Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 7: Nhân giống vật nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 7: Nhân giống vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều.

BÀI 7: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

(18 câu)

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Nhân giống là gì?

Trả lời:

Nhân giống là cho giao phối con đực và con cái với nhau nằm tạo ra đời sau có năng suất và chất lượng tốt.

Câu 2: Có mấy phương pháp nhân giống?

Trả lời:

Có hai phương pháp nhân giống khác nhau:

- Nhân giống thuần chủng.

- Lai giống.

Câu 3: Nêu khái niệm nhân giống thuần chủng.

Trả lời:

Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.

Câu 4: Nêu khái niệm lai giống.

Trả lời:

Lai giống là cho giao phối con đực và con cái mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ.

Câu 5: Nêu khái niệm lai kinh tế.

Trả lời:

Lai kinh tế là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

Câu 6: Nêu khái niệm lai cải tiến.

Trả lời:

Lai cải cải tiến được sử dụng khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến. Trong lai cải tiến, người ta chọn một giống mang đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) để cho lai với giống đang chưa hoàn thiện (giống cần cải tiến)

Câu 7: Nêu khái niệm lai xa.

Trả lời:

Lai xa là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.

Câu 8: Nêu khái niệm cấy truyền phôi.

Trả lời:

Cấy truyền phôi là quá trình đưa phôi từ cá thể cái này (con cái cho phôi) vào cá thể cái khác (con cái nhận phôi); phôi vẫn sống và phát triển bình thường trong cơ thể cái nhận phôi.

Câu 9: Nêu khái niệm nhân bản vô tính.

Trả lời:

Nhân bản vô tính vật nuôi là việc sử dụng kĩ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?

Trả lời:

Mục đích của nhân giống thuần chủng:

- Tăng số lượng cá thể của giống.

- Bảo tồn quỹ gene vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Câu 2: Trình bày những cơ sở giống thường sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng.

Trả lời:

- Đối với một giống mới vừa được nhập về hoặc giống gây thành có số lượng còn ít, đặc điểm của giống chưa ổn định, nhân giống thuần chủng sẽ giúp tăng số lượng cá thể của giống.

- Những giống địa phương có năng suất thấp thường bị suy giảm về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được nhân giống thuần chủng để tăng số lượng cá thể và bảo tồn giống.

- Duy trì được các đặc điểm tốt của giống: trong quá trình nhân giống xác định được những con giống tốt có năng suất cao. Những con này sẽ được nhân giống thuần chủng hoặc làm nguyên liệu để lai giống nhằm cải tiến năng suất và chất lượng của giống.

Câu 3: Trình bày đặc điểm của phương pháp lai cải tiến.

Trả lời:

- Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo con lai F1.

- Con lai F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Trong quá trình này tiến hành đánh giá các đặc điểm đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu.

- Giống cải tiến (con lai) cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.

Câu 4: Trình bày đặc điểm của lai cải tạo.

Trả lời:

- Giống cần cải tạo chỉ dùng một lần để tạo con lai F1.

- Con lai F1 lai trở lại với giống đi cải tạo một hoặc nhiều lần, sau đó tiến hành kiểm tra, đánh giá các đặc điểm đang muốn cải tạo, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu.

- Giống cải tạo (con lai) mang rất ít đặc điểm của giống cần cải tạo và được bổ sung rất nhiều đặc điểm của giống đi cải tạo.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?

Trả lời:

Con lai kinh tế không được sử dụng làm giống vì nó không thể truyền lại đặc tính của nó cho thế hệ tiếp theo. Khi lai tạo F1, các tính trạng tốt được hỗn hợp với nhau và có thể tạo ra một con lai tuyệt vời về đặc tính. Nhưng khi con lai F1 được lai tạo với nhau, các tính trạng tốt sẽ không còn được hỗn hợp một cách đồng đều trong thế hệ tiếp theo, dẫn đến sự đa dạng đặc tính của các con lai F2 và F3.

Câu 2: So sánh lai cải tiến với lai cải tạo.

Trả lời:

Lai cải tiến

Lai cải tạo

- Một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến.

- Giống cải tiến (con lai) cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.

- Một giống chỉ có được một số đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều đặc điểm chưa tốt cần phải cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện.

- Giống cải tạo (con lai) mang rất ít đặc điểm của giống cần cải tạo và được bổ sung rất nhiều đặc điểm của giống đi cải tạo.

Câu 3: Có mấy kiểu lai kinh tế và lấy ví dụ cụ thể ở mỗi kiểu lai kinh tế.

Trả lời:

Có hai kiểu lai kinh tế:

- Lai kinh tế đơn giản:

+ Là hình thức lai giữa hai giống với nhau.

+ Lai kinh tế đơn giản được dùng phổ biến nhất ở nước ra. Dùng con cái thuộc giống nội giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần ngoại nhập để tạo ra con lai có năng suất cao và thích nghi với điều kiện địa phương.

+ Ví dụ: lai kinh tế giữa lợn đực ngoại Yorkshire với lợn Móng Cái để tạo ra con lai F1 có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao và thích nghi với điều kiện địa phương.

- Lai kinh tế phức tạp:

+ Là hình thức lai giữa ba giống trở lên.

+ Ví dụ: với mục đích tạo ra giống gà thịt lông màu thả vườn, người ta tiến hành lai giữa gà trống Hồ với gà mái Lương Phượng để tạo ra con lai F1 (Hồ x Lương Phượng), sau đó con mái F1 (Hồ x Lương Phượng) được cho lai với con gà trống Mía để tạo ra con lai F2 (Mía x Hồ - Lương Phượng).

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng con lai F1 của bò HF (con lai được tạo ra từ bò đực HF và bò cái lai Sind) thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam.

Trả lời:

Các con lai F1 của bò HF và bò Sind thường có thể thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam bởi vì chúng kế thừa các đặc tính tốt từ cả hai giống bố mẹ. Bò HF được lai tạo từ các giống bò có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện ôn đới, trong khi bò Sind có khả năng chịu đựng được trong điều kiện khô hạn và nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Do đó, con lai F1 của hai giống này thường có khả năng chịu đựng tốt hơn với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm cả vùng đất cao nguyên và vùng đất thấp ở Việt Nam.

Câu 2: Trong quá trình lai cải tiến cần cho con lại F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần vì sao?

Trả lời:

Trong quá trình lai tạo, khi lai giống thuần chủng A với giống thuần chủng B, con lai F1 được tạo ra sẽ mang những đặc tính kết hợp từ cả A và B. Tuy nhiên, các đặc tính này không đồng đều và không ổn định trong thế hệ lai tiếp theo (F2).

Do đó, để tạo ra giống mới với đặc tính ổn định và đồng đều hơn, người ta thường sử dụng phương pháp cho con lai F1 lai trở lại với một trong hai giống gốc. Khi lai con lai F1 với giống thuần chủng A hoặc B, các đặc tính của giống thuần chủng sẽ được truyền lại cho thế hệ lai tiếp theo (F2) và các đặc tính kết hợp không mong muốn sẽ được loại bỏ.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 7: Nhân giống vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay