Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 4 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 2)
Câu 1: Kể tên một số bệnh ở vật nuôi.
Trả lời:
Một số bệnh ở vật nuôi là: bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sinh sản, bệnh kí sinh trùng,...
Câu 2: Kể tên một số bệnh thường gặp ở lợn.
Trả lời:
Một số bệnh thường gặp ở lợn là: lở mồm long móng, tiêu chảy ở lợn, cầu trùng ở lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng ở lợn, Lepto (xoắn khuẩn), sưng phù đầu,...
Câu 3: Kể tên một số bệnh ở gia cầm có thể lây sang người.
Trả lời:
Một số bệnh ở gia cầm có thể lây sang người là: virus H5N1, virus H5N6, vi khuẩn Pasteurella multocida,...
Câu 4: Kể tên một số bệnh ở trâu, bò.
Trả lời:
Một số bệnh ở trâu, bò là: bệnh tụ huyết trùng, bệnh anthrax, bệnh giun đũa, bệnh lở mồm long móng, bệnh ngộ độc thức ăn, bệnh viêm vú, bệnh lao,...
Câu 5: Liệt kê một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh.
Trả lời:
Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh là:
- Phân tích gen. - Phân tích gen.
- Biến đổi gen. - Biến đổi gen.
- Kỹ thuật siRNA. - Kỹ thuật siRNA.
- Kỹ thuật PCR. - Kỹ thuật PCR.
- Tế bào gốc. - Tế bào gốc.
Câu 6: Nêu biện pháp phòng và trị bệnh tiên mao trùng.
Trả lời:
- Phòng bệnh: - Phòng bệnh:
+ Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng. + Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng.
+ Ở những vùng thường xuyên xuất hiện bệnh thì có thể dùng thuốc đặc trị tiêm phòng cho gia súc vào mùa phát bệnh (mùa mưa). + Ở những vùng thường xuyên xuất hiện bệnh thì có thể dùng thuốc đặc trị tiêm phòng cho gia súc vào mùa phát bệnh (mùa mưa).
- Điều trị: Con vật mắc bệnh cần được cách li, điều trị kịp thời bằng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. - Điều trị: Con vật mắc bệnh cần được cách li, điều trị kịp thời bằng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Câu 7: Trình bày vai trò của phòng, trị bệnh đối với sức khỏe cộng đồng.
Trả lời:
Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ đem lại lợi ích lớn đối với sức khỏe cộng đồng, vì:
- Phòng, trị bệnh tốt sẽ giúp cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng. - Phòng, trị bệnh tốt sẽ giúp cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
- Ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung. - Ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung.
Câu 8: Mô tả đặc điểm khi lợn bị bệnh dịch tả cổ điển.
Trả lời:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: Lợn bị bệnh thường sốt cao 40-41oC, bỏ ăn, uống nhiều nước, mũi khô, mắt đỏ, phân táo. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tại,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt, tai và mõm bị tím tái. Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang. có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim, niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.
Câu 9: Hãy chọn biểu hiện đặc trưng thích hợp của bệnh cúm gia cầm để đặt tên cho các ảnh trong hình 14.1
Trả lời:
Hình a: con vật ủ rũ; mào sưng tích nước, đỏ sẫm
Hình b: Da chân có xuất huyết đỏ
Câu 10: Nêu biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
Trả lời:
- Phòng bệnh: Nuôi dưỡng, chăm sóc dùng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. - Phòng bệnh: Nuôi dưỡng, chăm sóc dùng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh mỗi năm 2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Điều trị: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với thuốc trợ sức cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Khi con vật có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần báo cho cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lí và điều trị bệnh. - Điều trị: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với thuốc trợ sức cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. Khi con vật có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần báo cho cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lí và điều trị bệnh.
Câu 11: Trình bày kỹ thuật phân tích gen trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh.
Trả lời:
Phân tích gen: Phân tích gen giúp xác định chính xác các tế bào, di truyền và dấu vết bệnh tật trong cơ thể. Kỹ thuật này được sử dụng để chẩn đoán các bệnh di truyền, ung thư và các bệnh lý khác.
Câu 12: Nêu biểu hiện của vật nuôi khi mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ.
Trả lời:
Con vật bị bệnh có biểu hiện dạ cỏ căng to, nhất là ở hõm hông bên trái; lưng hơi cong lên; ngừng ăn, khó thở và có thể chết do ngạt thở trong trường hợp cấp tính.
Câu 13: Tại sao bệnh truyền nhiễm lại gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi?
Trả lời:
Bệnh truyền nhiễm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi vì bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh thành dịch.
Câu 14: Hãy mô tả vòng đời của giun đũa lợn.
Trả lời:
Vòng đời của giun đũa lợn là:
- Trứng giun theo phân ra ngoài. - Trứng giun theo phân ra ngoài.
- Trứng phát triển thành dạng có phôi, có thể gây nhiễm. - Trứng phát triển thành dạng có phôi, có thể gây nhiễm.
- Lợn nuốt phải trưungs giun có phôi, giải phóng ra ấu trùng trong đường tiêu hóa. - Lợn nuốt phải trưungs giun có phôi, giải phóng ra ấu trùng trong đường tiêu hóa.
- Ấu trùng đi vào niêm mạc đường tiêu hóa, qua mạch máu di chuyển đến gan. - Ấu trùng đi vào niêm mạc đường tiêu hóa, qua mạch máu di chuyển đến gan.
- Tại gan, ấu trùng di chuyển ra phía ngoài tạo ra các đốm trắng trên bề mặt gan. - Tại gan, ấu trùng di chuyển ra phía ngoài tạo ra các đốm trắng trên bề mặt gan.
- Ấu trùng vào phổi, phát triển tiếp, sau đó có thể vào đường tiêu hóa qua hầu họng. - Ấu trùng vào phổi, phát triển tiếp, sau đó có thể vào đường tiêu hóa qua hầu họng.
- Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành dạng trưởng thành. - Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành dạng trưởng thành.
Câu 15: Hình 14.3 thể hiện những biểu hiện đặc trưng bào của bệnh cầu trùng gà?
Trả lời:
Phân toàn máu, con vật gầy rộc, mào, da nhợt nhạt, xù lông, mắt nhắm nghiền
Câu 16: Hãy nêu biểu hiện đặc trưng của bệnh tiên mao trùng.
Trả lời:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: ở thể cấp tính, con vật thường sốt cao, rối loạn thần kinh và chết nhanh. Ở thể mãn tính, con vật sốt gián đoạn (ngày sốt, ngày không), thiếu máu suy nhược kéo dài, mất dần khả năng sản xuất, có thể dẫn đến chết hàng loạt.
Câu 17: Nêu nhược điểm của phương pháp lên men truyền thống.
Trả lời:
Theo phương pháp truyền thống, các vi sinh vật được nuôi cấy, nhân lên, sau đó trải qua quy trình phức tạp để chiết tách kháng sinh. Kháng sinh được sản xuất trong hệ thống lên men từng mẻ nên tốn nhiều thời gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm và do đó tăng giá thành, hơn nữa, khó đảm bảo chất lượng đồng đều cho sản phẩm.
Câu 18: Cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi khi mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ có tác dụng gì?
Trả lời:
Để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò lại cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi vì: việc ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi pH và môi trường trong đường ruột của động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Khi động vật nhiễm bệnh, chúng có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và mất cân nặng. Vì vậy, cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi.
Câu 19: Tìm hiểu và cho biết hiện nay có bao nhiêu loại mầm bệnh trên cơ thể vật nuôi. Và chúng có lây lan đến con người hay không?
Trả lời:
- Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 1400 loại mầm bệnh bao gồm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm mốc gây bệnh cho người. - Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 1400 loại mầm bệnh bao gồm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm mốc gây bệnh cho người.
- Có khoảng 800 loại là bệnh lây truyền lây chung giữa động vật và người. Những thập niên gần đây, có khoảng 75% số bệnh mới nổi ở người là có liên quan đến động vật. - Có khoảng 800 loại là bệnh lây truyền lây chung giữa động vật và người. Những thập niên gần đây, có khoảng 75% số bệnh mới nổi ở người là có liên quan đến động vật.
Câu 20: Hãy đề xuất các biện pháp để phòng, trị bệnh đối với lợn đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường.
Trả lời:
Một số biện pháp để phòng, trị bệnh đối với lợn đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường là:
- Sử dụng thuốc vaccine được Việt Nam cấp phép. - Sử dụng thuốc vaccine được Việt Nam cấp phép.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại định kỳ, thường xuyên. - Thực hiện vệ sinh chuồng trại định kỳ, thường xuyên.
- Kiểm soát chất thải của lợn. - Kiểm soát chất thải của lợn.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. - Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.