Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 6: Chọn giống vật nuôi
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 6: Chọn giống vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
BÀI 6: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Chọn giống vật nuôi là gì?
Trả lời:
Chọn vật nuôi làm giống (chọn giống vật nuôi) là xác định và chọn những con vật nuôi (đực và cái) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản).
Câu 2: Lấy ví dụ về chọn giống vật nuôi cho năng suất cao.
Trả lời:
Để nâng cao năng suất của lợn Landrace, người ta chọn những con lợn cái khỏe mạnh, lông da mịn, mông nở, chân khỏe, có từ 12 vú trở lên và những con lợn đực tốt nhất đàn, khỏe mạnh, nhanh lớn, chân khỏe và móng tốt, tinh hoàn cân đối và nổi rõ, không xệ.
Câu 3: Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Trả lời:
Những chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi là:
- Ngoại hình.
- Thể chất.
- Khả năng sinh trưởng và phát dục.
- Năng suất và chất lượng sản phẩm.
Câu 4: Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là gì?
Trả lời:
Ngoại hình của một vật nuôi là đặc điểm (tính trạng) bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống.
Câu 5: Liệt kê một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Trả lời
Các chỉ tiêu về ngoại hình bao gồm: hình dáng thân (hình chữ nhật, hình vuông, hình quả lê,...), dáng vẻ, màu sắc bộ lông, màu sắc thân da, da chân, hình dáng tai, kiểu và màu sắc màu,...
Câu 6: Khái niệm thể chất là gì?
Trả lời:
Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, liên quan đến sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của vật nuôi.
Câu 7: Sinh trưởng là gì? Phát dục là gì?
Trả lời:
- Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Để theo dõi sinh trưởng của vật nuôi cần định kì cân, đo.
- Phát dục là quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Câu 8: Năng suất vật nuôi là gì?
Trả lời:
Năng suất là mức độ sản xuất ra sản phẩm của vật nuôi như năng suất sinh sản; khả năng cho thịt, trứng, sữa,...
Câu 9: Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?
Trả lời:
Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene (hay đoạn DNA) quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu vai trò của chọn giống vật nuôi.
Trả lời:
Vai trò của chọn giống vật nuôi là chọn ra những con vật ưu tú (mang các gene quy định đặc điểm tốt mà con người mong muốn) từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau.
Câu 2: Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, cần sử dụng những phương pháp nào?
Trả lời:
Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim và dùng tay để sờ nắn.
- Dùng thước để đo một số chiều đo nhất định. Một số chiều đo cơ bản ở gia súc gồm: vòng ngực (chu vi lồng ngực tại điểm đến tiếp giáp phía sau của xương bả vai); dài thân ở lợn (khoảng cách từ điểm giữa của đường nối giữa 2 gốc tai tới điểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi); cao vây ở bò (chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của u vai); dài thân chéo ở trâu, bò (khoảng cách từ phía trước của khớp bả vai - cánh tay đến mỏm sau của u xương ngồi).
Câu 3: Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật như thế nào?
Trả lời:
Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật nuôi có kích thước cơ thể, tốc độ lớn, sức khỏe tốt,...
Câu 4: Trình bày đặc điểm phương pháp chọn giống vật nuôi hàng loạt, nêu ưu nhược điểm của phương pháp đó.
Trả lời:
- Chọn lọc hàng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu như ngoại hình, năng suất chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.
- Ưu điểm: phương pháp chọn lọc đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn.
- Nhược điểm: độ chính xác không cao.
Câu 5: Trình bày đặc điểm phương pháp chọn giống vật nuôi cá thể, nêu ưu nhược điểm của phương pháp đó.
Trả lời:
- Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc được vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống.
- Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn.
- Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất.
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Hãy trình bày một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục ơ vật nuôi?
Trả lời:
Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi bao gồm: khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (tính bằng gram hay kilogram), tốc độ tăng khối lượng (tính bằng gram/ngày), hiệu quả sử dụng thức ăn (số kilogram thức ăn để tăng một kilogram khối lượng cơ thể).
Câu 2: Dựa vào đâu để đánh giá chất lượng sản phẩm tốt.
Trả lời:
Để đánh giá chất lượng sản phẩm tốt dựa vào các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, vị, hàm lượng dinh dưỡng,...
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tìm thêm những ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để chọn giống vật nuôi.
Trả lời:
- Chọn giống trong nuôi cá: Công nghệ PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng để phát hiện các loại vi khuẩn và virus trong nước nuôi. Các kỹ thuật di truyền như đột biến ngẫu nhiên được sử dụng để tạo ra các giống cá mới có tính chất kháng bệnh và tăng năng suất.
- Chọn giống trong nuôi bò: Công nghệ di truyền học được sử dụng để tạo ra các giống bò mới với tính chất kháng bệnh và năng suất cao. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng thịt và sức khỏe của bò.
Câu 2: Một trang trại có quy mô chăn nuôi là 2.000 lợn nái và 60 lợn đực. Nếu là chủ trang trại, với mục đích cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái (tăng số con đẻ ra) em sẽ:
- Lựa chọn phương pháp chọn giống nào?
- Hãy mô tả một số công việc cơ bản trong phương pháp chọn lọc mà em lựa chọn.
Trả lời:
- Nếu là chủ trang trại và muốn cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái, em sẽ chọn phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.
- Các công việc cơ bản trong phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử bao gồm:
+ Thu thập mẫu DNA từ lợn nái: Sử dụng các phương pháp như thu mẫu máu hoặc lấy mẫu tóc để lấy DNA từ các lợn nái trong đàn.
+ Phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử: Sử dụng các phương pháp như PCR, dịch chuyển bảng gel, hoặc công nghệ sequencing để phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử (những đoạn DNA đặc biệt được liên kết với các tính trạng sinh học như sản xuất con, tốc độ tăng trưởng, khả năng chống lại bệnh tật,...).
+ Lựa chọn những lợn nái có chỉ thị phân tử tốt nhất: Các lợn nái có chỉ thị phân tử tốt hơn nên được lựa chọn để làm cha mẹ giống cho thế hệ tiếp theo.
+ Thực hiện giống hóa: Sử dụng phương pháp nhân giống để tạo ra thế hệ lợn giống mới từ những lợn nái được chọn lựa. Kiểm tra kết quả: Theo dõi các đặc tính sinh học của lợn con để xác định hiệu quả của phương pháp chọn lọc
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi