Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 2: Thơ văn Nguyễn Du (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2: Thơ văn Nguyễn Du. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

ÔN TẬP BÀI 2. THƠ VĂN NGUYỄN DU (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Nguyễn Du - Tác giả: Nguyễn Du

- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật (không tuân thủ hoàn toàn luật thơ) - Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật (không tuân thủ hoàn toàn luật thơ)

- Về xuất xứ:  - Về xuất xứ: Độc Tiểu Thanh kí nằm ở cuối Thanh Hiên thi tập (bản dịch, in năm 1965), gồm những bài được viết vào khoảng 1786 - 1804, không có trong Bắc hành tạp lục, là tập thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc (1813 - 1814). Cũng có ý kiến cho bài này Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc, tuy nhà thơ không ghé vào Hàng Châu. Về vấn đề này vẫn còn những ý kiến khác nhau.

- Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. - Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

Câu 2: Theo em, vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh?

Trả lời:

- Tiểu Thanh có tài văn chương nhưng các sáng tác của nàng bị đốt dở, thân phận của nàng hẩm hiu, đau khổ. Điều này đã cung cấp thêm cho Nguyễn Du căn cứ để suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật. Nguyễn Du sẽ tiếp tục mạch suy nghĩ này với nhân vật Thuý Kiều có tài đàn, tài thơ mà số phận đã đánh ghen với tài năng của nàng. - Tiểu Thanh có tài văn chương nhưng các sáng tác của nàng bị đốt dở, thân phận của nàng hẩm hiu, đau khổ. Điều này đã cung cấp thêm cho Nguyễn Du căn cứ để suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật. Nguyễn Du sẽ tiếp tục mạch suy nghĩ này với nhân vật Thuý Kiều có tài đàn, tài thơ mà số phận đã đánh ghen với tài năng của nàng.

Câu 3: Tìm hiểu vị trí của đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều.

Trả lời:

– Trước sự kiện “trao duyên” cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã bán mình lấy tiền hối lộ cho bọn sai nha để bố và em trai Vương Quan khỏi bị giam cầm, đánh đập. Có nghĩa là lời thề nguyền với Kim Trọng không thể thực hiện được nữa, Nguyễn Du đã có một sáng tạo nhỏ mà quan trọng so với Kim Vân Kiều truyện: ở nguyên tác, Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân trước khi bán mình, tức là “trao duyên” trước khi tình yêu với Kim Trọng bị tan vỡ. Lôgic của cảm xúc như vậy không có sức thuyết phục bằng việc đặt sự kiện trao duyên sau khi đã bán mình.

Câu 4: Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Nêu ý chính của mỗi đoạn.

Trả lời:

Đoạn trích gồm 34 câu, có thể chia làm hai đoạn nhỏ:

– Đoạn 1 (từ câu 723 đến câu 736): Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng.

– Đoạn 2 (từ câu 737 đến câu 756): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. Kiều thấy cuộc sống hạnh phúc của mình đến đây là hết; nỗi đau đớn vì tình yêu tan vỡ, càng đau đớn vì đã phụ tình Kim Trọng.

 

Câu 5: Nội dung chính phần I của văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp là gì?

Trả lời:

- Phần I của văn bản nói về tên tuổi, quê quán, truyền thống gia đình, hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cuộc đời đầy thăng trầm của Nguyễn Du. Đây là những yếu tố có tác động lớn tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả. - Phần I của văn bản nói về tên tuổi, quê quán, truyền thống gia đình, hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cuộc đời đầy thăng trầm của Nguyễn Du. Đây là những yếu tố có tác động lớn tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả.

Câu 6: Nội dung chính phần II của văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp là gì?

Trả lời:

Phần II nói về đặc điểm các sáng tác của Nguyễn Du, được chia làm 3 phần nhỏ:

- Cái nhìn hiện thực sâu sắc của nhà thơ: Văn bản nói về bức tranh hiện thực mà Nguyễn Du vẽ ra về xã hội đương thời thông qua thơ chữ Hán và Truyện Kiều của ông. - Cái nhìn hiện thực sâu sắc của nhà thơ: Văn bản nói về bức tranh hiện thực mà Nguyễn Du vẽ ra về xã hội đương thời thông qua thơ chữ Hán và Truyện Kiều của ông.

- Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện trong các sáng tác của Nguyễn Du: Văn bản phân tích cho thấy tính chất nhân đạo được thể hiện qua các bài thơ chữ Hán, qua Truyện Kiều và qua Văn tế thập loại chúng sinh. - Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện trong các sáng tác của Nguyễn Du: Văn bản phân tích cho thấy tính chất nhân đạo được thể hiện qua các bài thơ chữ Hán, qua Truyện Kiều và qua Văn tế thập loại chúng sinh.

- Đặc điểm nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Du - Đặc điểm nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Du

Câu 7: Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Giá trị hiện thực trong thơ Nguyễn Du:

- Đối với thơ chữ Hán: Nguyễn Du ghi lại một cách trung thực những cảnh tượng khi đi qua nhiều miền quê Việt Nam hay trong hành trình đi sứ trên đất Trung Quốc. Nhà thơ thường hướng ngòi bút vào đối tượng miêu tả là những số phận cơ cực, hâm hiu hoặc những con người sắc tài mà bi kịch. Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Du đã nhận ra những bất công của xã hội và ghi lại những cảnh đời trái ngược. - Đối với thơ chữ Hán: Nguyễn Du ghi lại một cách trung thực những cảnh tượng khi đi qua nhiều miền quê Việt Nam hay trong hành trình đi sứ trên đất Trung Quốc. Nhà thơ thường hướng ngòi bút vào đối tượng miêu tả là những số phận cơ cực, hâm hiu hoặc những con người sắc tài mà bi kịch. Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Du đã nhận ra những bất công của xã hội và ghi lại những cảnh đời trái ngược.

- Đối với Truyện Kiều:  - Đối với Truyện Kiều:

+ Truyện Kiều cũng là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, nơi những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người, chà đạp lên những số phận bị áp bức, đau khổ. + Truyện Kiều cũng là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, nơi những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người, chà đạp lên những số phận bị áp bức, đau khổ.

+ Cái nhìn hiện thực sâu sắc của Nguyễn Du còn thể hiện ở chỗ ông đã thấy được những thế lực tàn bạo trong xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội. + Cái nhìn hiện thực sâu sắc của Nguyễn Du còn thể hiện ở chỗ ông đã thấy được những thế lực tàn bạo trong xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội.

Câu 8: Trình bày khái niệm của biện pháp tu từ đối. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trong hai câu thơ, câu văn liền kề nhau. - Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trong hai câu thơ, câu văn liền kề nhau.

Ví dụ:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

- Trong ví dụ trên, các từ trong hai vế “thành xây khói biếc” và “non phơi bóng vàng” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (thành - non, xây – phơi, khói – bóng, biếc - vàng), trái nhau về thanh điệu bằng trắc (biếc – vàng) tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ. - Trong ví dụ trên, các từ trong hai vế “thành xây khói biếc” và “non phơi bóng vàng” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (thành - non, xây – phơi, khói – bóng, biếc - vàng), trái nhau về thanh điệu bằng trắc (biếc – vàng) tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ.

Câu 9: Nêu các kiểu đối và cho ví dụ.

Trả lời:

- Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ: - Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

- Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường hợp này được gọi là tiểu đối. Ví dụ: - Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường hợp này được gọi là tiểu đối. Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Câu 10:  Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều trong “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Trả lời:

Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.

 

Câu 11: Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời:

Có thể chia văn bản thành 2 phần: 

  • Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.
  • Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.

Câu 12: Nêu vài nét về Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Vị trí, thể loại, thể thơ,...)

Trả lời:

  • Vị trí đoạn trích: Từ câu 2419 đến câu 2450 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân.
  • Thể loại: Truyện thơ Nôm.
  • Thể thơ: Lục bát.
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

Câu 13: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong đoạn thơ dưới đây:

Một mình nương ngọn đèn khuya,

Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu:

“Phận dầu dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít cho người dở dang.”

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ: - Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ:

+ Áo – tóc, dầm – se, giọt lệ – mái sầu + Áo – tóc, dầm – se, giọt lệ – mái sầu

+ Ta – người, khăng khít – dở dang + Ta – người, khăng khít – dở dang

- Tác dụng: Tăng nhạc điệu, đối xứng cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Tác dụng: Tăng nhạc điệu, đối xứng cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Câu 14: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong đoạn thơ dưới đây:

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ: - Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ:

+ Người về - kẻ đi, chiếc bóng – một mình + Người về - kẻ đi, chiếc bóng – một mình

+ Nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường + Nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tăng tính đối xứng, hài hoà; nhấn mạnh vào sự tương phản để truyền tải được nhiều nội dung. - Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tăng tính đối xứng, hài hoà; nhấn mạnh vào sự tương phản để truyền tải được nhiều nội dung.

Câu 15: Hãy giải nghĩa các câu thơ trong văn bản Trao duyên.

Trả lời:

Giải nghĩa một số từ ngữ, câu thơ khó hiểu (chưa có trong chú giải SGK):

– Cậy: nhờ; chịu: nhận

– Giữa đường đứt gánh tương tư: Gánh quang gánh trên vai, chưa đi đến nơi, giữa đường đứt gánh, thì nặng nề vất vả vô cùng. Vì không gánh được, phải tay xách nách mang, hoặc đội. Nên để tả cái cảnh giữa chừng tuổi trẻ goá chồng, người ta thường nói “giữa đường đứt gánh”. Đây Kiều không goá chồng. Nàng không giữa đường đứt gánh, mà chỉ “giữa đường đứt gánh tương tư”, tức là lâm vào tình trạng không còn có thể tiếp tục nghĩ nhớ đến Kim Trọng được nữa: nàng bắt buộc phải đi theo người khác.

– Chắp mối tơ thừa: chắp cái dây tơ tình bị đứt, ý nói lấy chồng. “Mặc em”: tuỳ em

– “Hiếu”: hiếu thảo; “tình”: tình yêu với Kim Trọng; “khôn lẽ”: khó có thể

– “Thay lời nước non”: giữ lời thề thay mình

– “Thịt nát xương mòn”: chết đã lâu

– “Ngậm cười”: chết được hả lòng hả dạ

– “Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên”: Kiều có ý dặn Vân nhớ mình.

– “Đền nghì”: đền đáp ơn nghĩa

– “Trúc mai”: người giữ trọn tiết, giữ trọn lời thề; ngoài ra còn hàm nghĩa là người quân tử.

– “Thác oan”: chết oan

– “Nước chảy hoa trôi”: ý nói sự tan tác, sự trôi nổi lênh đênh, cuộc đời lang bạc.

Câu 16: Hãy tìm những từ ngữ trong Trao duyên cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Trong khi nói với Thuý Vân, Kiều đã liên tưởng đến cái chết. Có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩ này: mai sau “trông ra ngọn cỏ lá cây, – thấy hiu hiu gió thì hay chị về” (Kiều nhớ lại cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió “ào ào đổ lộc rung cây” khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ Đạm Tiên), “hồn”, “dạ đài”, “người thác oan”. Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu. Mô–típ chiêu hồn, gọi hồn trong Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Phản “Chiêu hồn” của Nguyễn Du cho thấy nhà thơ quan tâm nhiều đến sự oan ức trong cái chết của những người bất hạnh – một phương diện độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

Câu 17: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích Trao duyên.

Trả lời:

– Về mặt tình cảm, Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Do đó, về mặt lí trí, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em gái trả nghĩa. Đây là chuyện có thể khó hiểu đối với người hiện đại hoặc người phương Tây, nhưng lại là dễ hiểu đối với người phương Đông xưa (vì thế mà Thuý Vân nhận lời không chút do dự). Tuy nhờ Thuý Vân trả nghĩa nhưng tình yêu sâu sắc, mãnh liệt của Kiều lại khiến nàng đau đớn, than thân trách phận, xót xa chứ không hề thanh thản. Thân phận đau khổ nhưng nhân cách sáng ngời. Trong tâm hồn Kiều, thật khó nói cái gì mạnh hơn, áp đảo hơn: lí trí hay tình cảm, thân phận hay nhân cách. Chúng hoà quyện chặt chẽ. Kiều không muốn nêu gương về đạo nghĩa, nàng ứng xử như văn hoá của thời trung đại đòi hỏi song không thôi nghĩ về thân phận, về tình yêu riêng tư. Do đó, nàng gần với con người thực, con người tự nhiên nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều. Nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du vì thế mà sống động và chân thực hơn nhân vật Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân vốn thiên về biểu trưng cho đạo đức.

Câu 18: Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời:

- Nguyên văn chữ Hán  - Nguyên văn chữ Hán Cổ kim hận sự thiên nan vấn (dịch nghĩa: Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được – bản dịch chuyển sang nghĩa hờn, không mạnh bằng). Mối hận "cổ kim" là gì? Đó là mối hận của người xưa và người nay. Người xưa có thể là Tiểu Thanh và những người như nàng. Người nay có thể bao gồm những phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh" cùng thời Nguyễn Du và chính thế hệ những nhà thơ tài năng như Nguyễn Du đã gặp nhiều điều không may trong cuộc đời. Nguyễn Du cho rằng có một thông lệ, một định lệ là trời đã bất công với những con người tài sắc nên viết "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi" (Chữ cổ kim cũng có hàm nghĩa của chữ quen thói trong Truyện Kiều: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen, chỉ một định lệ). Nhà thơ coi mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng Tiểu Thanh nên viết tiếp câu sau đó: "Phong vận kì oan ngã tự cư" (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Câu thơ này giúp ta suy đoán nội dung hai chữ cổ kim như trên. Lời oán trách trời thể hiện nỗi đau khổ và bất bình của thế hệ nhà thơ ý thức về sự chà đạp giá trị của nghệ thuật và văn chương trong xã hội phong kiến. Đó cũng là tâm sự của Nguyễn Du. "Không thể hỏi trời được" vì câu hỏi đó không có lời giải đáp. Trời đã vô tình đối với số phận của những người có tài văn chương, nghệ thuật. Sự bất hạnh của họ đã tồn tại không chỉ với Tiểu Thanh trước Nguyễn Du đến hàng trăm năm mà tồn tại đối với cả những nhà thơ cách ông hàng ngàn năm như Đỗ Phủ. (Nguyễn Du viết trong bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ: Nhất cùng chí thử khởi công thi – Ông cả cuộc đời cùng khổ như thế há vì hay thơ?)

Câu 19: Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ.

Trả lời:

- Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Du đã đặt vấn đề về quyền sống của những người nghệ sĩ, những văn nghệ sĩ. Nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ nhưng thân phận bất hạnh, chết yểu, thơ bị đem đốt. Thương cảm cho họ là một cách Nguyễn Du bày tỏ sự trân trọng của mình trước những người nghệ sĩ. Nói cách khác, ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Bày tỏ sự đồng cảm và thông cảm với họ là một dấu hiệu tiến bộ trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Nhà văn, nhà thơ không chỉ cần quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo, cần được chăm lo, bảo vệ mà còn phải biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của các giá trị văn hoá tinh thần. Khi những chủ nhân này lại là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. - Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Du đã đặt vấn đề về quyền sống của những người nghệ sĩ, những văn nghệ sĩ. Nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ nhưng thân phận bất hạnh, chết yểu, thơ bị đem đốt. Thương cảm cho họ là một cách Nguyễn Du bày tỏ sự trân trọng của mình trước những người nghệ sĩ. Nói cách khác, ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Bày tỏ sự đồng cảm và thông cảm với họ là một dấu hiệu tiến bộ trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Nhà văn, nhà thơ không chỉ cần quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo, cần được chăm lo, bảo vệ mà còn phải biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của các giá trị văn hoá tinh thần. Khi những chủ nhân này lại là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ càng có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Câu 20: Biện pháp tu từ đối thường được sử dụng ở những câu nào trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. - Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

- Ví dụ ( - Ví dụ (Thu điếu, Nguyễn Khuyến):

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Câu 21: Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật.

Trả lời:

Một số ví dụ:

- Hịch tướng sĩ: - Hịch tướng sĩ:

(...) Tới bữa quên ăn / nửa đêm vỗ gối;

(...) Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa (...)

- Đại cáo bình Ngô: - Đại cáo bình Ngô:

(...) Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

- Truyện Kiều: - Truyện Kiều:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

- Thơ Nôm Đường luật: - Thơ Nôm Đường luật:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan - Qua đèo Ngang)

Câu 22: Dựa vào văn bản, hãy nêu những điểm nổi bật về thời đại, gia đình có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Du.

Trả lời:

- Điểm nổi bật về gia đình: - Điểm nổi bật về gia đình:

+ Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh. + Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.

+ Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), đỗ tiến sĩ, làm quan to trong triều, từng giữ chức tham tụng, từng giữ chức tế tửu đứng đầu Quốc Tử Giám, là nhà sử học, nhà thơ. + Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), đỗ tiến sĩ, làm quan to trong triều, từng giữ chức tham tụng, từng giữ chức tế tửu đứng đầu Quốc Tử Giám, là nhà sử học, nhà thơ.

+ Mẹ ông tên là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, có tài hát xướng. + Mẹ ông tên là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, có tài hát xướng.

+ Anh cùng cha khác mẹ của ông là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức bồi tụng, giỏi văn chương Nôm, say mê sáng tác âm nhạc và những sáng tác ấy được nhiều người truyền tụng. + Anh cùng cha khác mẹ của ông là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức bồi tụng, giỏi văn chương Nôm, say mê sáng tác âm nhạc và những sáng tác ấy được nhiều người truyền tụng.

- Điểm nổi bật về thời đại: - Điểm nổi bật về thời đại:

+ Triều đình vua Lê – chúa Trịnh sụp đổ + Triều đình vua Lê – chúa Trịnh sụp đổ

+ Triều đình chúa Nguyễn bị lật đổ + Triều đình chúa Nguyễn bị lật đổ

+ Là thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. + Là thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Đất nước trải qua chiến tranh gay gắt mãi cho đến khi Nguyễn Huệ thống nhất đất nước lập ra triều Tây Sơn rồi một thời gian ngắn sau đó, Nguyễn Ánh thiết lập lại triều Nguyễn. + Đất nước trải qua chiến tranh gay gắt mãi cho đến khi Nguyễn Huệ thống nhất đất nước lập ra triều Tây Sơn rồi một thời gian ngắn sau đó, Nguyễn Ánh thiết lập lại triều Nguyễn.

Câu 23: Dựa vào văn bản, hãy nêu những điểm nổi bật về cuộc đời có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Du.

Trả lời:

- Điểm nổi bật về cuộc đời Nguyễn Du: - Điểm nổi bật về cuộc đời Nguyễn Du:

+ Ông đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ” của cậu công tử gia đình đại quý tộc, khi là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. + Ông đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ” của cậu công tử gia đình đại quý tộc, khi là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.

+ Ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều: Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,... + Ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều: Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,...

Câu 24: Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Em có suy nghĩ gì về nhận định đó?

Trả lời:

- Ý trong nhận định của Tố Hữu là: Nguyễn Du là người xưa những những giá trị mà ông phản ánh, truyền tải qua các tác phẩm của mình vẫn còn nguyên. Em thấy nhận định của nhà thơ Tố Hữu là chuẩn xác. Về giá trị hiện thực, ta có thể thấy là những cảnh đời trái ngược, những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, sức mạnh của đồng tiền,… vẫn là những điều hiện hữu trong thế giới hôm nay. Về giá trị nhân đạo, tiếng nói đồng tình, đồng cảm, nhất là với thân phận người phụ nữ vẫn là những điều thiết thực trong xã hội ngày nay. Phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới, những chúng ta đã biết, vẫn đang bị kìm kẹp, không được tự do, họ vẫn đang phải đấu tranh cho sự bình đẳng.  - Ý trong nhận định của Tố Hữu là: Nguyễn Du là người xưa những những giá trị mà ông phản ánh, truyền tải qua các tác phẩm của mình vẫn còn nguyên. Em thấy nhận định của nhà thơ Tố Hữu là chuẩn xác. Về giá trị hiện thực, ta có thể thấy là những cảnh đời trái ngược, những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, sức mạnh của đồng tiền,… vẫn là những điều hiện hữu trong thế giới hôm nay. Về giá trị nhân đạo, tiếng nói đồng tình, đồng cảm, nhất là với thân phận người phụ nữ vẫn là những điều thiết thực trong xã hội ngày nay. Phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới, những chúng ta đã biết, vẫn đang bị kìm kẹp, không được tự do, họ vẫn đang phải đấu tranh cho sự bình đẳng.

Câu 25: Xác định thái độ của người viết thể hiện qua văn bản.

Trả lời:

- Với tính chất là một văn bản cung cấp thông tin, người viết thể hiện thái độ khác quan, nghiêm túc, đưa các thông tin trung thực. Ngoài ra với việc đề cao tài năng văn học của ông, ta còn thấy ở đó thái độ ngưỡng mộ tác gia Nguyễn Du. - Với tính chất là một văn bản cung cấp thông tin, người viết thể hiện thái độ khác quan, nghiêm túc, đưa các thông tin trung thực. Ngoài ra với việc đề cao tài năng văn học của ông, ta còn thấy ở đó thái độ ngưỡng mộ tác gia Nguyễn Du.

 

Câu 26: Trong đoạn trích, Kiều nói chuyện với Thuý Vân rồi chuyển sang nhắn gửi cho Kim Trọng. Sự chuyển đổi đối tượng trò chuyện ấy nói lên điều gì trong tình cảm của Kiều?

Trả lời:

– Khi Kiều nói với Thuý Vân là khi nàng tính việc nhờ Thuý Vân thay mình “trả nghĩa” cho chàng Kim, một việc thiên về lí trí. Nhưng trong khi bàn việc trao duyên, nghĩ đến người yêu, tình cảm của Kiều lại bộc lộ mạnh mẽ. Kiều như quên Thuý Vân đang ngồi trước mặt mà chuyển sang trò chuyện với chàng Kim trong tưởng tượng: “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! – Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thuý Vân thì tâm trạng nhân vật sẽ đều đều, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều cũng không có điều kiện bộc lộ (Lí do đơn giản: Kiều không thể nói hết nỗi lòng nếu chỉ có Thuý Vân trước mặt. Kiều còn than thân trách phận, còn tâm sự với Kim Trọng như Kim Trọng đang ở trước mặt nàng).

è Việc chuyển đổi đối tượng này cho thấy Kiều luôn nghĩ về Kim Trọng, do đó chiều sâu tình cảm của nàng được bộc lộ.

è Đây lại thêm một cách tả, cách nhìn tình yêu của Kiều từ một phương diện khác. Nghệ thuật diễn tả nội tâm đã góp phần khắc hoạ vẻ đẹp toàn diện, mới mẻ của Thuý Kiều. Nguyễn Du muốn cho độc giả thấy Thuý Kiều không chỉ là cô gái hiếu nghĩa mà còn là cô gái có tình yêu sâu sắc.

Câu 27: "Trao duyên" là chuyện tế nhị và khó nói. Theo anh (chị), Kiều đã nói và làm như thế nào để Thuý Vân chấp nhận? Tìm hiểu sức thuyết phục trong lời lẽ và hành vi của Kiều.

Trả lời:

Về việc "trao duyên" của Thuý Kiều:

– Thuý Kiều nhờ em gái là Thuý Vân thay mình lấy một người mà em chưa thực sự quen biết. Dù Thuý Vân tính tình đơn giản thế nào thì yêu cầu này cũng quá ư đột ngột, bởi đây là chuyện quan hệ đến cả một đời người. Vì thế lời của Kiều vừa trông cậy, vừa nài ép. Em hãy xác định và phân tích những lời nói và việc làm của Kiều để buộc Thuý Vân nhận lời (Chú ý cách nói: "cậy", "chịu lời", "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”; do đâu mà "Giữa đường đứt gánh tương tư”; gợi "tình máu mủ").

– Em cần lưu ý là tác giả dùng từ rất tinh tế. Dùng "cậy" mà không dùng "nhờ" vì "cậy" có ý tin chắc là người khác nhất định sẽ nghe mình, còn "nhờ" thì có thể tuỳ ý, không ép buộc. Cũng vậy, "chịu lời" và "nhận lời" có vẻ giống nhau, nhưng "chịu lời" là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện, hoặc một việc khó chối từ. Chữ "cậy" ứng với chữ "chịu lời", được tác giả cân nhắc kĩ. Nếu nói thơ xưa chuộng từ đắt, thì đây là một trường hợp dùng từ như vậy. Cần nói thêm chữ "có" ở câu 1, vẻ như ướm hỏi, nhưng thực chất là ép buộc. Hai chữ "mặc em" trong câu "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" nói rõ cái ý giao phó trách nhiệm cho em thực hiện.

è Nguyễn Du đã thể hiện tài nghệ tuyệt vời khi để nhân vật Thuý Kiều có những lời lẽ và hành vi đầy sức thuyết phục trong đêm "trao duyên" cho Thuý Vân.

Câu 28: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài Đọc tiểu thanh kí.

Trả lời:

Mỗi phần của bài thơ có một vai trò riêng đối với chủ đề bài thơ.

- Hai câu đầu tiên bắt đầu bằng một sự kiện cụ thể: tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của tập thơ Tiểu Thanh, từ đó mà xúc cảm trỗi dậy. Đây là bài thơ được viết theo nguyên lí  - Hai câu đầu tiên bắt đầu bằng một sự kiện cụ thể: tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của tập thơ Tiểu Thanh, từ đó mà xúc cảm trỗi dậy. Đây là bài thơ được viết theo nguyên lí Vật cảm thuyết của thi pháp trung đại (tình do vật, tức là ngoại cảnh và sự kiện khơi gợi, tình được cảnh kích phát, gợi hứng). Câu 1 tả cảnh (cảnh hoang phế của Tây Hồ), câu 2 kể sự kiện (tác giả đọc tập truyện kí viết về Tiểu Thanh). Cảnh và sự vật sẽ dẫn đến suy nghĩ, cảm xúc.

- Hai câu thích thực nêu những suy nghĩ, liên tưởng được khơi gợi từ cảnh và vật. Hai câu này mới chủ yếu giới hạn trong phạm vi suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, một người đẹp (son phấn) và tài văn chương.  - Hai câu thích thực nêu những suy nghĩ, liên tưởng được khơi gợi từ cảnh và vật. Hai câu này mới chủ yếu giới hạn trong phạm vi suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, một người đẹp (son phấn) và tài văn chương.

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ đến sự tương đồng giữa thân phận của bản thân tác giả với thân phận của nàng Tiểu Thanh và bình luận đây là chuyện đáng hận. Tiếng khóc ở hai câu kết cuối bài có ý nghĩa khái quát, như lời bình của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân: người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình là mối thông luy của bọn tài tử trong khắp cả gầm trời và suốt cả xưa nay.  - Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ đến sự tương đồng giữa thân phận của bản thân tác giả với thân phận của nàng Tiểu Thanh và bình luận đây là chuyện đáng hận. Tiếng khóc ở hai câu kết cuối bài có ý nghĩa khái quát, như lời bình của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân: người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình là mối thông luy của bọn tài tử trong khắp cả gầm trời và suốt cả xưa nay.

- Bài thơ đi từ Cảnh và Sự cụ thể đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của người tài sắc. Lê Quý Đôn nói làm thơ có ba điểm chính: Tình – Cảnh – Sự. Ta hiểu kết cấu của một bài thơ xưa thường có hai phần chính: Cảnh và Sự (thuộc về thế giới khách quan, gợi tình (cảm xúc, suy tư). Tất nhiên, “tỉ lệ" số câu thơ dành cho Cảnh – Sự và Tình ở mỗi bài thơ lại khác nhau. Ví dụ, bài  - Bài thơ đi từ Cảnh và Sự cụ thể đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của người tài sắc. Lê Quý Đôn nói làm thơ có ba điểm chính: Tình – Cảnh – Sự. Ta hiểu kết cấu của một bài thơ xưa thường có hai phần chính: Cảnh và Sự (thuộc về thế giới khách quan, gợi tình (cảm xúc, suy tư). Tất nhiên, “tỉ lệ" số câu thơ dành cho Cảnh – Sự và Tình ở mỗi bài thơ lại khác nhau. Ví dụ, bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có tới 6 câu đầu dành cho Cảnh – Sự, 2 câu cuối dành cho Tình. Bài Đọc Tiểu Thanh kí lại chỉ có 2 câu dành cho Cảnh – Sự, còn 6 câu dành cho Tình.

Câu 29: Qua việc Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh, hãy nêu nhận xét về đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

Trả lời:

- Chúng ta thường gắn chủ nghĩa nhân đạo với tình thương yêu, cảm thông dành cho người dân bị áp bức, bóc lột, cùng khổ. Nhưng bài thơ  - Chúng ta thường gắn chủ nghĩa nhân đạo với tình thương yêu, cảm thông dành cho người dân bị áp bức, bóc lột, cùng khổ. Nhưng bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí lại mở ra một phương diện khác của chủ nghĩa nhân đạo và chính đây là một nét mới có ý nghĩa của bài thơ.

- Khác hẳn các giai đoạn văn học trước đó chỉ thấy vị trí chủ đạo của người đàn ông (thiền sư, người anh hùng vệ quốc hay nhà nho bảo vệ chính đạo,...), trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, hình tượng người phụ nữ chiếm một vị trí nổi bật. Các nhà văn giai đoạn này lúc đầu chú ý đến nỗi đau khổ, sự mất mát của người chinh phụ, người cung nữ trong cuộc sống tình cảm riêng tư. Đến Nguyễn Du, nhà thơ đã chuyển sự quan tâm đặc biệt đến một lớp người phụ nữ có thân phận khá tương đồng với thân phận của các nhà nho trong thời kì xã hội loạn lạc, suy thoái: đó là những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng (đàn, thơ,...). Đó là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, người con gái gảy đàn ở Thăng Long (trong thơ chữ Hán); là Đạm Tiên, Thuý Kiều (trong  - Khác hẳn các giai đoạn văn học trước đó chỉ thấy vị trí chủ đạo của người đàn ông (thiền sư, người anh hùng vệ quốc hay nhà nho bảo vệ chính đạo,...), trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, hình tượng người phụ nữ chiếm một vị trí nổi bật. Các nhà văn giai đoạn này lúc đầu chú ý đến nỗi đau khổ, sự mất mát của người chinh phụ, người cung nữ trong cuộc sống tình cảm riêng tư. Đến Nguyễn Du, nhà thơ đã chuyển sự quan tâm đặc biệt đến một lớp người phụ nữ có thân phận khá tương đồng với thân phận của các nhà nho trong thời kì xã hội loạn lạc, suy thoái: đó là những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng (đàn, thơ,...). Đó là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, người con gái gảy đàn ở Thăng Long (trong thơ chữ Hán); là Đạm Tiên, Thuý Kiều (trong Truyện Kiều). Họ là những phụ nữ có học vấn, thông thạo thi ca nhạc hoạ nhưng lại là những người có số phận hẩm hiu, tài hoa nhưng bạc mệnh nhưng lại bị xã hội thời đó coi thường, gạt ra ngoài lề xã hội. Nguyễn Du bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với họ, đồng thời cũng mượn thân thế của họ để ngụ ý thân thế của lớp nhà nho như mình.

Câu 30: Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều (từ câu 107 đến câu 110) và chỉ ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí:

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

Trả lời:

- Bài tập yêu cầu so sánh đoạn thơ của  - Bài tập yêu cầu so sánh đoạn thơ của Truyện Kiều với bài thơ nhằm mở rộng sự hiểu biết về một đề tài mà Nguyễn Du quan tâm – đề tài về sự bất hạnh của người hồng nhan, người tài sắc. Đọc đoạn thơ trong Truyện Kiều (từ câu 107 đến câu 110) để biết đoạn thơ này Kiều nói về ai, trong hoàn cảnh nào; từ đó sẽ thấy nỗi ám ảnh của Nguyễn Du trong Đọc Tiểu Thanh kí giống như ám ảnh của Kiều (Kiều nói về nàng Đạm Tiên, một phụ nữ có tài sắc nhưng chết trong bất hạnh và liên tưởng đến khả năng số phận của Đạm Tiên sẽ lặp lại đối với mình).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay