Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 3: Phân loại vật nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 3: Phân loại vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

BÀI 3: PHÂN LOẠI VẬT NUÔI

(15 câu)

  

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Khái niệm vật nuôi là gì?

Trả lời:

Vật nuôi bao gồm các loại gia súc, gia cầm và động vật khác.

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học cho biết giống bò BBB đực và cái trưởng thành có cân nặng như thế nào?

Trả lời:

- Bò đực BBB trưởng thành có cân nặng khoảng: 1100 - 1250kg.

- Bò cái BBB trưởng thành có cân nặng khoảng: 850 - 900kg.

Câu 3: Dựa vào đâu để phân loại vật nuôi?

Trả lời:

Phân loại vật nuôi dựa vào:

- Căn cứ vào nguồn gốc.

- Căn cứ vào đặc tính sinh học.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng.

Câu 4: Theo mục đích sử dụng, vật nuôi được chia thành bao nhiêu nhóm?

Trả lời:

Theo mục đích sử dụng, vật nuôi được chia thành 2 nhóm:

- Vật nuôi chuyên dụng.

- Vật nuôi kiêm dụng.

Câu 5: Theo căn cứ vào nguồn gốc, vật nuôi được chia thành bao nhiêu nhóm?

Trả lời:

Theo nguồn gốc, vật nuôi được chia thành 2 nhóm:

- Vật nuôi địa phương (bản địa).

- Vật nuôi ngoại nhập.

Câu 6: Lấy ví dụ về vật nuôi địa phương và vật nuôi ngoại nhập.

Trả lời:

- Vật nuôi địa phương: lợn Ỉ, gà Đông Tảo, vịt Bầu,...

- Vật nuôi ngoại nhập: bò BBB, lợn Yorkshire, gà ISA Brown,...

Câu 7: Em hãy tìm hiểu và cho biết để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng bao nhiêu con?

Trả lời:

Để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng 10000 con.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của vật nuôi địa phương (bản địa).

Trả lời:

- Nguồn gốc: tại địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương.

- Đặc điểm: thích ứng cao với điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi của địa phương; khả năng đề kháng cao; tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương; chất lượng sản phẩm chăn nuôi tốt; tuy nhiên năng suất thường thấp.

Câu 2: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của vật nuôi ngoại nhập.

Trả lời:

- Nguồn gốc: từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.

- Đặc điểm: năng suất cao, khả năng thích nghi với điều kiện địa phương kém.

Câu 3: Trình bày những đặc điểm sinh học thường được dùng để phân loại vật nuôi?

Trả lời:

- Dựa vào hình thái, ngoại hình: động vật bốn chân, có lông mao (gia súc); động vật hai chân, có lông vũ (gia cầm); màu sắc của lông, màu sắc da (ngựa bạch, gà đen, lợn Lang Hồng,...), ngoại hình có u (bò u hoặc bò Zêbu) hay không có u, chân nhiều ngón (gà nhiều ngón),...

- Dựa vào đặc điểm sinh sản: vật nuôi đẻ con (lợn, trâu, bò,...), vật nuôi đẻ trứng (gà, vịt,...).

- Dựa vào điểm cấu tạo của dạ dày: vật nuôi dạ dày đơn (lợn, gà,...), vật nuôi dạ dày kép (trâu, bò, dê,...).

Câu 4: Trình bày cụ thể những căn cứ mục đích sử dụng vật nuôi. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Vật nuôi chuyên dụng: những vật nuôi có năng suất cao về một loại sản phẩm nhất định. Ví dụ: bò Holstein Friesian (HF) chuyên cho sữa, bò BBB chuyên cho thịt; gà Leghorn và gà ISA Brown chuyên cho trứng;...

- Vật nuôi kiêm dụng: những vật nuôi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm. Năng suất từng loại sản phẩm của loại vật nuôi này thường thấp hơn so với vật nuôi chuyên dụng. Ví dụ như gà kiêm dụng trứng thị như gà Lương Phượng, vịt kiêm trứng thịt như vịt bầu, bò kiêm dụng sữa thịt như bò nâu Thụy Sĩ,...

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Động vật được gọi là vật nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện nào?

Trả lời:

Động vật được gọi là vật nuôi khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng với mục đích rõ ràng.

- Trong phạm vi kiểm soát của con người.

- Tập tính và hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã.

Câu 2: Sắp xếp các loại vật nuôi địa phương thành các nhóm theo mục đích sử dụng.

Trả lời:

- Vật nuôi lấy thịt: gà, lợn, vịt, bò.

- Vật nuôi lấy trứng: gà, vịt.

- Vật nuôi lấy sữa: bò.

- Vật nuôi lấy lông: vịt.

- Vật nuôi làm cảnh: chó.

- Vật nuôi lấy sức kéo: bò.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu nguồn gốc và đặc điểm một loài vật nuôi địa phương mà em biết.

Trả lời:

Vật nuôi địa phương: gà Đông Tảo

- Nguồn gốc: từ thôn Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Đặc điểm: gà có tầm vóc lớn, đầu to, mào nụ, cổ và mình ngắn, ngực nở, lườn dài, bụng gọn, ngực và bụng ít lông, chân to xù xì. Con trống có bộ lông màu nâu sẫm tía, con mái lông màu vàng nhạt. Gà sinh trưởng chậm và sinh sản kém nhưng cho thịt thơm ngon.

Câu 2: Nêu nguồn gốc và đặc điểm một loài vật nuôi ngoại nhập mà em biết.

Trả lời:

Vật nuôi ngoại nhập: lợn Yorkshire

- Nguồn gốc: từ nước Anh và là một trong những giống lợn được phân bố rộng rãi nhất trên thế giới.

- Đặc điểm: có tầm vóc lớn. Toàn thân lợn có màu trắng, lông có ánh vàng; đầu nhỏ, dài, tai to dài hơi hướng về phía trước; thân dài, lưng hơi vồng lên; chân cao khỏe và vận động tốt. Lợn Yorkshire có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt, thường được dùng làm cái nền hoặc đực giống trong lai giống thương phẩm.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 3: Phân loại vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay