Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 4 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1: Nguy cơ phát sinh bệnh và hiệu quả trong kiểm soát bệnh ở vật nuôi thường liên quan đến những yếu tố nào?
Trả lời:
Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh nói chung đều có liên quan đến các yếu tố như con giống, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và yếu tố môi trường.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn.
Trả lời:
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là: do RNA virus.
Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu lợn là: do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae.
Câu 3: Liệt kê một số bệnh ở gia cầm.
Trả lời:
Một số bệnh ở gia cầm là: bệnh cầu trùng gà, bệnh dịch tả vịt, bệnh đầu đen, bệnh đậu gà, bệnh gà rù, bệnh Gumboro, bệnh gút trên gia cầm, bệnh lỵ trên gia cầm.
Câu 4: Cho biết bệnh mao trùng ở trâu bò thường xảy ra vào thời tiết như nào?
Trả lời:
Bệnh mao trùng thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều.
Câu 5: Nêu khái niệm chẩn đoán di truyền.
Trả lời:
Chẩn đoán di truyền là sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như nucleic acid (DNA, RNA), đoạn gen hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
Câu 6: Nêu vai trò của công nghệ mới trong sản xuất vaccine.
Trả lời:
Các công nghệ mới trong sản xuất vaccine giúp vaccine được tạo ra nhanh, an toàn và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
Câu 7: Trình bày vai trò của phòng, trị bệnh đối với kinh tế.
Trả lời:
Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ đem lại lợi ích kinh tế, vì:
- Phòng bệnh tốt giúp tăng sức đề kháng, giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm chi phí điều trị bệnh và các tổn hại khác do bệnh gây nên, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. - Phòng bệnh tốt giúp tăng sức đề kháng, giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm chi phí điều trị bệnh và các tổn hại khác do bệnh gây nên, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
- Trị bệnh hiệu quả sẽ giúp con vật nhanh chóng phục hồi, giảm tỉ lệ chết và loại thải vật nuôi, giảm nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, giảm thiệt hại trong chăn nuôi. - Trị bệnh hiệu quả sẽ giúp con vật nhanh chóng phục hồi, giảm tỉ lệ chết và loại thải vật nuôi, giảm nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, giảm thiệt hại trong chăn nuôi.
Câu 8: Hãy chọn biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển để đặt tên cho các ảnh trong Hình 13.1
Trả lời:
Hình a: thận của lợn có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim
Hình b: có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt
Câu 9: Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?
Trả lời:
- Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày. - Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.
- Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng,quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sung tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh. - Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng,quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sung tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh.
- Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh. - Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.
Câu 10: Hãy nêu biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
Trả lời:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày; con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao 41-42oC, đi lại khó khăn; niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi, ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy.
Câu 11: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp PCR.
Trả lời:
- Ưu điểm: - Ưu điểm:
+ Cho kết quả nhanh. + Cho kết quả nhanh.
+ Độ nhạy cao. + Độ nhạy cao.
+ Độ chính xác cao. + Độ chính xác cao.
- Nhược điểm: - Nhược điểm:
+ Thiết bị phức tạp, đắt tiền. + Thiết bị phức tạp, đắt tiền.
+ Quy trình kĩ thuật phức tạp. + Quy trình kĩ thuật phức tạp.
+ Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao. + Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.
Câu 12: Trình bày kỹ thuật tế bào gốc trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh.
Trả lời:
Tế bào gốc: Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự phục hồi và chuyển hóa thành các loại tế bào khác. Chúng có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ bệnh Parkinson đến bệnh tim mạch và ung thư.
Câu 13: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Trả lời:
Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi:
- Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững. - Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.
- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. - Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. - Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 14: Quan sát hình 13.4 và mô tả vòng đời của giun đũa lợn
Trả lời:
● Trứng giun theo phân ra ngoài
● Trứng phát triển thành dạng có phôi, có thể gây nhiễm
● Lợn nuốt phải trứng giun có phôi, giải phóng ra ấu trùng trong đường tiêu hoá
● Ấu trùng đi vào niêm mạc đường tiêu hoá, qua mạch máu di chuyển đến gan
● Tại gan, ấu trùng di chuyển ra phía ngoài tạo ra các đốm trắng trên bề mặt gan
● Ấu trùng vào phổi, phát triển tiếp, sau đó có thể vào đường tiêu hoá qua hầu họng
● Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành dạng trưởng thành
Câu 15: Phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm.
Trả lời:
- Bảo hộ lao động: Các công việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thường liên quan đến tiếp xúc với chất bẩn và bệnh tật. Bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác động tiêu cực của các tác nhân gây bệnh, như khí độc, bụi, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người lao động trong quá trình tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh. - Bảo hộ lao động: Các công việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thường liên quan đến tiếp xúc với chất bẩn và bệnh tật. Bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác động tiêu cực của các tác nhân gây bệnh, như khí độc, bụi, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người lao động trong quá trình tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.
- Vaccine: Việc tiêm vaccine là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine kích thích miễn dịch phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể sau đó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sử dụng các kháng thể đã tạo ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. - Vaccine: Việc tiêm vaccine là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine kích thích miễn dịch phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể sau đó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sử dụng các kháng thể đã tạo ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Không thả rông: Việc không thả rông được xem là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sự lây lan của các bệnh tật và giảm thiểu tác động của chăn nuôi đến môi trường. Nếu các động vật được kiểm soát và quản lý trong các khu vực nhất định, thì việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của chúng sẽ dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh tật đến các động vật khác và con người. - Không thả rông: Việc không thả rông được xem là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sự lây lan của các bệnh tật và giảm thiểu tác động của chăn nuôi đến môi trường. Nếu các động vật được kiểm soát và quản lý trong các khu vực nhất định, thì việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của chúng sẽ dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh tật đến các động vật khác và con người.
- Không chăn nuôi nhiều loại gia cầm: Khi chăn nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một khu vực, các loại gia cầm này có thể lây lan bệnh tật cho nhau. Điều này xảy ra khi các loại gia cầm có sức đề kháng thấp hoặc có bệnh tật, virus hoặc vi khuẩn chưa được phát hiện. Việc giữ chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các loại gia cầm khác nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm. - Không chăn nuôi nhiều loại gia cầm: Khi chăn nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một khu vực, các loại gia cầm này có thể lây lan bệnh tật cho nhau. Điều này xảy ra khi các loại gia cầm có sức đề kháng thấp hoặc có bệnh tật, virus hoặc vi khuẩn chưa được phát hiện. Việc giữ chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các loại gia cầm khác nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm.
Câu 16: Trình bày nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
Trả lời:
Mầm bệnh là vi khuẩn Gram âm Pasteurella, có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường đất ẩm ướt, nhiều chất hữu cơ và thiếu ánh sáng. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường nhiều hơn vào mùa mưa.
Câu 17: Trình bày kỹ thuật kỹ thuật siRNA trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh.
Trả lời:
Kỹ thuật siRNA: Kỹ thuật này sử dụng các phân tử RNA nhỏ để ức chế hoạt động của gen bất thường trong cơ thể, giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ ung thư đến bệnh tim mạch và tiểu đường.
Câu 18: Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi để làm gì?
Trả lời:
Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi vì ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh, quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp; vaccine thường có đáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.
Câu 19: Để thực hiện tốt công tác phòng, trị bệnh cho vật nuôi ở địa phương, em cần làm gì để thuyết phục họ.
Trả lời:
- Hãy giải thích cho các thành viên trong gia đình hoặc người chăn nuôi tại địa phương về những lợi ích của việc phòng chống bệnh tật cho vật nuôi. Chúng ta sẽ giúp vật nuôi phát triển tốt hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con người và tiết kiệm chi phí trong việc chăm sóc vật nuôi. - Hãy giải thích cho các thành viên trong gia đình hoặc người chăn nuôi tại địa phương về những lợi ích của việc phòng chống bệnh tật cho vật nuôi. Chúng ta sẽ giúp vật nuôi phát triển tốt hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con người và tiết kiệm chi phí trong việc chăm sóc vật nuôi.
- Hướng dẫn cách phòng chống bệnh tật cho vật nuôi: Nếu các thành viên trong gia đình hoặc người chăn nuôi tại địa phương không biết cách phòng chống bệnh tật cho vật nuôi, hãy hướng dẫn cho họ những cách thức cơ bản để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi. Họ có thể tiêm phòng cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại và cho vật nuôi ăn uống đúng cách. - Hướng dẫn cách phòng chống bệnh tật cho vật nuôi: Nếu các thành viên trong gia đình hoặc người chăn nuôi tại địa phương không biết cách phòng chống bệnh tật cho vật nuôi, hãy hướng dẫn cho họ những cách thức cơ bản để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi. Họ có thể tiêm phòng cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại và cho vật nuôi ăn uống đúng cách.
Câu 20: Tình huống: Chủ một trang trại chăn nuôi lớn the khi phát hiện con vật có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, một mỏi, bỏ ăn tiêu chảy, có xuất huyết trên da,... đã làm những việc sau: (1) mang một số con lớn chưa có biểu hiện bất thường ra chợ bán, (2) đóng của khu chăn nuôi không cho người lạ vào. (3) mua thuốc về tự điều trị cho lớn, sau đó (4) báo cho cán bộ thủy. Theo em, việc làm nào của chủ trang trại là đúng và chưa đúng, cả về nội dung và thời điểm? Vì sao?
Trả lời:
● (1) Mang một số con lợn chưa có biểu hiện bất thường ra chợ bán: Hành động này không đúng và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu các con vật đang trong giai đoạn bệnh tật, việc bán ra chợ có thể khiến tình trạng bệnh lây lan sang đàn vật khác và cả người tiêu dùng.
● (2) Đóng của khu chăn nuôi không cho người lạ vào: Hành động này đúng, nhằm giữ an toàn cho đàn vật nuôi khỏi bị lây nhiễm bệnh từ các động vật khác.
● (3) Mua thuốc về tự điều trị cho lợn: Hành động này không đúng và có thể gây hại cho sức khỏe của đàn vật nuôi và người tiêu dùng. Tự điều trị bằng thuốc không đúng liều lượng, không đúng cách dùng và không có sự giám sát của bác sĩ thú y có thể gây hại cho sức khỏe của đàn vật và cả người tiêu dùng.
● (4) Báo cho cán bộ thú y: Hành động này đúng và cần thiết. Việc báo cáo với cán bộ thú y sẽ giúp phát hiện sớm và xử lý tình trạng bệnh tật của đàn vật nuôi, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sang đàn vật khác và cả người tiêu dùng.