Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 3 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều Chủ đề 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1: Nêu khái niệm của nhu cầu dinh dưỡng ở vật nuôi.
Trả lời:
Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.
Câu 2: Nêu khái niệm thức ăn chăn nuôi.
Trả lời:
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Câu 3: Liệt kê phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trả lời:
Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm:
- Sản xuất thức ăn ủ chua. - Sản xuất thức ăn ủ chua.
- Sản xuất thức ăn ủ men. - Sản xuất thức ăn ủ men.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. - Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Câu 4: Có mấy nhóm enzyme phổ biến, kể tên những loại đó.
Trả lời:
Có 4 nhóm enzyme phổ biến bao gồm: protease, nhóm enzyme phân giải hữu cơ, ligninase, phytase.
Câu 5: Trình bày vai trò của khoáng đối với vật nuôi. Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời:
- Khoáng tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể (xương, răng,...), tham gia cấu tạo enzyme, cân bằng áp suất thẩm thấu, hệ thống đệm và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. - Khoáng tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể (xương, răng,...), tham gia cấu tạo enzyme, cân bằng áp suất thẩm thấu, hệ thống đệm và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố: giống, đặc điểm sinh lí, giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm sản xuất. - Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố: giống, đặc điểm sinh lí, giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm sản xuất.
Câu 6: Trình bày đặc điểm của thức ăn giàu năng lượng.
Trả lời:
Thức ăn giàu năng lượng là các loại thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%. Chúng thích hợp cho lợn và gia cầm, gia súc nhai lại.
Câu 7: Nêu ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Trả lời:
Bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa lớn trong việc:
- Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi. - Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
- Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép. - Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
- Tiết kiệm chi phí thức ăn. - Tiết kiệm chi phí thức ăn.
Câu 8: Mục đích của việc áp dụng công nghệ enzyme trong chế biến thức ăn chăn nuôi là gì?
Trả lời:
Các loại enzyme tiêu hóa được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với các mục đích:
- Tăng cường tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao. - Tăng cường tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
- Tăng hiệu quả lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại. - Tăng hiệu quả lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
Câu 9: Các loại thức ăn cung cấp năng lượng trong hình 8.1 được sử dụng cho loại vật nuôi nào?
Trả lời:
- a. Gà, vịt, ngan, chim, cút, lợn,...
- b. Lợn, gà, vịt, ngan, chim, cút,...
- c. Lợn, gà, vịt, ngan, chim, cút,...
- d. Ong
Câu 10: Trình bày vai trò của thức ăn giàu năng lượng.
Trả lời:
Thức ăn giàu năng lượng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Chúng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của vật nuôi và được sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi.
Câu 11: Chất lượng thức ăn ủ chua phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
- Chất lượng nguyên liệu: Nguyên liệu càng tươi, chất lượng càng tốt thì sản phẩm ủ chua càng ngon và tốt hơn. - Chất lượng nguyên liệu: Nguyên liệu càng tươi, chất lượng càng tốt thì sản phẩm ủ chua càng ngon và tốt hơn.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lên men. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hoặc độ ẩm không đúng, quá trình ủ chua sẽ bị chậm hoặc không diễn ra. - Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lên men. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hoặc độ ẩm không đúng, quá trình ủ chua sẽ bị chậm hoặc không diễn ra.
- Vi khuẩn men: Vi khuẩn men là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm ủ chua. Vi khuẩn men càng đa dạng và hoạt động tốt thì sản phẩm ủ chua càng ngon và tốt hơn. - Vi khuẩn men: Vi khuẩn men là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm ủ chua. Vi khuẩn men càng đa dạng và hoạt động tốt thì sản phẩm ủ chua càng ngon và tốt hơn.
- Thời gian ủ chua: Thời gian ủ chua cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thời gian ủ chua phải đủ để quá trình lên men hoàn tất nhưng không được quá lâu để sản phẩm không bị chua quá mức. - Thời gian ủ chua: Thời gian ủ chua cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thời gian ủ chua phải đủ để quá trình lên men hoàn tất nhưng không được quá lâu để sản phẩm không bị chua quá mức.
- Điều kiện bảo quản: Sau khi ủ chua xong, sản phẩm cần được bảo quản đúng cách để giữ được chất lượng. - Điều kiện bảo quản: Sau khi ủ chua xong, sản phẩm cần được bảo quản đúng cách để giữ được chất lượng.
Câu 12: Trình bày tác dụng của một số nhóm enzyme sử dụng phổ biến.
Trả lời:
- Protease: sử dụng thủy phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa hấp thu hơn đối với vật nuôi. - Protease: sử dụng thủy phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa hấp thu hơn đối với vật nuôi.
- Nhóm enzyme phân giải xơ: bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm tăng hiệu quả sử dụng xơ trong khẩu phần. - Nhóm enzyme phân giải xơ: bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm tăng hiệu quả sử dụng xơ trong khẩu phần.
- Ligninase: sử dụng để lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ lignim của vi sinh vật trong dạ cỏ. - Ligninase: sử dụng để lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ lignim của vi sinh vật trong dạ cỏ.
- Phytade: bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thụ P, Ca, amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường. - Phytade: bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thụ P, Ca, amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường.
Câu 13: Hãy nêu các biểu hiện bệnh của vật nuôi do thiếu khoáng trong hình 8.2. Phòng các bệnh này cho vật nuôi bằng cách nào?
Trả lời:
- a. Khi gà thiếu canxi, biểu hiện thường là vỏ trứng mỏng và yếu, có thể dễ dàng bị vỡ hoặc không phát triển tốt.
- b. Khi lợn con thiếu sắt (Fe), biểu hiện thường bao gồm:
Câu 14: Thức ăn thô, xanh phù hợp với những loại vật nuôi nào?
Trả lời:
Thức ăn thô, xanh được sử dụng cho nhiều loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,...
Câu 15: Tại sao lại nói sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi?
Trả lời:
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do:
- Thức ăn chăn nuôi chiếm 60-70% chi phí sản xuất. - Thức ăn chăn nuôi chiếm 60-70% chi phí sản xuất.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao. - Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao.
Câu 16: Vì sao cần ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi?
Trả lời:
Công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi để tăng hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Câu 17: Hãy nêu các biểu hiện bệnh của gà khi thiếu vitamin trong hình 8.2. Phòng các bệnh này cho gà bằng cách nào?
Trả lời:
Biểu hiện gà thiếu vitamin K: chảy máu dưới da, suy dinh dưỡng
Biểu hiện gà thiếu folic acid: chậm lớn, mọc lông kém, thiếu máu, viêm xương và mất sắc tố của lông
Cách phòng các bệnh này:
● Cung cấp chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo gà được cung cấp đủ vitamin K và folic acid thông qua thức ăn, bao gồm các loại rau xanh, quả và thực phẩm giàu chất đạm.
● Bổ sung vitamin K và folic acid vào thức ăn của gà: Nếu cần thiết, bạn có thể bổ sung vitamin K và folic acid vào thức ăn của gà thông qua các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng.
● Tăng cường vệ sinh chuồng trại: Bạn cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại đầy đủ, tránh các bệnh truyền nhiễm và giảm nguy cơ bệnh tật cho gà.
● Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho gà: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của gà để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe, tránh các bệnh phát triển nặng hơn.
Câu 18: Khi nào cần sử dụng thức ăn bổ sung cho vật nuôi?
Trả lời:
- Vật nuôi bị tiêu chảy hoặc táo bón: Đây là những vấn đề phổ biến về tiêu hóa của vật nuôi. Việc sử dụng thức ăn bổ sung trong trường hợp này giúp cung cấp các chất xơ và enzyme cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. - Vật nuôi bị tiêu chảy hoặc táo bón: Đây là những vấn đề phổ biến về tiêu hóa của vật nuôi. Việc sử dụng thức ăn bổ sung trong trường hợp này giúp cung cấp các chất xơ và enzyme cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
- Vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc: Khi vật nuôi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, cơ thể chúng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường để tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe. Việc sử dụng thức ăn bổ sung trong trường hợp này sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu hụt và hỗ trợ cho quá trình phục hồi. - Vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc: Khi vật nuôi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, cơ thể chúng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường để tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe. Việc sử dụng thức ăn bổ sung trong trường hợp này sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu hụt và hỗ trợ cho quá trình phục hồi.
Câu 19: Để cải thiện chất lượng thức ăn ủ chua, chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Để cải thiện chất lượng thức ăn ủ chua có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động.
Câu 20: Phương pháp bảo quản lạnh được áp dụng cho các loại thức ăn chăn nuôi nào? Vì sao?
Trả lời:
Phương pháp này áp dụng đối với các nguyên liệu, thức ăn dễ bị hư hỏng bởi nhiệt độ như enzyme, vitamin,... bởi nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình tự phân hủy của thức ăn, ức chế vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn và gây bệnh.