Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 11: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 11: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
BÀI 11: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Có mấy nhóm enzyme phổ biến, kể tên những loại đó.
Trả lời:
Có 4 nhóm enzyme phổ biến bao gồm: protease, nhóm enzyme phân giải hữu cơ, ligninase, phytase.
Câu 2: Trình bày quy trình công nghệ lên me lỏng trong chăn nuôi lợn.
Trả lời:
Quy trình công nghệ lên men lỏng trong chăn nuôi lợn là:
- Bước 1: Nguyên liệu: thức ăn tinh, thức ăn xanh.
- Bước 2: Phối trộn: bổ sung nước và giống vi sinh vật khởi động.
- Bước 3: Lên men.
- Bước 4: Cho ăn.
Câu 3: Kể tên một số công nghệ cao ứng dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
Trả lời:
Một số công nghệ cao ứng dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi là: công nghệ enzyme và công nghệ lên men.
Câu 4: Một số công nghệ được sử dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Trả lời:
Một số công nghệ được sử dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi là: công nghệ bảo quản lạnh và công nghệ silo.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Mục đích của việc áp dụng công nghệ enzyme trong chế biến thức ăn chăn nuôi là gì?
Trả lời:
Các loại enzyme tiêu hóa được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với các mục đích:
- Tăng cường tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
- Tăng hiệu quả lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
Câu 2: Trình bày tác dụng của một số nhóm enzyme sử dụng phổ biến.
Trả lời:
- Protease: sử dụng thủy phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa hấp thu hơn đối với vật nuôi.
- Nhóm enzyme phân giải xơ: bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm tăng hiệu quả sử dụng xơ trong khẩu phần.
- Ligninase: sử dụng để lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ lignim của vi sinh vật trong dạ cỏ.
- Phytade: bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thụ P, Ca, amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường.
Câu 3: Công nghệ lên men lỏng được ứng dụng trong chế biến thức ăn cho lợn như thế nào?
Trả lời:
Được áp dụng trong chăn nuôi lợn ở cả quy mô trang trại và nông hộ, cho các đối tượng lợn nái, lợn con sau cai sữa và lợn thịt.
Thức ăn lên men lỏng giúp tăng cường tính ngon miệng, tăng tiêu hóa hấp thu và giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi.
Câu 4: Kể tên và vai trò của các công nghệ được ứng dụng trong chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại.
Trả lời:
- Ủ chua thức ăn thô, xanh: đóng vai trò quan trọng trong chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc nhai lại.
- Phương pháp đường hóa xơ: dùng để chế biến thức ăn thô có hàm lượng lignin cao như thân cây sắn, rơm, rạ, lõi ngô,...
Câu 5: Công nghệ lên men thức ăn thô, xanh được ứng dụng trong chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại như thế nào?
Trả lời:
Ủ chua thức ăn thô, xanh đóng vai trò quan trọng trong chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc nhai lạ.
Thức ăn thô, xanh sau khi được lên men kị khí với các vi khuẩn lactic được phối trộn với thức ăn tinh, khoáng,... thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Vì sao cần ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi?
Trả lời:
Công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi để tăng hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Câu 2: Trình bày hiệu quả của phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng silo.
Trả lời:
Hiệu quả của phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng silo là:
- Bảo quản được số lượng lớn nguyên liệu, thời gian bảo quản dài.
- Tự động hóa trong quá trình nhập, xuất nguyên liệu.
- Ngăn chặn sự phá hoại của các động vật gặm nhấm, côn trùng.
- Giảm chi phí lao động và tiết kiệm được diện tích mặt bằng.
Câu 3: Trình bày phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng bảo quản lạnh.
Trả lời:
Phương pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng bảo quản lạnh là:
- Sử dụng nhiệt độ thấp để bảo quản các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình tự phân hủy của thức ăn, ức chế vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn và gây bệnh.
- Phương pháp này áp dụng đối với
Câu 4: Kể tên một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.
Trả lời:
Một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:
- Bột sắn, bột ngô (bắp), cám…
- Phế liệu nhà máy đường.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Phương pháp bảo quản lạnh được áp dụng cho các loại thức ăn chăn nuôi nào? Vì sao?
Trả lời:
Phương pháp này áp dụng đối với các nguyên liệu, thức ăn dễ bị hư hỏng bởi nhiệt độ như enzyme, vitamin,... bởi nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình tự phân hủy của thức ăn, ức chế vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn và gây bệnh.
Câu 2: Hãy trình bày sự chuyển dịch tích cực và những khó khăn còn gặp phải của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
- Sự chuyển dịch tích cực:
+ Hệ thống chuồng trại đều được lắp đặt công nghệ tự động hóa trong các khâu: theo dõi phòng, chống dịch bệnh; chăm sóc nuôi dưỡng, máng ăn, nước uống tự động.
+ Hầu hết trang trại đều lắp đặt hệ thống cảm biến, camera giám sát sự thay đổi của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, amonia, CO2 và mức độ tăng trưởng hằng ngày của đàn heo.
+ Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng thịt mà còn bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Khó khăn:
+ Kinh phí để đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất chăn nuôi khá lớn.
+ Yêu cầu trình độ kỹ thuật nên việc ứng dụng còn hạn chế.
+ Sản phẩm chăn nuôi giá cả không ổn định, chưa có sự phân định rõ ràng về giá trị giữa sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo phương thức truyền thống với sản xuất áp dụng công nghệ cao.