Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

BÀI 13: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số bệnh thường gặp ở lợn.

Trả lời:

Một số bệnh thường gặp ở lợn là: lở mồm long móng, tiêu chảy ở lợn, cầu trùng ở lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng ở lợn, Lepto (xoắn khuẩn), sưng phù đầu,...

Câu 2: Trình bày nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn.

Trả lời:

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là: do RNA virus.

Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu lợn là: do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae.

Câu 3: Liệt kê một vài bệnh ở lợn có thể lây sang người.

Trả lời:

Bệnh ở lợn lây sang người là: bệnh não từ lợn, bệnh heo tai xanh, bệnh lở mồm long móng, bệnh giun xoắn, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Mô tả đặc điểm khi lợn bị bệnh dịch tả cổ điển.

Trả lời:

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: Lợn bị bệnh thường sốt cao 40-41oC, bỏ ăn, uống nhiều nước, mũi khô, mắt đỏ, phân táo. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tại,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt, tai và mõm bị tím tái. Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang. có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim, niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.

Câu 2: Nêu cách phòng, trị bệnh ở lợn khi mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Trả lời:

- Phòng bệnh:

+ Bổ sung chất dinh dưỡng.

+ Vệ sinh chuồng trại.

+ Tiêm vaccine định kỳ.

+Cách li 10 ngày với lợn mới nhập về.

+ Thực hiện “cùng vào - cùng ra”.

+ Để trống chuồng 2 tuần giữa các lứa tuổi.

+ Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi.

- Trị bệnh:

+ Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.

+ Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.

+ Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu hủy con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

Câu 3: Mô tả đặc điểm khi lợn bị bệnh giun đũa.

Trả lời:

Biểu hiện đặc trưng: thưởng rõ nhất ở lợn từ 2-4 tháng tuổi; con vật chậm lớn, gầy còm, xù lông,...; khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi; khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân.

Câu 4: Nêu cách phòng, trị bệnh ở lợn khi mắc bệnh giun đũa.

Trả lời:

- Phòng bệnh:

+ Giữ vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi.

+ Ủ phân đúng cách để diệt trứng giun.

+ Không thả rông và không cho lợn ăn rau bèo thủy sinh tươi sống.

+ Định kì 3 tháng một lần tẩy giun cho lợn, trừ lợn mang thai, đang nuôi con và lợn con theo mẹ.

- Điều trị:

+ Sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

+ Thường dùng thuốc trộn vào thức ăn với một liều duy nhất.

Câu 5: Trình bày các nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con.

Trả lời:

Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do 3 nguyên nhân sau:

- Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: lợn mẹ giai đoạn mang thai không được nuôi dưỡng, chăm sóc thích hợp.

- Do đặc điểm sinh lí lợn con: lợn mới sinh ra có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khả năng tiêu hóa kém; trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho con vật khó thích ứng với thay đổi môi trường và dễ nhiễm bệnh.

- Do vi khuẩn: khi sức đề kháng của con vật bị giảm thì các loại vi khuẩn đường ruột sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng khả năng gây bệnh.

Câu 6: Nêu cách phòng, trị bệnh ở lợn khi mắc bệnh đóng dấu lợn.

Trả lời:

- Phòng bệnh:

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

- Điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram dương.

Câu 7: Nêu biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh đóng dấu lợn.

Trả lời:

Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Con vật sốt cao trên 40oC, bỏ ăn, sưng khớp gối; trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra. Khi mổ khám thường thấy xuất huyết toàn thân, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đỏ; viêm khớp và viêm màng trong tim.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hãy mô tả vòng đời của giun đũa lợn.

Trả lời:

Vòng đời của giun đũa lợn là:

- Trứng giun theo phân ra ngoài.

- Trứng phát triển thành dạng có phôi, có thể gây nhiễm.

- Lợn nuốt phải trưungs giun có phôi, giải phóng ra ấu trùng trong đường tiêu hóa.

- Ấu trùng đi vào niêm mạc đường tiêu hóa, qua mạch máu di chuyển đến gan.

- Tại gan, ấu trùng di chuyển ra phía ngoài tạo ra các đốm trắng trên bề mặt gan.

- Ấu trùng vào phổi, phát triển tiếp, sau đó có thể vào đường tiêu hóa qua hầu họng.

- Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành dạng trưởng thành.

Câu 2: Vì sao cần thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lí cho lợn mẹ để phòng bệnh phân trắng lợn con?

Trả lời:

Lợn mẹ được coi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn con trong giai đoạn đầu đời. Nếu lợn mẹ không được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách, sức đề kháng của chúng sẽ suy giảm, dẫn đến việc chúng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như phân trắng.

Câu 3: Làm thế nào để nhận biết được lợn mắc bệnh phân trắng lợn con?

Trả lời:

Ban đầu lợn con vẫn bú mẹ, phân màu vàng vón lại như hạt đậu, sau đó phân loãng dần và có màu trắng. Ở giai đoạn sau, con vật bỏ bú, run rẩy, hạ thân nhiệt, thường chết sau 5-7 ngày bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hãy đề xuất các biện pháp để phòng, trị bệnh đối với lợn đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường.

Trả lời:

Một số biện pháp để phòng, trị bệnh đối với lợn đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường là:

- Sử dụng thuốc vaccine được Việt Nam cấp phép.

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại định kỳ, thường xuyên.

- Kiểm soát chất thải của lợn.

- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Câu 2: Ngoài những bệnh ở lợn đã được học, em hãy trình bày nguyên gây gây bệnh, biểu hiện và phương pháp điều trị của một loại bệnh cụ thể ở lợn.

Trả lời:

Bệnh sưng phù đầu ở lợn.

- Nguyên nhân: Vi khuẩn E.coli sống ký sinh trong đường tiêu hóa.

- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Bệnh xuất hiện với hai cấp độ:

+ Thể tối cấp tính: Lợn run rẩy, co giật và chết đột ngột.

+ Thể cấp tính: Lợn bị sưng mí mắt, hai bên má lợn bị phù nề, da lợn vàng vọt.

- Phương pháp điều trị:

+ Ngừng cho lợn ăn các loại tinh bột.

+ bổ sung men tiêu hóa Mega Men.

Câu 3: Mô tả bệnh viêm màng não ở người lây từ bệnh não lợn.

Trả lời:

- Người bị viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do loại vi khuẩn Streptococcus suis lây từ heo sang người.

- Biểu hiện:

+ Sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, lạnh run.

+ Rối loạn tri giác, thậm chí là hôn mê, ù hoặc điếc tai, một vài người còn bị yếu liệt tay chân.

+ Nếu bị nhiễm trùng huyết do Streptococcus suis, bệnh nhân sốt, đau nhức cơ, đau họng, thậm chí sốc nhiễm trùng, hôn mê.

- Loại Streptococcus suis là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp của lợn và có thể gây bệnh cho loài vật này. Người nhiễm Streptococcus suis chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang trùng, lợn bệnh hoặc thịt bị nhiễm trùng chưa nấu chín. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương trên da hay niêm mạc của mũi, miệng.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay