Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 1: Thơ và truyện thơ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1: Thơ và truyện thơ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 1. THƠ VÀ TRUYỆN THƠ (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

Trả lời:

- Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn. - Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn.

Câu 2: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến ở kiểu văn bản nào? Hãy nêu tác dụng và cho ví dụ.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ. - Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ.

- Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh. - Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh.

- Ví dụ:  - Ví dụ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Lời tiễn dặn (tác giả, thể loại, nội dung,…) 

Trả lời:

- Tác giả: Không xác định cụ thể. Đây là truyện dân gian của dân tộc Thái. - Tác giả: Không xác định cụ thể. Đây là truyện dân gian của dân tộc Thái.

- Thể loại: truyện thơ - Thể loại: truyện thơ

- Văn bản được trích từ truyện thơ  - Văn bản được trích từ truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

 - Nội dung: Qua hai lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái, ta thấy được tậm trạng đau xót khi yêu nhau mà không thể bên nhau của chàng trai và cô gái, cùng với đó là tình yêu mãnh liệt, mãi đi cùng năm tháng, sánh ngang với “trời đất, thiên nhiên” của hai người.

Câu 4: Hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện thơ dân gian của dân tộc thiểu số.

Trả lời:

Tham khảo:

- Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc. - Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc.

- Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ánh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực ấy. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người với con người trên nền tảng xã hội phân hoá giai cấp và việc giải quyết các mối quan hệ này theo quan điểm đạo đức lí tưởng của nhân dân đã được trình bày trong truyện thơ. - Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ánh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực ấy. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người với con người trên nền tảng xã hội phân hoá giai cấp và việc giải quyết các mối quan hệ này theo quan điểm đạo đức lí tưởng của nhân dân đã được trình bày trong truyện thơ.

- Không phải dân tộc thiểu số nào cũng có truyện thơ. Một số truyện thơ quen thuộc thường được kể trong các dân tộc như:  - Không phải dân tộc thiểu số nào cũng có truyện thơ. Một số truyện thơ quen thuộc thường được kể trong các dân tộc như: Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Ờm – chàng Bồng Hương,... (Mường) ; Chàng Lú – nàng Ủa, Tiễn dặn người yêu,... (Thái) ; Nam Kim – Thị Đan, Vượt biển,... (Tày – Nùng); Tiếng hát làm dâu, Nhàng Dợ – Chà Tăng,... (Mông); Hoàng tử Um Rúp, Chăm Bani,... (Chăm); Tum Tiêu, Si Thạch,... (Khmer). Hiện nay, một số truyện thơ các dân tộc đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng có khá nhiều truyện còn lưu truyền trong dân gian, chưa được sưu tầm và biên dịch.

- Truyện thơ có hai chủ đề nổi bật. Ngoài chủ đề thứ nhất phản ánh khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi, còn có chủ đề thứ hai phản ánh số phận đau thương và mơ ước đổi đời của những người nghèo. - Truyện thơ có hai chủ đề nổi bật. Ngoài chủ đề thứ nhất phản ánh khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi, còn có chủ đề thứ hai phản ánh số phận đau thương và mơ ước đổi đời của những người nghèo.

- Cũng như truyện cổ tích, nhiều nhân vật trong truyện thơ là người mồ côi, người phụ nữ, người lao động. Các nhân vật này là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề, bị tước đoạt tình yêu và hạnh phúc – kiểu nhân vật bé nhỏ, tội nghiệp nhất trong xã hội phụ quyền. Họ phải làm thuê làm mướn, bị đánh đập hắt hủi như  - Cũng như truyện cổ tích, nhiều nhân vật trong truyện thơ là người mồ côi, người phụ nữ, người lao động. Các nhân vật này là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề, bị tước đoạt tình yêu và hạnh phúc – kiểu nhân vật bé nhỏ, tội nghiệp nhất trong xã hội phụ quyền. Họ phải làm thuê làm mướn, bị đánh đập hắt hủi như Nàng Con Côi (Mường), hoặc bị ép duyên, phải làm dâu trong những gia đình chồng bạo ngược nhơ cô gái trong Tiếng hát làm dâu (Mông), hoặc là nhân vật dưới đáy của sự nghèo khổ, khốn cùng, bị đày ải, rẻ rúng như người em phu thuyền ở cõi âm trong truyện thơ Vượt biển (Tày),... Họ đã trở thành đối tượng thương cảm, xót xa của những trái tim nhân hậu. Tiếng thơ trong truyện cũng chính là tiếng lòng đồng cảm, tiếng khóc uất hận, tiếng nói đòi giải phóng của nhân dân các dân tộc ngày xưa.

- Cùng với những lời thở than dằng dặc, truyện thơ còn thể hiện thái độ của người lao động nghèo phản kháng những kẻ bóc lột, trừng trị bọn cường hào ác bá, đấu tranh cho chính nghĩa, mong ước được đổi đời, sống ấm no hạnh phúc,... phản ánh tinh thần lạc quan, lòng yêu đời, ham sống của người dân lao động các dân tộc.  - Cùng với những lời thở than dằng dặc, truyện thơ còn thể hiện thái độ của người lao động nghèo phản kháng những kẻ bóc lột, trừng trị bọn cường hào ác bá, đấu tranh cho chính nghĩa, mong ước được đổi đời, sống ấm no hạnh phúc,... phản ánh tinh thần lạc quan, lòng yêu đời, ham sống của người dân lao động các dân tộc.

Câu 5: Chủ đề của bài thơ Sóng?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ Sóng:

Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm nồng nàn, đôn hậu, thủy chung.

Câu 6: Em hãy nêu Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Sóng?

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Sóng:

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Bài thơ in trong tập  - Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Câu 7: Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có đặc điểm:

- Thể hiện tiếng nói của trái tim tuổi trẻ mang khát vọng tình yêu muôn thuở ( - Thể hiện tiếng nói của trái tim tuổi trẻ mang khát vọng tình yêu muôn thuở (Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ).

→ Chân thành, tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu, một khi đã yêu thì ai cũng yêu hết mình, không có gì ngăn trở được mong muốn được yêu và yêu của người phụ nữ.

- Khao khát khám phá sự bí ẩn của qui luật tình yêu nhưng không tìm thấy câu trả lời ( - Khao khát khám phá sự bí ẩn của qui luật tình yêu nhưng không tìm thấy câu trả lời (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

- Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian ( - Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian (Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước … Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức…).

- Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt ( - Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt (Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương).

- Ước vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời ( - Ước vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời (Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ). → Khát vọng của họ cũng rất khiêm nhường

- Vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn:  - Vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn: Sóng không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể → Có thể xem đây là một tư duy mới trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, chủ động tìm đến tình yêu, tìm đến khát vọng của cuộc đời.

⇒  Qua hình tượng ẩn dụ sóng, bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Câu 8: Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.

Câu 9: Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích là điệp ngữ "Có khi...". Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích giúp khắc họa một cách rõ nét, chân thực các cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ da diết của chàng thư sinh Tú Uyên. Nỗi nhớ của chàng thư sinh đó da diết, chàng nhớ mọi lúc, mọi nơi nó lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Câu 10: Giới thiệu vài nét về “Nỗi niềm tương tư”

Trả lời:

  • Đoạn trích nỗi niềm tương tư trích từ tác phẩm Bích Câu kì ngồ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu). Đây là một truyện thơ Nôm.
  • Thể thơ: Lục bát.
  • Nội dung: Câu chuyện tình yêu giữa chàng Tú Uyên và Giáng Kiều.
  • Đoạn trích Nỗi niềm tương tư diễn tả tâm trạng Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ.

Câu 11: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em là ai? Dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?

Trả lời:

  • Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả
  • Nhận biết qua đại từ xưng hô  “tôi - em”.

Câu 12: Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ “Tôi yêu em”? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

Trả lời:

Cụm từ trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ là "Tôi yêu em". Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổng hai. Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi".

Câu 13: Em có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ Sóng? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời:

– Âm điệu của bài thơ Sóng là âm điệu của những con sóng trên biển cả, và sâu xa hơn, chính là nhịp của những con sóng lòng nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim nữ thi sĩ.

- Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh. Thể thơ năm chữ cùng với sự linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gợi lên thật ấn tượng nhịp sóng biển (và cả sóng lòng nữa) khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội. - Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh. Thể thơ năm chữ cùng với sự linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gợi lên thật ấn tượng nhịp sóng biển (và cả sóng lòng nữa) khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.

Câu 14: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng Sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.

– Ở lớp nghĩa thực, hình tượng sóng được miêu tả cụ thể, sinh động, với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau.

– Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết bộc bạch, giãi bày, biết diễn tả sự phong phú, phức tạp nhiều khi đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu: khi bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc; vừa đắm say vừa tỉnh táo; vừa nồng nhiệt vừa âm thầm,... Tất cả làm nổi bật trạng thái bất yên, thao thức nhưng tràn đầy hạnh phúc (“Vì tình yêu muôn thuở – Có bao giờ đứng yên.” – Xuân Quỳnh, Thuyền và biển).

– Hình tượng sóng được khắc hoạ cụ thể, sinh động và toàn vẹn qua mạch kết nối các khổ thơ. Qua từng khổ thơ, hình tượng sóng được liên tục khám phá, phát hiện. Những ý nghĩ, những liên tưởng về biển, về sóng và gió cùng với những câu hỏi liên tiếp được đặt ra đã diễn tả tinh tế mà sâu sắc những tình cảm, những trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

Câu 15: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây.

Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Trả lời:

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc có ở: - Biện pháp tu từ lặp cấu trúc có ở:

+ Đã / … / làm cho / … // đã / … / sao cho / … + Đã / … / làm cho / … // đã / … / sao cho / …

+ Cho / hại // cho / tàn // cho / cân + Cho / hại // cho / tàn // cho / cân

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho đoạn thơ đồng thời nhấn mạnh nỗi buồn phải chịu cảnh khổ đau đoạ đầy của nhân vật. - Tác dụng: tạo nhịp điệu cho đoạn thơ đồng thời nhấn mạnh nỗi buồn phải chịu cảnh khổ đau đoạ đầy của nhân vật.

Câu 16: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích: - Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích:

+ Trăng / thương // trăng / nhớ // trăng / ngần //// đàn / buồn // đàn / lặng // đàn chậm + Trăng / thương // trăng / nhớ // trăng / ngần //// đàn / buồn // đàn / lặng // đàn chậm

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu và tính nhạc cho các câu thơ, nhấn mạnh nỗi ưu tư của nhân vật trữ tình. - Tác dụng: Tạo nhịp điệu và tính nhạc cho các câu thơ, nhấn mạnh nỗi ưu tư của nhân vật trữ tình.

Câu 17: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

[...]

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích: - Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích:

+ thuộc địa / của Nhật // thuộc địa / của Pháp + thuộc địa / của Nhật // thuộc địa / của Pháp

+ từ / tay Nhật // từ / tay Pháp + từ / tay Nhật // từ / tay Pháp

+ Pháp / chạy // Nhật / hàng // vua Bảo Đại / thoái vị + Pháp / chạy // Nhật / hàng // vua Bảo Đại / thoái vị

+ Dân ta / đã đánh đổ / các xiềng xích thực dân / gần một trăm năm nay / để gây dựng nên / nước Việt Nam độc lập // Dân ta / lại đánh đổ / chế độ quân chủ / mấy mươi thế kỉ / mà lập nên / chế độ Dân chủ Cộng hoà. + Dân ta / đã đánh đổ / các xiềng xích thực dân / gần một trăm năm nay / để gây dựng nên / nước Việt Nam độc lập // Dân ta / lại đánh đổ / chế độ quân chủ / mấy mươi thế kỉ / mà lập nên / chế độ Dân chủ Cộng hoà.

+ Một dân tộc / đã gan góc / chống ách nô lệ của Pháp / hơn tám mươi năm nay // một dân tộc / đã gan góc / đứng về phe Đồng minh chống phát xít / mấy năm nay. + Một dân tộc / đã gan góc / chống ách nô lệ của Pháp / hơn tám mươi năm nay // một dân tộc / đã gan góc / đứng về phe Đồng minh chống phát xít / mấy năm nay.

+ Dân tộc đó / phải được / tự do // dân tộc đó / phải được / độc lập. + Dân tộc đó / phải được / tự do // dân tộc đó / phải được / độc lập.

+ tinh thần và lực lượng / tính mạng và của cải. + tinh thần và lực lượng / tính mạng và của cải.

- Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu, tính nhạc cho lời văn; làm tách bạch các ý, góp phần vào việc truyền đạt tư tưởng, nôi dung văn bản cho người đọc. - Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu, tính nhạc cho lời văn; làm tách bạch các ý, góp phần vào việc truyền đạt tư tưởng, nôi dung văn bản cho người đọc.

Câu 18: Phần (1) Lời tiễn dặn cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì ở chàng trai?

Trả lời:

- Chàng trai theo lí phải tiễn đưa cô gái đến tận nhà chồng nhưng chàng trai cho rằng mình không làm nổi điều đấy: “Anh yêy em, lẽ tiễn … anh quay đi”. - Chàng trai theo lí phải tiễn đưa cô gái đến tận nhà chồng nhưng chàng trai cho rằng mình không làm nổi điều đấy: “Anh yêy em, lẽ tiễn … anh quay đi”.

- Chàng trai muốn tìm về với chốn rừng xanh, muốn mượn nơi đó để cho vơi đi nỗi sầu của tình cảnh dường như tuyệt vọng này: “Chào chốn rừng xanh … suốt mất rồi”. - Chàng trai muốn tìm về với chốn rừng xanh, muốn mượn nơi đó để cho vơi đi nỗi sầu của tình cảnh dường như tuyệt vọng này: “Chào chốn rừng xanh … suốt mất rồi”.

- Chàng thực sự cảm thấy đau xót đôi ta vừa gặp lại nhau đã phải chia xa, chàng không thể giữ được thứ theo lí không thuộc về mình: “Đôi ta yêu nhau … liền với ruộng”. - Chàng thực sự cảm thấy đau xót đôi ta vừa gặp lại nhau đã phải chia xa, chàng không thể giữ được thứ theo lí không thuộc về mình: “Đôi ta yêu nhau … liền với ruộng”.

- Sau khi nghi cô gái cầu xin, chàng trai bày tỏ tinh thần, khao khát chung của cả hai người: “Đôi ta yêu nhau … goá bụa về già”. - Sau khi nghi cô gái cầu xin, chàng trai bày tỏ tinh thần, khao khát chung của cả hai người: “Đôi ta yêu nhau … goá bụa về già”.

Câu 19: Phần (1) Lời tiễn dặn cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì ở cô gái?

Trả lời:

- Cô gái buồn tủi khi nghe người yêu nói muốn quay lại, thôi không tiễn đưa cô đi nữa. Cô gái cầu xin chàng trai: “Đừng vội anh, đừng vội”. - Cô gái buồn tủi khi nghe người yêu nói muốn quay lại, thôi không tiễn đưa cô đi nữa. Cô gái cầu xin chàng trai: “Đừng vội anh, đừng vội”.

- Cô gái dùng câu chuyện của sao Khun Lú, áng mây, chuyện hai người vẫn yêu nhau tha thiết dù trong thời gian vừa qua không được ở bên nhau,…để bày tỏ nỗi niềm: “Sao Khun Lú … đồng cỏ”, từ đó nhấn mạnh thêm lời cầu xin: “Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng / Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!”. - Cô gái dùng câu chuyện của sao Khun Lú, áng mây, chuyện hai người vẫn yêu nhau tha thiết dù trong thời gian vừa qua không được ở bên nhau,…để bày tỏ nỗi niềm: “Sao Khun Lú … đồng cỏ”, từ đó nhấn mạnh thêm lời cầu xin: “Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng / Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!”.

Câu 20: Giữa sóng em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Trả lời:

Sóng là hình ảnh, là biểu tượng cho tâm hồn người con gái – một kiểu của cái tôi trữ tình nhập vai. Em là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em, tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hoà nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.

– Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: sóng và em. Sóng biển xôn xao, triền miên vô tận gợi liên tưởng đến sóng lòng dào dạt, tràn đầy khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Song hành với sóng là em. Cấu trúc song hành này góp phần tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ.

Câu 21: Hình tượng sóng em được nhà thơ xây dựng với dụng ý nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

– Đây là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh, chưa có trong các bài thơ tình nào.

– Nhà thơ dựng lên hai hình tượng sóng và em song hành suốt theo mạch bài thơ như một cộng hưởng để nói lên những trạng thái tâm lí phong phú, phức tạp và tinh tế trong tình yêu: vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa ồn ào vừa lặng lẽ: “Nỗi khát vọng tình yêu – Bồi hồi trong ngực trẻ”. Hình tượng sóng được hình tượng em bổ sung, đồng vọng: “Sóng bắt đầu từ gió – Gió bắt đầu từ đâu?”, còn “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”. Sóng nhớ bờ “Ngày đêm không ngủ được” thì “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Sóng thì “Con nào chẳng tới bờ” còn em thì “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh – một phương”.

- Bài thơ mượn hình tượng sóng để nói chuyện tình yêu. Nhưng sóng không phải là một ẩn dụ hoàn chỉnh. Ẩn dụ ấy được giải thích ngay từ nửa sau của khổ thơ thứ hai, không đợi người đọc phải suy đoán, phải tìm cách “giải mã” dẫu rằng cuộc giải mã vẫn cần được tiếp tục ở một cấp độ cao hơn... Xuân Quỳnh bày tỏ nồng nàn, cùng kiệt nỗi yêu thương và khát vọng của mình. Khi cần, chị đứng ra thuyết minh trực tiếp. Chẳng hạn, sau khổ thơ miêu tả những con sóng dưới lòng sâu, trên mặt nước, ngày đêm không ngủ được vì nhớ bờ, chị “bồi” thêm hai câu rất đột ngột, phơi lộ cái tôi của mình: - Bài thơ mượn hình tượng sóng để nói chuyện tình yêu. Nhưng sóng không phải là một ẩn dụ hoàn chỉnh. Ẩn dụ ấy được giải thích ngay từ nửa sau của khổ thơ thứ hai, không đợi người đọc phải suy đoán, phải tìm cách “giải mã” dẫu rằng cuộc giải mã vẫn cần được tiếp tục ở một cấp độ cao hơn... Xuân Quỳnh bày tỏ nồng nàn, cùng kiệt nỗi yêu thương và khát vọng của mình. Khi cần, chị đứng ra thuyết minh trực tiếp. Chẳng hạn, sau khổ thơ miêu tả những con sóng dưới lòng sâu, trên mặt nước, ngày đêm không ngủ được vì nhớ bờ, chị “bồi” thêm hai câu rất đột ngột, phơi lộ cái tôi của mình:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức...

è Khi hoá thân vào sóng, khi đứng hẳn ra xưng em một mà hai, hai mà một, cái tôi Xuân Quỳnh lúc nào cũng trăn trở không yên. Vừa bộc lộ gián tiếp lại vừa giãi bày trực tiếp, khi ẩn, khi hiện, đấy mới chính là “nhịp sóng” ngầm của bài thơ, quy định những xao động bề mặt, biểu hiện qua câu chữ và âm điệu nhịp điệu tương đối dễ thấy...

Câu 22: Khổ thơ thứ 4 là một cách cắt nghĩa “rất Xuân Quỳnh” về quy luật của tình yêu. Em hiểu cách cắt nghĩa ấy như thế nào?

Trả lời:

- Khổ thơ này là cách cắt nghĩa rất Xuân Quỳnh – nghĩa là rất nữ tính, rất trực cảm. Lô gích của phụ nữ là lô gích trái tim, đấy là cách người ta nhận xét về đặc điểm tư duy nữ giới. Với Xuân Quỳnh, nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu đều rất bí ẩn, đều kì lạ. Sự cắt nghĩa này cho thấy một quy luật phổ biến trong tình yêu: trực cảm đến trước lí trí. Với người đang yêu thì tình yêu bao giờ cũng thiêng liêng vì nó bí ẩn, nó như là "thiên định". Chính vì thế nên nó càng quyến rũ. - Khổ thơ này là cách cắt nghĩa rất Xuân Quỳnh – nghĩa là rất nữ tính, rất trực cảm. Lô gích của phụ nữ là lô gích trái tim, đấy là cách người ta nhận xét về đặc điểm tư duy nữ giới. Với Xuân Quỳnh, nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu đều rất bí ẩn, đều kì lạ. Sự cắt nghĩa này cho thấy một quy luật phổ biến trong tình yêu: trực cảm đến trước lí trí. Với người đang yêu thì tình yêu bao giờ cũng thiêng liêng vì nó bí ẩn, nó như là "thiên định". Chính vì thế nên nó càng quyến rũ.

 

Câu 23: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Gió, gió thổi rào rào.

Trăng, trăng lay chấp chới.

Trời tròn như buồm căng.

Tất cả lên đường mới.

Hồn ta cánh rộng mở

Đôi bên gió thổi vào,

Nghĩ những điều hớn hở

Như trời cao, cao cao.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích: - Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích:

+ Gió, gió / thổi / rào rào // Trăng, trăng / lay / chấp chới + Gió, gió / thổi / rào rào // Trăng, trăng / lay / chấp chới

- Tác dụng: Tạo ra nhạc điệu cho đoạn thơ. - Tác dụng: Tạo ra nhạc điệu cho đoạn thơ.

Câu 24: Tại sao có thể nói những lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa?

Trả lời:

Thái độ phản kháng tập tục hôn nhân và khát vọng tự do yêu đương của chàng trai, cô gái Thái:

- Cùng với tình cảm xót thương, anh muốn phá tung sợi dây trói buộc của tập tục Thái, để cùng người yêu sống chết bên nhau. Trong nguyên bản tiếng Thái có đoạn: - Cùng với tình cảm xót thương, anh muốn phá tung sợi dây trói buộc của tập tục Thái, để cùng người yêu sống chết bên nhau. Trong nguyên bản tiếng Thái có đoạn:

Tai xam pi lón cãng mã hỏi

Tai xáp xỏi pên nặm tạng cóp mã kin

Tai pên đin puk pũ mã kẹo

Tại pên hẻo chí xốn hồm nong

Tai pên chong lính chuỗn huồm thuổi

Tai puối xảu xóp lẹo chắng dú hưỡn điêu.

-  - Tai dịch sang tiếng Việt là "chết", tai pên là "chết thành". Hình ảnh cái chết được lặp lại sáu lần, cũng là sáu lần anh khẳng định sự gắn bó. Không thể sống xa nhau, hãy sống cùng nhau cho đến chết, dù phải chết cũng nguyện được chết cùng nhau. Cái chết là sự thử thách tột cùng đối với con người, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả thử thách đó. Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.

- Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái trong truyện chính là do tập tục hôn nhân gả bán, cha mẹ có quyền định đoạt duyên phận cho con cái. Vì vậy, những lời tiễn dặn đầy đau khổ của họ chính là những lời tố cáo, phản kháng tập tục hôn nhân Thái ngày xưa, tập tục đã bóp chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến cho họ phải suốt đời đau khổ. - Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái trong truyện chính là do tập tục hôn nhân gả bán, cha mẹ có quyền định đoạt duyên phận cho con cái. Vì vậy, những lời tiễn dặn đầy đau khổ của họ chính là những lời tố cáo, phản kháng tập tục hôn nhân Thái ngày xưa, tập tục đã bóp chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến cho họ phải suốt đời đau khổ.

- Trong lời tiễn dặn nổi bật mong muốn được "cùng chết" của chàng trai. Điều đó thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của anh, cũng chính là thái độ phản kháng lại hoàn cảnh. Xã hội không để cho những người yêu nhau được sống bên nhau là một xã hội bất công, vô lí, cần phải thay đổi. - Trong lời tiễn dặn nổi bật mong muốn được "cùng chết" của chàng trai. Điều đó thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của anh, cũng chính là thái độ phản kháng lại hoàn cảnh. Xã hội không để cho những người yêu nhau được sống bên nhau là một xã hội bất công, vô lí, cần phải thay đổi.

- Những lời tiễn dặn cũng đồng thời thể hiện khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu của các chàng trai, cô gái Thái: - Những lời tiễn dặn cũng đồng thời thể hiện khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu của các chàng trai, cô gái Thái:

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng,

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,

Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,

Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.

- Câu thơ gọn, chắc, nghệ thuật sử dụng từ láy có tác dụng khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng trai. Khát vọng đó như được khắc vào gỗ, tạc vào đá. - Câu thơ gọn, chắc, nghệ thuật sử dụng từ láy có tác dụng khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng trai. Khát vọng đó như được khắc vào gỗ, tạc vào đá.

- Kết thúc truyện thơ là sự trở về đoàn tụ trong hạnh phúc của hai người sau bao trắc trở, đó là bằng chứng về thắng lợi của tình yêu chân chính, của tự do, đối lập với những luật lệ khắt khe, hà khắc trói buộc con người. - Kết thúc truyện thơ là sự trở về đoàn tụ trong hạnh phúc của hai người sau bao trắc trở, đó là bằng chứng về thắng lợi của tình yêu chân chính, của tự do, đối lập với những luật lệ khắt khe, hà khắc trói buộc con người.

è Những kết thúc có hậu như vậy trong truyện thơ các dân tộc và truyện thơ Thái không nhiều, nhưng nó mang lại niềm tin tưởng, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh cho những đôi lứa yêu nhau vượt qua trở ngại để được sống hạnh phúc, nó đã rọi chiếu ánh sáng hi vọng và niềm tin vào cuộc sống vốn ảm đạm của đồng bào dân tộc Thái ngày xưa. Đó là lí do khiến truyện thơ Tiễn dặn người yêu được người Thái các thế hệ yêu quý và tự hào.

Câu 25: Viết bài văn phân tích phần 1 của văn bản Lời tiễn dặn

Trả lời:

          Yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau là điều mà không ai muốn trong tình yêu bởi điều đó gây nên sự đau xót, buồn sầu cho cả hai. Chàng trai và cô gái trong phần 1 của văn bản “Lời tiễn dặn” cũng ở vào tình trạng tương tự. Phần 1 là những lời bộc bạch tâm trạng đầy cảm xúc của hai người khi chàng trai tiễn đưa cô gái về nhà chồng.

Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh quay đi, anh quay đi

          Chàng trai yêu cô gái, theo lý là tiễn đưa cô gái đến tận nhà chồng rồi mới quay về nhưng cảm nhận về một người mà mình yêu thương sâu sắc sắp phải xa lìa mình mà không có cách nào, cảm xúc đau xót khi sắp phải chứng kiến người yêu bên gia đình người mà cô không hề yêu thương đã khiến anh không muốn đi tiếp nữa. Anh muốn mượn lời của chim trích, chim nhạn để anh quay lại. Anh muốn mượn khu rừng để trút bày tâm sự, nỗi sầu khó tả.

- “Chào chốn rừng xanh nơi thường lui tới - “Chào chốn rừng xanh nơi thường lui tới

Nước đập bè chìm

Sóng xô bè vỡ

Bè chìm trôi ba suối mất rồi”.

          Chốn rừng xanh nơi hai người thường lui tới giở đây trong cảm nhận của chàng trai là một sự tàn phá dữ dội “bè chìm, bè vỡ, sóng xô”. Những hình ảnh đó thể hiện cho tâm trạng, tình cảnh tuyệt vọng của chàng trai. Chàng trai cảm thấy đau xót khi mà “Đôi ta yêu nhau chưa trọn một ngày / Chưa đầy một khắc”. Chàng trai vừa mới đi làm giàu trở về nhưng mọi thứ đã muộn, cô gái lúc này phải về nhà chồng vì thế mà đoạn tiễn đưa này là những thời khắc cuối cùng trong cuộc hội ngộ ngắn ngủi của hai người. Chàng trai cũng tìm cách cớ để người yêu cho mình thôi không tiễn đưa nữa:

Của không mua, lẽ đâu được giữ liền tay

Chỉ cá liền với nước

Chỉ lúa liền với ruộng

          Với những lời lẽ trên, chàng trai đã chỉ ra rằng của không phải sở hữu của mình thì mình không thể giữ được, không giống như cá với nước, lúa với ruộng, những thứ luôn đi cùng nhau. Cô gái đáng ra thuộc về chàng trai nhưng những hủ tục đã khiến cô gái không còn là của chàng trai nữa. Những lí cớ của chàng trai qua đó mà không chỉ phản ánh sâu sắc nỗi buồn mà còn là sự căm ghét với tập tục hôn nhân của dân tộc này. Chàng trai nói lời cuối “Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!”.

          Cô gái với tình yêu tha thiết dành cho chàng trai, với nỗi buồn, sự cô độc, sự sợ hãi trên chặng đường sắp tới, không chấp nhận lời đề nghị của chàng trai liền nói ngay:

- “Đừng vội anh, đừng vội - “Đừng vội anh, đừng vội

Sao Khun Lú trên trời còn đợi

Áng mây kia vương vấn còn chờ

Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ

Mưa sắp rơi ào đồng cỏ

Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng

Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!”

          Để chứng minh cho tình yêu của mình cũng như để khiến chàng trai đừng rời bỏ mình lúc này, cô gái đã gợi nhắc đến sao Khun Lú, một biểu tượng của tình yêu của con người nơi đây, tuy không được gần nhau mà mãi trông đợi nhau. Tình cảnh đó thật giống với tình cảnh của hai người giờ đây. Tiếp đó, cô gái nói về mây, mưa, rừng núi, dòng thác để tái hiện cho chàng trai thấy một chặng đường cô đơn gian nan mà cô sẽ phải đi nếu không có chàng đi cùng. Cô gái dường như trách móc với chàng trai là làm sao anh lại có thể bỏ em trong tình cảnh như vậy. Cô gái giãi bày với chàng trai “Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ”. Với lời giãi bày đó, cô gái đã nhắc nhở với chàng trai về một tình yêu sâu đậm giữa đôi bên, không gặp nhau mà vẫn “dằng dặc” nỗi niềm để qua đó ngầm nói với chàng rằng đôi ta đã yêu nhau ngay cả khi không gặp nhau thì tại sao chỉ còn một quãng đường nữa mà anh lại bỏ rơi em.

          Lời khẩn cầu chân thành của cô gái đã khiến chàng trai phải thay đổi ý định, chàng trai trở nên quyết tâm hơn, khao khát hơn về mối tình của hai người:

- “Thác trào dâng, ngang dòng củi vướng - “Thác trào dâng, ngang dòng củi vướng

Gặp nhau đây thoắt bỗng chia lìa

Đôi ta yêu nhau đợi đến tháng Năm lau nở

Đợi mùa nước đỏ cá về

Đợi chim tăng ló hót gọi hè

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già”.

          Hai câu đầu chàng trai thể hiện tình cảnh đáng xót của hai người. “Thác trào dâng” biểu hiện cho tình yêu dạt dào của hai người, “ngang dòng củi vướng” biểu hiện cho sự bất công, cay đắng chia rẽ hai người. Năm câu sau đó sử dụng phép tu từ lặp cấu trúc kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên cho thấy sự khao khát, mong đợi của không chỉ chàng trai mà của cả hai người. Tình yêu tha thiết, sâu đâm của chàng trai và cô gái đến đây càng được chứng minh hơn nữa.

          Có thể thấy, với việc kết hợp yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, kết hợp các phép tu từ với hình ảnh thiên nhiên, phần 1 của văn bản “Lời tiễn dặn” đã cho ta thấy được tình yêu sâu đậm và khát khao muốn được ở bên nhau dù có khó khăn, dù có qua bao tháng năm đi nữa. Lời câu xin của cô gái và lời tiễn dặn của chàng trai đã làm vững chắc tinh thần cho hai người.

Câu 26: Theo em, nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ Tôi yêu em là người như thế nào?

Trả lời:

Theo em, nhân vật “tôi” là người hiểu biết, thấu hiểu chuyện trong tình yêu, ta thấy được ông thể hiện tình yêu sâu sắc và tâm hồn cao thượng trong tình yêu, sẵn sàng hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, dẫu điều đó có khiến lòng ông đau đớn, tổn thương vô cùng.

Câu 27: Phân tích văn bản Tôi yêu em.

Trả lời:

Tình yêu không còn là đề tài xa lạ đối với các thi nhân, nó trở thành nguồn cảm hứng dào dạt khiến họ tốn biết bao giấy mực. Yêu và được yêu luôn là niềm mong muốn của mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải yêu thương nào trao đi cũng được đáp lại một cách trọn vẹn. Có thể nói, Puskin đã rất thành công ở việc thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đơn phương của một chàng trai qua bài thơ "Tôi yêu em".

Puskin là "Mặt trời của thi ca Nga". Tài năng của ông được thể hiện trên các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, trường ca, truyện ngụ ngôn, những thể loại mà ông thành công nhất là thơ trữ tình với hơn tám trăm bài thơ. "Tôi yêu em" là tác phẩm nổi tiếng của thi sĩ lừng danh được khơi nguồn từ mối tình cảm đơn phương với nàng A. Ô-lê-nhi-na. Puskin đã cầu hôn nàng vào mùa hè năm 1829 nhưng không được chấp nhận. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông viết nên bài thơ này.

Nhan đề bài thơ do Thúy Toàn đặt. Nó ẩn chứa dụng ý và sự tinh tế của người dịch khi không đặt nhan đề là "Anh yêu em" hay "Tôi yêu cô". "Tôi yêu em" là một nhan đề hợp lí. Bởi lẽ cách xưng hô "Anh - em" quá thân thiết, tình cảm trong khi mối quan hệ của Puskin và Ô-lê-nhi-na không hẳn như vậy còn cách xưng hô "Tôi - cô" lại quá xa lạ, ít bộc lộ cảm xúc. Vì vậy, không có nhan đề nào phù hợp hơn là "Tôi yêu em" để diễn tả mối quan hệ không phải người dưng nhưng cũng không quá gần gũi, tình cảm.

Pu-skin đã khắc họa những giằng xé trong tâm trạng của nhân vật trữ tình bằng những lời thơ giản dị:

"Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"

Tác giả đã khẳng định tình cảm của mình dành cho cô gái qua cụm từ "Tôi yêu em" mở đầu bài thơ. Đây là thứ tình cảm chân thành, đằm thắm, không chút vụ lợi, toan tính. Chàng trai ấy không mượn những hình ảnh ẩn dụ để bày tỏ tình cảm mà anh lại trực tiếp nói ra những tâm tư trong lòng mình. Khi yêu đơn phương, không phải bất cứ ai cũng có đủ can đảm để nói ra điều đó. Biết rằng tình yêu ấy không được em chấp nhận nhưng nó vẫn bùng cháy trong trái tim "tôi", khiến "tôi" bồi hồi không yên. Ngọn lửa tình yêu cứ âm ỉ cháy, nó chưa tắt hẳn và cũng chưa "tàn phai" trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chung thủy chứ không phải thứ tình cảm mua vui, trêu đùa. Vậy nên chàng trai mới có sự vấn vương, không dứt khoát. Tâm trạng này được nhà thơ thể hiện qua các từ ngữ "chừng có thể", "chưa hẳn", để khẳng định tình yêu "tôi" dành cho em là sự thật.

Nhưng tình cảm là thứ không thể gượng ép. Chúng ta không thể bắt buộc ai đó yêu mình nếu như bản thân họ không muốn. Chàng trai trong mối tình đơn phương kia cũng như vậy, anh không muốn cô gái vì anh mà phải bận lòng, suy nghĩ hay u buồn vì bất cứ điều gì nữa:

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".

Nhân vật trữ tình đã đưa ra một quyết định mang tính lí trí và đầy sự dứt khoát. Nếu tình yêu của anh không mang lại cho cô gái niềm hạnh phúc mà chỉ khiến cô phải khó xử, băn khoăn thì tốt hơn hết là anh nên chấm dứt tình yêu ấy. Anh sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để đổi lấy sự thanh thản trong tâm hồn của người anh yêu. Hành động của nhân vật thật cao thượng và đáng ngưỡng mộ. Có mấy ai làm được như vậy bởi khi đắm say trong tình yêu trần thế con người ta rất dễ mù quáng, họ không ý thức được hành động của bản thân, thậm chí có thể bất chấp các thủ đoạn để tìm mọi cách chiếm đoạt được người mình yêu mà không quan tâm đến chuyện người ấy thực sự có tình cảm với mình hay không.

Liệu rằng sẽ có bao nhiêu người hành động cao thượng như chàng trai trong bài thơ này? Anh tôn trọng người con gái và nhận lấy những đau khổ, buồn bã về mình. Chắc hẳn anh đã có cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt nhưng vượt lên trên tất cả, anh luôn mong người ấy được hạnh phúc. Nhân vật trữ tình tự chối bỏ tình yêu, chối bỏ những cảm xúc say đắm của mình và nhẫn tâm dập tắt đi ngọn lửa tình đang ấp ủ để cô gái không phải suy tư về anh nữa.

Trong tình yêu luôn tồn tại những trạng thái cảm xúc khác nhau, khi thì nồng nàn, tha thiết, khi lại giận dỗi, hờn ghen:

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

Vì là tình cảm đơn phương nên nó diễn ra trong sự "âm thầm", im lặng không được ai khác biết đến và cũng không có nhiều hi vọng, niềm tin vào tương lai. Chàng trai có lòng ghen nhưng cũng chỉ riêng bản thân mình biết và chịu đựng điều đó. Anh yêu cô gái chân thành, mãnh liệt nhưng cũng có lúc "rụt rè", "hậm hực" bởi không được thể hiện những cảm xúc của bản thân. Tình yêu luôn đi đôi với sự ghen tuông, nó là một trong những biểu hiện của tình yêu đôi lứa. Nhưng nhân vật trữ tình lại ghen trong âm thầm, ghen nhưng không được nói ra mà lại phải chịu những nỗi đau, nỗi tuyệt vọng giày vò, giằng xé tâm can. "Tôi yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế" nhưng không được em đền đáp. Phải chăng chàng trai đang trách móc cô gái? Câu thơ mang nặng nỗi buồn u ám, sự nặng nề trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Dường như, anh đang rơi vào sự tuyệt vọng, bất lực khi không có tư cách gì để thể hiện những trạng thái đó với người mình yêu.

Điệp ngữ "Tôi yêu em" được lặp lại ba lần trong bài thơ có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của nhân vật trữ tình. Không chỉ nhận lấy những đau khổ, dằn vặt về mình, chàng trai còn chúc phúc cho cô gái sẽ tìm được tình yêu đích thực: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

Khác với suy nghĩ của bạn đọc, chàng trai không hề có ý trách móc cô gái mà anh còn cầu chúc những điều tốt đẹp đến với cô. Mặc dù không có được tình yêu của "em", không có được trái tim "em" nhưng nhân vật trữ tình luôn mong "em" sẽ tìm được một người yêu thủy chung, chân thành như "tôi đã yêu em". Lời nguyện cầu ấy đã thể hiện sự cao thượng, vị tha trong con người của chàng trai. Puskin không vì sự ích kỉ của bản thân mà trở nên nhỏ nhen, thù hận. Đó cũng là cách hành xử văn minh mà tất cả chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ, khâm phục và cần phải học tập. Đối với tác giả, yêu là niềm hạnh phúc, dù tình yêu ấy có được đáp lại hay không thì tình yêu luôn mang lại những trải nghiệm ý nghĩa.

Bằng ngôn từ giản dị, trong sáng cùng với việc sử dụng điệp từ "Tôi yêu em", nhà thơ đã khắc họa nỗi buồn của một tâm hồn rực cháy những tình cảm yêu thương chân thành, nhân hậu. Tình yêu của nhân vật trữ tình đã vượt qua cái tầm thường để hướng đến cái cao cả. Đây cũng là lí do để bài thơ "Tôi yêu em" của Puskin được đánh giá là "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga".

Câu 28: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Lời tiễn dặn.

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

  •  Niềm xót thương của chàng trai và nỗi tuyệt vọng đau khổ của cô gái. Khát vọng hạnh phúc và tình yêu chung thủy, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu
  • Đồng thời tố cáo tập tục hôn nhân xưa, tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu thương hạnh phúc cho con người.

Câu 29: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Lời tiễn dặn.

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đặc trưng, gần gũi với đồng bào người Thái.
  • Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói, qua hành động săn sóc ân cần, qua cả suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.

Câu 30: Phân tích tác phẩm Sóng.

Trả lời:

Vào thời kỳ này, có thể nói rất ít những bài thơ tình yêu kiểu này nhất là với các nhà thơ nữ. Nếu có, phần lớn đều gắn bó với nhiệm vụ cách mạng, gắn với sứ mệnh thiêng liêng cao cả của dân tộc. Rất ít các nhà thơ tự bứt mình ra khỏi không khí chung để tìm vào cái gọi là riêng tư, sâu kín trong tâm linh mình. Dường như mọi người tránh và cố tình tránh... Nói như vậy để thấy rằng Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ có nhiều điều đáng quý.

Viết về sóng, biển và thuyền để nói lên tình yêu trai gái ta đã gặp trong thơ Xuân Diệu với bài Biển... Ngay trong Xuân Quỳnh cũng có Thuyền và Biển... nhưng tìm một bài nói lên nỗi băn khoăn day dứt như Sóng có lẽ là gặp con người yêu tha thiết và cháy bỏng, luôn luôn muốn bứt mình ra để tìm đến một cái gì đó rõ ràng, cụ thể. Trong cuộc sống, Xuân Quỳnh thể hiện rõ cái phong cách này. Đã yêu ai thì yêu hết mình, đã ghét ai thì ghét cay ghét đắng. Chính lẽ đó mà trong thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được vẻ tận tụy, dứt khoát, rõ ràng. Song điều này cũng thể hiện:

Lòng em nhớ đến anh.

Cả trong mơ còn thức!

Có lẽ là sức mạnh của tình yêu, niềm say mê và nỗi lòng cuồng nhiệt, đã mang con người vào thế giới thần tiên, thơ mộng. Tất cả những lo toan, tính toán, những phức tạp, rắc rối trên cõi đời để nhường chỗ cho ước mơ, cho khát vọng đắm say trong lòng người tất cả những gì tồn tại bên ngoài đều cho hết, xua hết ra ngoài ý tưởng. Khẳng định nỗi lòng, nhà thơ đã đưa ra trạng thái “trong mơ còn thức" để thuyết phục. Tôi còn nhớ, có một nhà thơ khi bày tỏ nỗi lòng của mình với người yêu cũng nói:

Anh yêu em chỉ nhớ em thôi

Lúc đứng lúc ngồi lúc nào cũng nhớ

Trạng thái bồn chồn, xao xuyến, bứt rứt như cắn xé, cào cấu như giục giã người. Người con trai đứng ngồi không yên thì ở đây Xuân Quỳnh lại ngủ, thức không yên. Nào có kém gì đâu. Đã yêu nhau thường nhớ thường mong, thường đợi chờ nên không thể không có cái phút đứng ngồi không yên. Từ xa xưa, ông cha ta cũng có câu:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Chính vì lẽ đó mà mở đầu bài thơ cũng nói lên cái tâm trạng băn khoăn, trạng thái không ổn định trong tâm hồn mình

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng l

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Hai trạng thái tâm lý ngược nhau lại được dồn trong một ngữ cảnh cụ thể trong một người, ở cùng một lúc. Dĩ nhiên nói “dữ dội”, “ồn ào", “lặng lẽ" là nói về sóng trong bài thơ Sóng là em, và em là sóng, hai câu này hòa lẫn trong nhau, quyện vào nhau. Đọc hai câu thơ tưởng như đã là một sự khập khiễng, trái ngược vậy mà ngược lại rất có logic và hợp lý. Có được như vậy, hẳn phải nói đến nhà thơ và cái tài biểu hiện tâm lý. Đọc cả khổ thơ ta cũng như lắng mình trong đó, nghe được tiếng thổn thức của hồn người, cả khổ thơ là một trạng thái khá đọng của xúc cảm. Con người nhà thơ không bình lặng, không giản đơn mà có nét gì đó trăn trở, day dứt.

 Đọc câu thơ ta nghe như tiếng sóng vỗ, như thấy được từng đợt sóng dập dìu. Ngôn ngữ thơ mang đầy âm thanh nhưng cũng gợi hình. Tiếng sóng không bình lặng, không dập dìu, nhẹ nhàng hôn nhẹ lên bờ cát, không ôm ấp, vỗ về hay nũng nịu mà “dữ dội" mà "ồn ào" nhưng “dịu êm". Nhà thơ phả vào dòng thơ một chúi hơi thở mà câu thơ sống động hẳn lên, nghe như có tiếng cựa quậy. Nhẽ ra trong trạng thái bình thường thì phải biết "dữ dội" và “ồn ào”, “dịu êm” và “lặng lẽ". Song nếu như thế thì chẳng còn gì để sống “không hiểu nổi” để sóng phải “tìm ra tận bể". Hai câu thơ dưới thể hiện nỗi khát vọng tìm tòi đến tột độ. Câu thơ tưởng chừng như bất chợt bật ra, vậy là thỏa mãn. Trong cuộc sống có gì bực dọc, đau khổ hơn khi chính mình lại không hiểu nổi mình, không lý giải được mình, mình là ai có lẽ cái sức mạnh lớn nhất muốn lật tung cái “sâu kín” đó là mình phải tìm được tận cùng nó. Cái ý nghĩa này, còn theo đuổi nhà thơ đến tận cùng của bài thơ. Khát vọng được hòa mình vào bể lớn của cuộc đời, bể lớn của tình yêu cứ thôi thúc, giục giã.

Từ “không hiểu nổi mình" nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc. Cuối cùng để tự dằn vặt mình, bởi lẽ hỏi cũng chỉ để hỏi mà thôi. Hỏi cho vơi nỗi lòng:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Quy luật tự nhiên là sóng gió, nhưng còn tình cảm giải thích từ đâu... Đây là một điều cực khó, vẫn là nỗi băn khoăn dằn dỗi trong nỗi lòng mình. Vậy mà nỗi lo lắng, thảng thốt “không biết nữa", ngây thơ xen chút bất lực. Mọi câu hỏi đặt ra đều tha thiết tìm được nơi khởi nguồn, nơi “bắt đầu” của sự vật. Có như vậy nỗi lòng người mới thỏa mãn.

Trăn trở với khổ thơ ta nghe thấy nỗi lòng nhà thơ trăn trở, nhịp thơ trong khổ thơ thay đổi lúc 3/2 lúc 2/3 linh hoạt nhưng không xuôi không thẳng, không bình thường nhưng cũng dằn vặt, cũng nghĩ suy tìm tòi.

Xưa, nay rất nhiều thi sĩ đặt câu hỏi về tình yêu. Nhưng tình yêu là tình cảm, là cảm xúc làm sao biết được nó như thế nào, đến từ đâu... và nhiều nữa, nhưng tất cả đều bất lực. Ngay đến Xuân Diệu - một nhà thơ tình nổi tiếng, một con người luôn có khát khao giao cảm với đời luôn yêu, say đắm trong tình yêu, người mà: Trong giây phút chót dâng trời đất:

Cũng vẫn say tình đến ngất ngư

Người “uống” tình yêu đến “dập cả môi" cũng bất lực:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.

Có người phải thốt lên rằng "có gì lạ quá đi thôi" khó quá! Nhưng tình yêu là thế. Làm sao có thể cảnh giác được trong tình yêu. Nó đến lúc nào ta đâu có biết và chiếm ta lúc nào ta đâu có hay. Quay lại khổ thơ Xuân Quỳnh ta gặp câu thổ lộ:

Em cũng không biết nữa

 Khi nào ta yêu nhau

Một câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chút đắm say, ngọt ngào, nũng nịu. Nói thế, không có nghĩa là khổ thơ chỉ đơn thuần và cảm xúc, con người chỉ đơn thuần là yêu say đắm bên tình yêu bên sự nồng nàn còn là sự nghĩ suy, tìm tòi đòi hỏi một câu trả lời dù ít thôi nhưng phải có... Nhưng cuối cùng câu hỏi vẫn để đó, nhà thơ bất lực... làm sao mà có thể đáp nổi... Một ánh mắt bâng quơ, một câu nói vô tình nhiều khi cũng làm cho người ta tương tư chứ huống chi lại có một khoảng thời gian dài nỗi khát vọng tình yêu cứ bồi hồi, cứ xao xuyến trong ngực trẻ.

Xem thêm một số bài văn mẫu hay cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ trong bài Sóng

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không giản đơn. Yêu thương cháy bỏng, nồng cay nhưng không vì thế mà hời hợt:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lê

Điệp từ “em nghĩ" nhắc đi nhắc lại càng làm rõ hơn sự suy nghĩ trong lòng người. "Em nghĩ” có nghĩa là đã thao thức, đã lo lắng, đã đặt ra nhiều câu hỏi, chứ không phải em chỉ quen bồng bềnh, quen si mê, đến chỉ yêu và đơn thuần là yêu. Xưa nay không hiểu người “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì" tình yêu đã làm họ mù quáng, quên đi tất cả. Họ nhìn vào cõi hư vô, mộng ước, chỉ quen hưởng thụ chứ không biết suy nghĩ.

Tình yêu thường đồng hành với nỗi nhớ, sự mong đợi, vì lẽ đó mà trong thơ Xuân Quỳnh điều đó cũng thể hiện khá rõ. Yêu cuồng nhiệt thì nhớ cũng nát tan. Nỗi nhớ cứ dồn lên tầng tầng, lớp lớp như từng đợt sóng:

Con sóng dưới lòng sâ

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Đọc khổ thơ, tìm thấy vị trí của con sóng và cũng thấy được nỗi nhớ trong lòng người. Con sóng nhớ bờ nhớ thao thức “Ngày đêm không ngủ được". Nói "Con sóng dưới lòng sâu", “Con sóng trên mặt nước" nhà thơ muốn nói đến sự toàn diện. Dù tận dưới đáy sông hay ngay trên bề mặt sóng vẫn chỉ nhớ bờ, thương bờ. Nỗi nhớ mong tưởng chừng đến tột độ, nhớ nhau nên trăn trở. Đến nỗi trong ca dao người xưa cũng từng nói “đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt".

Nỗi nhớ của con sóng chính là nỗi nhớ của con người, nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc, giục giã. Nói sóng để nói đến nỗi lòng mình. Nhớ nhau, nên thời gian như dài hơn:

Tháng giêng ngày dài lắm

Biết mà làm sao em.

giấc ngủ cũng chập chờn:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức!

Phải nói rằng, trong tình yêu Xuân Quỳnh yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, đắm say, cháy bỏng, nồng nàn. Nhà thơ tha thiết tắm mình trong nguồn cảm hứng vô tận này. Yêu nồng nàn như vậy nhưng trong Xuân Quỳnh vẫn có nét dịu dàng của con gái, vẫn biết là yêu đến nát tan, nhưng không vồ vập, ồn ào như Xuân Diệu. Người muốn “riết”, “say” muốn “hôn" và cuối cùng muốn “cắn": ''Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Trong thơ ông tình yêu không bằng lặng, Xuân Diệu mạnh mẽ táo bạo:

Đã hôn rồi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt

Càng đến cuối bài thơ Xuân Quỳnh càng tỏ ra mình là một con người sâu sắc, thủy chung. Tình yêu của Xuân Quỳnh là tình yêu từ hai phía, ở đây, nhân vật trữ tình đã có đối tượng để hướng tới chứ không vu vơ. Hơn nữa, tình cảm, tâm hồn của nhân vật trữ tình không phải là bi quan, chán nản mà tràn đầy hy vọng. Đọc bài thơ, không hề gặp cái tư tưởng: “Tương tư thức mấy đêm rồi. Biết cho ai hỡi ai người biết cho”.

Khổ thơ tiếp khẳng định được điều đó:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

Đến đây nhà thơ đã đưa ra khái niệm không gian để nói lên mức độ thủy chung. Hai từ “dẫu xuôi, “dẫu ngược", “phương Bắc”, “phương Nam" là những từ cụ thể khẳng định sự thủy chung khoảng không gian, địa điểm đặt ra trong khổ thơ nói lên độ dài nỗi cách trở, gian lao của thực tế với con người. Phương hướng, khoảng cách đặt ra xa bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự thủy chung bấy nhiêu “một phương". Câu thơ như một lời khẳng định rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng. Khổ thơ đặt ra nhiều thử thách, nhiều cách trở nhưng cũng đưa ra được sự quyết tâm của con người. Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả, nếu như đó là tình yêu chân thật, thủy chung. Lời thơ vang lên như một lời thề nguyện đọc lên cứ rưng rưng xúc động. Đã có bài hát khẳng định về điều này: "Dù thời gian xa xôi, dù đường dài xa xôi. Em vẫn như ngày xưa. Mến yêu anh trọn đời". Thơ Xuân Quỳnh cũng hướng về điều đó tuy cách diễn đạt có khác.

Dường như để khẳng định thêm cho lời nói của mình nhà thơ đã đưa ra hàng loạt các dẫn chứng về thiên nhiên, tạo vật. Tất cả rồi sẽ chiến thắng nếu có sự kiên nhẫn, có sức mạnh. Mọi vật rồi sẽ bị chinh phục nếu con người có ý chí, quyết tâm:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

 Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộn

Mây vẫn bay về xa

Hàng loạt các thử thách được đưa ra “sóng", cuộc đời và “biển” rộng là thế, dài là thế nhưng đều bị chinh phục.

Con sóng được Xuân Quỳnh ví như tình yêu "bồi hồi trong ngực trẻ". Nhân vật ước được tan ra thành trăm con sóng nhỏ để thể hiện một ước mong, khát vọng đến tha thiết:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn v

Khổ thơ kết là một ước muôn khôn cùng. Không có tình yêu cuộc sống tha thiết, không có sự đam mê đến tột cùng không có sự thủy chung làm sao có được những câu thơ như vậy. Trong ước mong vẫn lẫn chút băn khoăn của “làm sao được tan ra". Nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có tình yêu thế nào đó thì mới có được ước mong như vậy. Mong muốn xé tan mình, hòa lẫn với bể đời rộng lớn, bứt mình ra khỏi nhọc nhằn, lo loan, tính toán để ngập mình trong tình yêu, tuổi trẻ, ngọt ngào và hạnh phúc.

Ước mong tồn tại vĩnh hằng trên cõi đời này thôi thúc, giục giã. Lời thơ, ý chí, nhịp thơ có phần nhanh hơn, mạnh hơn, gấp gáp hơn. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang vọng mãi, ào ạt của sóng, ước muốn tung mình vào bể tình yêu càng ngày nhiệt thành.

Cấu trúc bài thơ được xác lập theo cấu trúc đan xen hình tượng: sóng - bờ (khổ thứ 5), sau đó là anh - em (khổ 3,4) rồi lại sóng - bờ (khổ 7). Lớp lớp sóng đan xen nhau tới lui như vậy biển như lặng dần đi nhường chỗ cho những suy tư về cuộc đời.

Bài thơ viết theo thể 4 câu 5 chữ rất dễ thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ. Trong tình yêu sao không có phút trăn trở, giận hờn, thương nhớ. Nhưng xưa nay, trong thơ từ, nhất là thơ của các nữ sĩ người ta thường chỉ bắt gặp sự nhẹ nhàng yếu đuối, thầm kín chứ ít ai thấy sự mạnh mẽ, táo bạo. Phải chăng chính vì điều này mà phong cách thơ Xuân Quỳnh đã nổi rõ và khẳng định thêm sức mạnh của “phái yếu". Xưa nay, ta thường gặp sự hậm hực trong bài thơ của phái “mày râu".

Sóng ra đời cách đây đã gần ba mươi năm nhưng độ nồng nàn, đắm say của nó vẫn không phai giảm trong lòng người. Có thể nói, trong phút giây này nhiều bạn trẻ vẫn đọc thơ giật mình thấy "sợ". Yêu hết mình, hết lòng vì nhau, yêu thương gần gũi và thủy chung đó là một tình yêu đẹp song không dễ gì mà có được. Đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người nhà thơ. Trong cuộc sống thi sĩ vẫn tận tụy với con cái, yêu thương chúng rất mực, hết lòng vì chúng, với chồng cũng vậy, một người vợ thủy chung và đảm đang...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay