Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 2 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI
(PHẦN 1)
Câu 1: Khái niệm giống vật nuôi là gì?
Trả lời:
Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Câu 2: Chọn giống vật nuôi là gì?
Trả lời:
Chọn vật nuôi làm giống (chọn giống vật nuôi) là xác định và chọn những con vật nuôi (đực và cái) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản).
Câu 3: Nhân giống là gì?
Trả lời:
Nhân giống là cho giao phối con đực và con cái với nhau nằm tạo ra đời sau có năng suất và chất lượng tốt.
Câu 4: Nêu vai trò của giống vật nuôi.
Trả lời:
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc các giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. - Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc các giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 5: Liệt kê một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Trả lời:
Các chỉ tiêu về ngoại hình bao gồm: hình dáng thân (hình chữ nhật, hình vuông, hình quả lê,...), dáng vẻ, màu sắc bộ lông, màu sắc thân da, da chân, hình dáng tai, kiểu và màu sắc màu,...
Câu 6: Nêu khái niệm lai xa.
Trả lời:
Lai xa là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
Câu 7: Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của các giống vật nuôi có trong Hình 5.1 - 5.3
Trả lời:
Giống lợn Móng Cái: Lợn có đầu màu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tại nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ. Giống lợn này sinh sản tốt và nuôi con khéo
Giống gà Leghorn: Gà có bộ lông và dái tai màu trắng, chân màu vàng, mắt màu đỏ. Giống gà này cho năng suất trứng cao.
Giống vịt cỏ: Bộ lông của vịt có có nhiều màu khác nhau. Vịt có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi. Vịt có cho năng suất trứng khá cao.
Câu 8: Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?
Trả lời:
Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene (hay đoạn DNA) quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó.
Câu 9: Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?
Trả lời:
Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?
Mục đích của nhân giống thuần chủng:
- Tăng số lượng cá thể của giống. - Tăng số lượng cá thể của giống.
- Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng. - Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống - Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống
Câu 10: Hãy so sánh năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi trong bảng dưới đây:
Giống vật nuôi | Năng suất hoặc chất lượng sản phẩm |
Gà Ri | Năng suất trứng đạt 90 - 120 quả/mái/năm |
Gà Leghorn | Năng suất trứng đạt 240 - 260 quả/mái/năm |
Trâu Việt Nam | Hàm lượng mỡ sữa chiếm 9 - 12% |
Trâu Murrah | Hàm lượng mỡ sữa chiếm 7 - 9% |
Trả lời:
Giữa gà Ri và gà Leghorn, ta thấy năng suất trứng của gà Leghorn cao hơn gấp đôi so với gà Ri.
Giữa trâu Việt Nam và trâu Murrah, ta thấy hàm lượng mỡ sữa của trâu Việt Nam cao hơn so với trâu Murrah.
Câu 11: Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, cần sử dụng những phương pháp nào?
Trả lời:
Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim và dùng tay để sờ nắn. - Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim và dùng tay để sờ nắn.
- Dùng thước để đo một số chiều đo nhất định. Một số chiều đo cơ bản ở gia súc gồm: vòng ngực (chu vi lồng ngực tại điểm đến tiếp giáp phía sau của xương bả vai); dài thân ở lợn (khoảng cách từ điểm giữa của đường nối giữa 2 gốc tai tới điểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi); cao vây ở bò (chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của u vai); dài thân chéo ở trâu, bò (khoảng cách từ phía trước của khớp bả vai - cánh tay đến mỏm sau của u xương ngồi). - Dùng thước để đo một số chiều đo nhất định. Một số chiều đo cơ bản ở gia súc gồm: vòng ngực (chu vi lồng ngực tại điểm đến tiếp giáp phía sau của xương bả vai); dài thân ở lợn (khoảng cách từ điểm giữa của đường nối giữa 2 gốc tai tới điểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi); cao vây ở bò (chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của u vai); dài thân chéo ở trâu, bò (khoảng cách từ phía trước của khớp bả vai - cánh tay đến mỏm sau của u xương ngồi).
Câu 12: Trình bày những cơ sở giống thường sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng.
Trả lời:
- Đối với một giống mới vừa được nhập về hoặc giống gây thành có số lượng còn ít, đặc điểm của giống chưa ổn định, nhân giống thuần chủng sẽ giúp tăng số lượng cá thể của giống. - Đối với một giống mới vừa được nhập về hoặc giống gây thành có số lượng còn ít, đặc điểm của giống chưa ổn định, nhân giống thuần chủng sẽ giúp tăng số lượng cá thể của giống.
- Những giống địa phương có năng suất thấp thường bị suy giảm về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được nhân giống thuần chủng để tăng số lượng cá thể và bảo tồn giống. - Những giống địa phương có năng suất thấp thường bị suy giảm về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được nhân giống thuần chủng để tăng số lượng cá thể và bảo tồn giống.
- Duy trì được các đặc điểm tốt của giống: trong quá trình nhân giống xác định được những con giống tốt có năng suất cao. Những con này sẽ được nhân giống thuần chủng hoặc làm nguyên liệu để lai giống nhằm cải tiến năng suất và chất lượng của giống. - Duy trì được các đặc điểm tốt của giống: trong quá trình nhân giống xác định được những con giống tốt có năng suất cao. Những con này sẽ được nhân giống thuần chủng hoặc làm nguyên liệu để lai giống nhằm cải tiến năng suất và chất lượng của giống.
Câu 13: Nếu nuôi gà với mục đích đẻ trứng, em sẽ lựa chọn giống gà nào sau đây và giải thích lí do.
- a. Gà Ri
- b. Gà Leghorn
- c. Gà Mía
Câu 14: Hãy trình bày một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi?
Trả lời:
Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi bao gồm: khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (tính bằng gram hay kilogram), tốc độ tăng khối lượng (tính bằng gram/ngày), hiệu quả sử dụng thức ăn (số kilogam thức ăn để tăng một kilogam khối lượng cơ thể).
Câu 15: Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
Trả lời:
Con lai kinh tế không được sử dụng làm giống vì nó không thể truyền lại đặc tính của nó cho thế hệ tiếp theo. Khi lai tạo F1, các tính trạng tốt được hỗn hợp với nhau và có thể tạo ra một con lai tuyệt vời về đặc tính. Nhưng khi con lai F1 được lai tạo với nhau, các tính trạng tốt sẽ không còn được hỗn hợp một cách đồng đều trong thế hệ tiếp theo, dẫn đến sự đa dạng đặc tính của các con lai F2 và F3.
Câu 16: Ngoài yếu tố giống, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn bị tác động bởi yếu tố nào khác?
Trả lời:
Ngoài yếu tố giống, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như:
- Môi trường sống. - Môi trường sống.
- Chế độ dinh dưỡng. - Chế độ dinh dưỡng.
- Bệnh tật. - Bệnh tật.
- Cách quản lý và nuôi dưỡng. - Cách quản lý và nuôi dưỡng.
Câu 17: Một trang trại có quy mô chăn nuôi là 2.000 lợn nái và 60 lợn đực. Nếu là chủ trang trại, với mục đích cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái (tăng số con đẻ ra) em sẽ:
- Lựa chọn phương pháp chọn giống nào? - Lựa chọn phương pháp chọn giống nào?
- Hãy mô tả một số công việc cơ bản trong phương pháp chọn lọc mà em lựa chọn. - Hãy mô tả một số công việc cơ bản trong phương pháp chọn lọc mà em lựa chọn.
Trả lời:
- Nếu là chủ trang trại và muốn cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái, em sẽ chọn phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử. - Nếu là chủ trang trại và muốn cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái, em sẽ chọn phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.
- Các công việc cơ bản trong phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử bao gồm: - Các công việc cơ bản trong phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử bao gồm:
+ Thu thập mẫu DNA từ lợn nái: Sử dụng các phương pháp như thu mẫu máu hoặc lấy mẫu tóc để lấy DNA từ các lợn nái trong đàn. + Thu thập mẫu DNA từ lợn nái: Sử dụng các phương pháp như thu mẫu máu hoặc lấy mẫu tóc để lấy DNA từ các lợn nái trong đàn.
+ Phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử: Sử dụng các phương pháp như PCR, dịch chuyển bảng gel, hoặc công nghệ sequencing để phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử (những đoạn DNA đặc biệt được liên kết với các tính trạng sinh học như sản xuất con, tốc độ tăng trưởng, khả năng chống lại bệnh tật,...). + Phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử: Sử dụng các phương pháp như PCR, dịch chuyển bảng gel, hoặc công nghệ sequencing để phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử (những đoạn DNA đặc biệt được liên kết với các tính trạng sinh học như sản xuất con, tốc độ tăng trưởng, khả năng chống lại bệnh tật,...).
+ Lựa chọn những lợn nái có chỉ thị phân tử tốt nhất: Các lợn nái có chỉ thị phân tử tốt hơn nên được lựa chọn để làm cha mẹ giống cho thế hệ tiếp theo. + Lựa chọn những lợn nái có chỉ thị phân tử tốt nhất: Các lợn nái có chỉ thị phân tử tốt hơn nên được lựa chọn để làm cha mẹ giống cho thế hệ tiếp theo.
+ Thực hiện giống hóa: Sử dụng phương pháp nhân giống để tạo ra thế hệ lợn giống mới từ những lợn nái được chọn lựa. Kiểm tra kết quả: Theo dõi các đặc tính sinh học của lợn con để xác định hiệu quả của phương pháp chọn lọc + Thực hiện giống hóa: Sử dụng phương pháp nhân giống để tạo ra thế hệ lợn giống mới từ những lợn nái được chọn lựa. Kiểm tra kết quả: Theo dõi các đặc tính sinh học của lợn con để xác định hiệu quả của phương pháp chọn lọc
Câu 18: Chứng minh rằng con lai F1 của bò HF (con lai được tạo ra từ bò đực HF và bò cái lai Sind) thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam.
Trả lời:
Các con lai F1 của bò HF và bò Sind thường có thể thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam bởi vì chúng kế thừa các đặc tính tốt từ cả hai giống bố mẹ. Bò HF được lai tạo từ các giống bò có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện ôn đới, trong khi bò Sind có khả năng chịu đựng được trong điều kiện khô hạn và nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Do đó, con lai F1 của hai giống này thường có khả năng chịu đựng tốt hơn với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm cả vùng đất cao nguyên và vùng đất thấp ở Việt Nam.
Câu 19: Trong các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi, theo em, yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới năng suất chăn nuôi?
Trả lời:
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi em thấy yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất chăn nuôi là giống vật nuôi. Mỗi loại giống vật nuôi sẽ cho năng suất khác nhau và ngược lại nếu giống không tốt sẽ mang lại năng suất thấp.
Câu 20: Trình bày đặc điểm phương pháp chọn giống vật nuôi hàng loạt, nêu ưu nhược điểm của phương pháp đó.
Trả lời:
- Chọn lọc hàng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu như ngoại hình, năng suất chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất. - Chọn lọc hàng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu như ngoại hình, năng suất chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.
- Ưu điểm: phương pháp chọn lọc đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn. - Ưu điểm: phương pháp chọn lọc đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn.
- Nhược điểm: độ chính xác không cao. - Nhược điểm: độ chính xác không cao.