Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 5 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 5

TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN

Câu 1: Giải thích nghĩa của câu: "Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”. Theo bạn, triết lí  sống chứa đựng trong câu này cho thấy điều gì về mối quan hệ quan – dân trong xã  hội xưa?

Trả lời:

“Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” là câu vừa mang tính chất của tục ngữ, vừa mang tính chất của thành ngữ. Nghĩa của câu này là: Chỉ nên “hành” (hay lợi dụng) kẻ có của, có máu mặt (có tóc) để khai thác, trục lợi chứ “hành” (hay lợi dụng) kẻ tay không, nghèo xơ nghèo xác (trọc đầu) thì chẳng được cái gì. Rất có thể câu này đúc kết triết lý hành xử của một bộ phận biến chất thuộc tầng lớp cai trị trong xã hội cũ, cho thấy mối quan hệ giữa quan và dân ở đó nhiều khi chẳng khác mối quan hệ giữa kẻ tìm mồi và con mồi.

Câu 2: Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau: "Càng chờ càng đợi,  càng trưa chuyến đò

Trả lời:

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

Từ “đò” nguyên nghĩa chỉ một phương tiện chuyên chở trên sông nước nhưng ở dòng thơ thứ nhất, nó đã được dùng theo nghĩa hoán dụ, chỉ “người lái đò” (vì đò là vật vô tri, không thể nghe được tiếng gọi và cũng không thể cất lời “thưa”). Còn ở dòng thơ thứ hai, “đò” trong cụm từ “càng trưa chuyến đò” đã mang nghĩa ẩn dụ, chỉ tình trạng trễ tràng, lỡ làng hoặc ế ẩm, đáng than thở.

Câu 3: Em hãy phân tích tác phẩm Xuý Vân giả dại

Trả lời:

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh. Chèo đối với cuộc sống của con người đã trở nên vô cùng quen thuộc, chẳng những vậy mà nhà văn Nguyễn Bính cũng từng viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

Trong những trích đoạn chèo hay và nổi tiếng nhất có thể kể đến, đó chính là Xúy Vân giả dại. Trích đoạn chèo này thuộc vở chèo Kim Nham, nói về việc Xúy Vân có những dan díu bất chính với tình nhân là Trần Phương khi chồng vắng nhà. Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể ly hôn với Kim Nhan. Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưa

Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

“Chẳng nên gia thất thì về

Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Xúy Vân không phủ định mà thừa nhận tình cảm đổi thay của mình, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới của mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăng

Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

Sau những tâm sự, trước tiếng hỏi của vai diễn cũng như sự hô ứng của tác giả thì nhân vật Xúy Vân mới bắt đầu giới thiệu về mình:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xúy Vân

Lấy Kim Nhan nhà khó gian truân

Chồng học vắng thầy ngày mong mỏi

Khi đã giới thiệu về bản thân mình. Xúy Vân cũng đã mạnh dạn thừa nhận mình đã phụ tấm lòng của Kim Nhan mà say đắm tình nhân trong hiện tại là Trần Phương, dẫu biết là sai trái nhưng tình cảm nào chịu nghe theo sự chi phối của lí trí:

“Phụ Kim Nham say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Nhưng cũng có những lúc Xúy Vân chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê để nhận thức được cái dại khờ của mình:

“Rồ này ai bán thì mua

Dại này ai thấy không mơ mẩn tình

Lúc thì giả cách làm thinh

Lúc thì giả dại ra hình làm điên”

Trích đoạn Xúy Vân giả dại đã làm nổi bật lên tâm trạng nhiều đau khổ, day dứt của Xúy Vân, một cô gái đa tình mà đành phụ tình, đi theo tình yêu mới. Tuy nhiên nàng cũng không hề hay biết rằng người mà mình yêu say đắm Trần Phương lại là một tên Sở Khanh không hơn không kém.

Câu 4: Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?

Trả lời:

- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh - Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh

- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối - Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối

- Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sao và cả tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai - Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sao và cả tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai

Câu 5: Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,…)?

Trả lời:

- Hình thức xưng danh, thể hiện nhân vật rất riêng biệt của sân khấu dân gian Việt Nam (bao gồm chèo và tuồng) - Hình thức xưng danh, thể hiện nhân vật rất riêng biệt của sân khấu dân gian Việt Nam (bao gồm chèo và tuồng)

- Khán giả bình dân nắm bắt nhanh chóng về loại, đặc điểm và vai trò của nhân vật trên sân khấu - Khán giả bình dân nắm bắt nhanh chóng về loại, đặc điểm và vai trò của nhân vật trên sân khấu

- Không cần bỏ nhiều công để suy đoán về tính cách nhân vật mà tập trung theo dõi nghệ thuật trình diễn (múa, hát) của diễn viên. - Không cần bỏ nhiều công để suy đoán về tính cách nhân vật mà tập trung theo dõi nghệ thuật trình diễn (múa, hát) của diễn viên.

- Nếu nhìn bằng con mắt hiện đại: cách tự giới thiệu (cả tốt lẫn xấu trong tính cách) là điều không logic, nhưng  - Nếu nhìn bằng con mắt hiện đại: cách tự giới thiệu (cả tốt lẫn xấu trong tính cách) là điều không logic, nhưng

nếu nhìn bằng con mắt của nghệ thuật truyền thống sẽ thấy đây là một quy ước nghệ thuật.

Câu 6: Lập bảng so sánh hai nhân vật tri huyện và để lại theo các tiêu chí: chức phận, tính cách, hành động. Những điều gì rút ra từ bảng so sánh trên có thể giúp bạn hiểu sâu thêm nội dung của cảnh tuồng Huyện đường?

Trả lời: 

Có thể lập bảng theo gợi ý sau:

 Tri huyệnĐề lại
Chức phậnCai quản 1 huyện ở Việt Nam thời phong kiến và được duy trì trong thời thuộc Pháp; vị trí, uy thế lớn. Viên thư kí ở huyện đường
Tính cách1 kẻ ăn trên ngồi trốc, quen sống phóng đãng. Tự tung tực tác, bất chấp công lí, đạo lí, miễn sao vơ vét được nhiều của. Nịnh hót, tính toán, vơ vét
Hành động - Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được  - Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu. (cười khoái trá). Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lý trưởng đòi ăn lót cần phạt trừng giới năm mười quan tiền.  - Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò. - Ta cứ để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lý trưởng, thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.  - Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy gì mà không xử Sò với Hến được.

Điều có thể rút ra từ bảng so sánh: Cả hai nhân vật tuy có chức phận, tính cách và hành động khác nhau nhưng hoàn toàn “gặp gỡ nhau ở bản chất tham lam và mánh khoé đục khoét người dân “thấp cổ bé họng” Sự “phối hợp hoạt động” của cả hai có thể làm bộ máy chính quyền trở nên thối nát, gây ra nhiều tai hoạ cho xã hội.

Câu 7: Tóm tắt văn bản “Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân” bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Văn bản "Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân" giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước. Bài giới thiệu từ sự ra đời của trò rối nước, không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước đến các đặc điểm của con rối nước, việc bảo tồn và phát triển rối nước.

Câu 8: Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh điều gì? Tại sao người viết lại quan tâm đến điều đó?

Trả lời:

Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh cái lạ, cái độc đáo của nghệ thuật rối nước: khác biệt với nhiều nghệ thuật sân khấu khác ở “sàn diễn”, “diễn viên” ở sự hoán chuyển vị trí, chức năng giữa con người với đạo cụ. Đây là một sự nhấn mạnh đầy dụng ý, kích thích trí tò mò của người đọc, nhất là người đọc nước ngoài đến Việt Nam và đang muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

Câu 9: Phần sa-pô đã đem đến cho người đọc ấn tượng đầu tiên như thế nào về nghệ thuật rối nước.

Trả lời:

- Ấn tượng nổi bật: - Ấn tượng nổi bật:

+ Sàn diễn là mặt nước còn diễn viên lại xuất thân từ những miếng gỗ. + Sàn diễn là mặt nước còn diễn viên lại xuất thân từ những miếng gỗ.

+ Con người chỉ thầm lặng đứng ở hậu trường, những hình nhân vô tri lại tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu. + Con người chỉ thầm lặng đứng ở hậu trường, những hình nhân vô tri lại tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu.

Nêu ra những đặc điểm “độc”, “lạ” của nghệ thuật múa rối nước để gây tò mò, sự chú ý của độc giả.

Câu 10: Tri huyện tự nhận mình là kẻ “Sự lý thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền”. Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác.

Trả lời:

Tri huyện tự nhận mình là kẻ “Sự lý thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền”. Toàn bộ hành động sau đó của y đã chứng thực điều này:

- Dây dưa chưa xử kiện ngay để nghĩ kế moi tiền của trùm Sò (“Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.”). - Dây dưa chưa xử kiện ngay để nghĩ kế moi tiền của trùm Sò (“Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.”).

- Thực thi nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” khi tiến hành xử kiện - kẻ có tội bị phạt nặng đã đành (một phần do không có tiền đút lót) nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu. - Thực thi nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” khi tiến hành xử kiện - kẻ có tội bị phạt nặng đã đành (một phần do không có tiền đút lót) nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu.

- Dung túng cho thuộc hạ (lính lệ) giở trò đòi những người thưa kiện phải hối lộ. - Dung túng cho thuộc hạ (lính lệ) giở trò đòi những người thưa kiện phải hối lộ.

Câu 11: Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân  giả dại.

Trả lời:

Qua lớp chèo Xuý Vân giả dại, Xuý Vân thể hiện là một phụ nữ có khát vọng hạnh phúc cháy bỏng, không cam chịu sự an bài của số phận, phần nào dám sống là mình, vượt lên phản ứng trái chiều của dư luận.

Câu 12: Qua lời tự giới thiệu của nhân vật tri huyện, tác giả dân gian thể hiện thái độ độ gì? Lời thoại này thể hiện đặc sắc gì trong nghệ thuật tuồng? Nhận xét về cách khắc họa nhân vật trong vở tuồng?

Trả lời:

- Thái độ: tác giả khinh thường và châm biếm tên nhân vật tri huyện - Thái độ: tác giả khinh thường và châm biếm tên nhân vật tri huyện

- Nghệ thuật: - Nghệ thuật:

+ Hệ thống lời thoại rất tinh tế, hàm súc, bộc lộ được tính cách và bản chất của các nhân vật.  + Hệ thống lời thoại rất tinh tế, hàm súc, bộc lộ được tính cách và bản chất của các nhân vật.

+ Lời tự giới thiệu (hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện mang tính chất ước lệ, là ngôn ngữ của nghệ thuật, đảm nhiệm chức năng vừa là hành động theo tích trò đã xác định, vừa định hướng suy nghĩ, cảm nhận của khán giả về chính sự việc đang diễn ra. + Lời tự giới thiệu (hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện mang tính chất ước lệ, là ngôn ngữ của nghệ thuật, đảm nhiệm chức năng vừa là hành động theo tích trò đã xác định, vừa định hướng suy nghĩ, cảm nhận của khán giả về chính sự việc đang diễn ra.

+ Cách khắc họa nhân vật độc đáo, chỉ qua vài lời thoại + Cách khắc họa nhân vật độc đáo, chỉ qua vài lời thoại  ngắn gọn đã làm nổi bật tính cách, bản chất của những tên làm việc trong bộ máy công quyền. Qua lời thoại cho thấy mọi mối bận tâm của tri huyện, đề lại và lính lệ đều chỉ xoay quanh một chữ “tiền”.

Câu 13: Bạn hiểu như thế nào về sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật múa rối nước được để cao ở cuối văn bản? Ban có thể góp thêm ý kiến gì về vấn đề này

Trả lời:

Sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật rối nước được đề cập ở cuối văn bản xoay quanh các từ “duy trì”, “bảo tồn” và “phát triển”. Duy trì và bảo tồn quả không dễ vì lớp người thực sự yêu và hiểu hồn của rối nước còn không nhiều, trong khi con người thời nay bị cuốn theo rất nhiều hình thức giải trí mới, hấp dẫn và phù hợp hon. Hon nữa, bảo tồn nghệ thuật múa rối nước luôn gắn liền với việc tổ chức biểu diễn chứ không đơn thuần là việc tàng trữ một cái gì mang tính vật thể. Muốn biểu diễn thành công phải cẩn rất nhiều điều kiện, trong đó có việc phục dựng lại bối cảnh phù hợp, giống bối cảnh của đổng quê xưa. Giữ nguyên vẹn những gì đã có thì sớm muộn múa rối nước cũng sẽ trở nên xa lạ với hậu duệ của những bậc tiền nhân đã sáng tạo ra múa rối nước. Nhưng phát triển thế nào để phần tình hoa của múa rối nước không bị biến dạng, đó là cả một vấn đề lớn chưa thể có câu trả lời dứt khoát.

Câu 14: Trình bày về tác giả và tác phẩm Xuý Vân giả dại

Trả lời:

a, Tác giả

Tác giả dân gian

b, Tác phẩm

Vở chèo Kim Nham

- Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật. - Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật.

- Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa. - Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời. - Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng. - Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng.

Đoạn trích Xúy Vân giả dại

- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam - Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam

- Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,... - Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,...

Câu 15: Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng. Theo bạn, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?

Trả lời:

Theo dõi toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng, có thể nhận ra đặc điểm của lời thoại không chỉ trong nghệ thuật tuồng mà còn trong cả nghệ thuật sân khấu nói chung. Đó là:

- Lời thoại phải phản ánh rõ nét tính cách nhân vật (thậm chí, trong tuồng, chèo, lời xưng danh của nhân vật còn mang tính chất đúc kết về bản chất của chính người nói, chẳng khác gì một lời nhận xét khách quan của người đứng bên ngoài). - Lời thoại phải phản ánh rõ nét tính cách nhân vật (thậm chí, trong tuồng, chèo, lời xưng danh của nhân vật còn mang tính chất đúc kết về bản chất của chính người nói, chẳng khác gì một lời nhận xét khách quan của người đứng bên ngoài).

- Lời thoại phải thể hiện được hành động và thúc đẩy hành động (trong cảnh tuồng Huyện đường, lời thoại nào cũng tiết lộ cho biết việc nhân vật đang làm hoặc sắp làm). - Lời thoại phải thể hiện được hành động và thúc đẩy hành động (trong cảnh tuồng Huyện đường, lời thoại nào cũng tiết lộ cho biết việc nhân vật đang làm hoặc sắp làm).

- Lời thoại hàm chứa những thông tin về bối cảnh của sự việc đang xảy ra (khi tri huyện phàn nàn: “A, thầy Đề này, hôm nay sao mà [...] Nhà lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”, lập tức người đọc hình dung ra cảnh vắng vẻ nol huyện đường - một tình trạng mà cả tri huyện lẫn đề lại đều không mong muốn, vì như vậy là cả hai mất cơ hội kiếm chác). - Lời thoại hàm chứa những thông tin về bối cảnh của sự việc đang xảy ra (khi tri huyện phàn nàn: “A, thầy Đề này, hôm nay sao mà [...] Nhà lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”, lập tức người đọc hình dung ra cảnh vắng vẻ nol huyện đường - một tình trạng mà cả tri huyện lẫn đề lại đều không mong muốn, vì như vậy là cả hai mất cơ hội kiếm chác).

- Lời thoại vừa hướng về nhân vật cùng đối thoại trong câu chuyện, vưa hướng đến khán giả, giúp khán giả nhanh chóng nhận ra thực chất của con người, sự việc đang hiện diện hay đang diễn ra trên sân khấu (lời xưng danh của tri huyện thể hiện rất rõ tính chất này). - Lời thoại vừa hướng về nhân vật cùng đối thoại trong câu chuyện, vưa hướng đến khán giả, giúp khán giả nhanh chóng nhận ra thực chất của con người, sự việc đang hiện diện hay đang diễn ra trên sân khấu (lời xưng danh của tri huyện thể hiện rất rõ tính chất này).

Câu 16: Phân tích tình cảm của Xuý Vân đối với Trần Phương và niềm mong ước của Xúy Vân

Trả lời:

- Tình cảm đối với Trần Phương: - Tình cảm đối với Trần Phương:

+ say đắm, điên cuồng, rồ dại + say đắm, điên cuồng, rồ dại

+ nhớ nhân tình, đêm năm canh tôi thức cả vừa năm + nhớ nhân tình, đêm năm canh tôi thức cả vừa năm

=>  tình yêu thực sự, chân thành, mãnh liệt, thổn thức.

- Niềm mong ước của Xúy Vân: mong chờ hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, vợ chồng (Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.) - Niềm mong ước của Xúy Vân: mong chờ hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, vợ chồng (Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.)

=>  Khát vọng hạnh phúc lứa đôi chân chính và tình cảm chân thật, đến mức điên cuồng. Tình cảm với Trần Phương đã cho Xúy Vân thấy được tia hy vọng của hạnh phúc, chính vì vậy mà nàng đã muốn vùng vẫy để thoát khỏi Kim Nham

Câu 17: Liệt kê những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại. Trên cơ  sở đó, hãy phân tích nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại của mình.

Trả lời:

Những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại: đau, chờ, đợi, chả nên gia thất thì về, mặc, điên cuồng, rồ dại, đắng cay, ức, thương, nhớ. Qua những từ, cụm từ ấy, có thể thấy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại vì mang nỗi bất bình lớn với tình trạng cuộc sống hiện tại, muốn được thực sự sống theo đòi hỏi của trái tim đầy thương yêu, khao khát.

Câu 18: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà em nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca,…).

Trả lời:

- Ngôn ngữ chèo: lời thoại của nhân vật được thể hiện bằng hình thức của lời nói thường hoặc hình thức của thơ bốn chữ, lục bát, lục bát biến thể mang màu sắc ca dao được hát theo các làn điệu: - Ngôn ngữ chèo: lời thoại của nhân vật được thể hiện bằng hình thức của lời nói thường hoặc hình thức của thơ bốn chữ, lục bát, lục bát biến thể mang màu sắc ca dao được hát theo các làn điệu:

+ Bốn chữ: Đau thiết thiệt van,/ Than cùng bà Nguyệt,/ Đánh cho lê liệt,… + Bốn chữ: Đau thiết thiệt van,/ Than cùng bà Nguyệt,/ Đánh cho lê liệt,…

+ Lục bát: Gió trăng thời mặc gió trăng,/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên; Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm. + Lục bát: Gió trăng thời mặc gió trăng,/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên; Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

+ Lục bát biến thể: Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,/ Một đàn các cô con gái lội sông té bèo… + Lục bát biến thể: Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,/ Một đàn các cô con gái lội sông té bèo…

Câu 19: Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát trong văn bản. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu”  thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm  khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật.

Trả lời:

Những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát:

- Tôi kêu đò, đò nọ không thưa, - Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

- Cách con sông nên tôi phải lụy đò, - Cách con sông nên tôi phải lụy đò,

[..]

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

- Chờ cho bông lúa chín vàng, - Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

- Rủ nhau lên núi Thiên Thai, - Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết, còn quang với thùng...

- Con cá rô nằm vũng chân trâu, - Con cá rô nằm vũng chân trâu,

Để cho năm bảy cần câu châu vào!

- Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông, - Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

- Ông Bụt kia bẻ cổ con nai, - Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.

[...]

So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có một số nét khác biệt: số tiếng trong dòng thơ có khi nhiều hơn 6 (với dòng trên) và nhiều hơn 8 (với dòng dưới); bên cạnh nhịp chẵn, nhiều dòng có nhịp lẻ (“Tôi kêu đò/ đò nọ không thưa, Tôi càng chờ/ càng đợi, /càng trưa chuyến đò”; “Cách con sông/ nên tôi phải lụy đò”;...). Đây chính là hình thức lục bát biến thể. Việc chêm vào nhiều tiếng và biến đổi cách ngắt nhịp như nói trên có tác dụng làm cho lời thơ gần với lời nói hằng ngày, một mặt diễn tả được tâm trạng bấn loạn, rối bời của nhân vật, mặt khác thể hiện được tính bất thường của hoàn cảnh mà nhân vật đang lâm vào. Thêm nữa, việc kéo dài câu thơ còn có tác dụng tạo đủ thời gian cho diễn viên thực hiện các động tác múa kèm theo lời hát.

Câu 20: Văn bản Huyện đường đã phản ánh hiện tượng gì trong xã hội? Những hiện tượng như vậy theo em còn tồn tại trong xã hội hiện tại không?

Trả lời:

- Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại. - Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại.

- Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng - Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng

- Theo em, hiện tượng này vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội hiện tại và để lại những hậu quả - Theo em, hiện tượng này vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội hiện tại và để lại những hậu quả  tiêu cực cho người dân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay