Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
BÀI 17: MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI GIA SÚC VÀ GIA CẦM
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Tại sao phải có chuồng nuôi cho vật nuôi?
Trả lời:
Cần phải có chuồng nuôi khi nuôi vật nuôi là:
- Bảo vệ vật nuôi khỏi các tác nhân bên ngoài.
- Kiểm soát chất lượng dinh dưỡng và giảm rác thải.
- Kiểm soát bệnh tật và sự lây lan.
- Tăng hiệu quả sinh sản.
Câu 2: Kể tên kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm phổ biến.
Trả lời:
Những kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm phổ biến là: kiểu chuồng kín, kiểu chuồng hở, kiểu chường kín - hở linh hoạt.
Câu 3: Kể tên các thiết bị được sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp.
Trả lời:
Các thiết bị được sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp là: máng ăn tự động, núm uống tự động.
Câu 4: Nêu những yêu cầu cơ bản khi xây dựng chuồng nuôi gia súc và gia cầm.
Trả lời:
Chuồng nuôi gia súc, gia cầm cần được xây dựng đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật đối với từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi, đảm bảo thuận tiện trong chăm sóc và phù hợp điều kiện kinh tế cũng như tôn trọng cộng đồng.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm của kiểu chuồng kín.
Trả lời:
Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...), phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn. Kiểu chuồng này dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của kiểu chuồng hở.
Trả lời:
Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...), phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn. Kiểu chuồng này dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của kiểu chuồng kín - hở linh hoạt.
Trả lời:
Kiểu chuồng kín - hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bat che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng hở. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng kín.
Câu 4: Chuồng nuôi gia súc, gia cầm cần đảm bảo các yêu cầu xây dựng nào?
Trả lời:
Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi:
- Vị trí, địa điểm: chọn vị trí cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, xa khu dân cư, chợ, trường học,... và giao thông thuận tiện.
- Mặt bằng xây dựng: tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi.
- Chia khu riêng biệt: nhà trực, khu cách li, khu làm việc của nhân viên kĩ thuật, nhà kho, khi chế biến thức ăn, khu chăn nuôi, khi vệ sinh khử trùng, khu thay quần áo cho công nhân,...
- Thiết kế chuồng: phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và thuận tiện trong nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Nền chuồng: nền cao hơn mặt đất 30-50cm để tránh ẩm ướt, không trơn trượt, độ dốc 1-2% đối với chuồng nền và có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn.
- Mái chuồng: cao 3-4m để đảm bảo thông thoáng. Sử dụng vật liệu cách nhiệt giúp chống nóng. Mái có độ dốc 30-40%, kiểu 2 và 4 mái.
- Dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi: đầy đủ, phù hợp với đối tượng vật nuôi và từng giai đoạn sinh trưởng. Trang thiết bị chăn nuôi phải đảm bảo hiệu quả, an toàn và dễ vệ sinh.
- Hệ thống xử lí chất thải: hố thu gom chất thải, rãnh, cống thoát, hệ thống biogas hoặc các hệ thống xử lí khác.
Câu 5: Chuồng nuôi lợn thịt khép kín có những yêu cầu gì để đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng?
Trả lời:
- Chuồng cần được thiết kế với hệ thống thông gió hiệu quả để đảm bảo không khí trong chuồng luôn thoáng mát.
- Cần có hệ thống điều hòa không khí.
Câu 6: Vì sao trong chuồng nuôi bò nên chia ô cá thể?
Trả lời:
Trong chuồng nên chia ô cá thể để tránh bò tranh giành thức ăn hay húc nhau.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Vì sao trong chuồng nái đẻ phải chia hai ô hoặc sử dụng cũi để tách riêng lợn mẹ và lợn con?
Trả lời:
Khu vực nuôi nái đẻ và lợn cao theo mẹ thường chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mè con khi nằm.
Câu 2: Tại sao gà con mới nở cần được nuôi úm trong quây?
Trả lời:
Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành, khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh. Vì vậy gà con mới nở cần được nuôi úm trong quây.
Câu 3: Hãy cho biết sự khác nhau giữa chuồng gà thịt nuôi nền với chuồng gà đẻ nuôi nền.
Trả lời:
- Chuồng gà thịt nuôi nền: bố trí quây úm cho gà con mới nở ngay tại chuồng.
- Chuồng hè đẻ nuôi nền: bố trí ổ đẻ để tránh gà đẻ ở nền dễ gây dập vỡ hay sót trứng khi nhặt.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nêu ưu, nhược điểm sử dụng chuồng lồng trong nuôi gà đẻ.
Trả lời:
- Ưu điểm:
+ Chuồng lồng giúp tiết kiệm diện tích so với việc nuôi gà đẻ trên mặt đất.
+ Gà mẹ và trứng được bảo vệ an toàn hơn trong chuồng lồng, không bị động vật hoặc người khác đánh bắt hoặc ăn trộm.
+ Việc thu hoạch trứng và chăm sóc gà con dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Nhược điểm: Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn khi mà có quá nhiều con vật trong cùng một ô chuồng lớn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.
Câu 2: Trình bày một vài yêu cầu về chuồng nuôi bò ở địa phương em.
Trả lời:
- Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy.
- Chuồng nuôi bò được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo thoáng mát và thoát nước tốt.
- Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 40-50cm. Rãnh thoát nước tiểu, phân được bố trí chạy dọc phía say chuồng. Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông, tránh láng xi măng trơn trượt. Trên nền chuồng rải cát hoặc rưm, rạ băm nhỏ.
- Đối với hệ thống chuồng nuôi kín hai dãy: bò nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn. Máng ăn và máng uống bố trí dọc theo lối cấp thức ăn, phía trước mỗi dãy chuồng.
- Máng uống: có thể sử dụng máng uống tự động hoặc bán tự động.
- Hệ thống làm mát: sử dụng quạt thông gió hoặc hệ thống phun sương tự động kết hợp cả hai đặt dọc theo lối cấp thức ăn.
- Đối với hệ thống chuồng kín hiện đại: bố trí hệ thống thông khí, làm mát tự động và các hệ thống cảm biến nhiệt độ, độ ẩm,...
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm