào?

>>> def f(x,y):

z = x + y

return x*y*z

>>> f(1,4)

A. 10.

B. 18.

C. 20.

D. 30.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Với N=102, M=78 hãy dựa vào thuật toán sau để tìm kết quả đúng:

B1: Nhập M, N

B2: Nếu M = N thì lấy giá trị chung rồi chuyển sang B5.

B3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại B2.

B4: N = N - M rồi quay lại B2.

B5: Đưa ra kết quả rồi kết thúc.

A. 24.

B. 12.

C. 6.

D. 5.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay