Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 2: Thơ văn Nguyễn Du (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2: Thơ văn Nguyễn Du. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

ÔN TẬP BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU (PHẦN 2)

Câu 1: Biện pháp tu từ đối thường được sử dụng ở kiểu văn bản nào?

Trả lời:

– Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (như thơ, phú), văn biền ngẫu (như câu đối, chiếu, cáo, hịch,...) mà còn được dùng trong cả văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại.

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối.

Trả lời:

- Đây là biện pháp tu từ có tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. - Đây là biện pháp tu từ có tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.

- Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng. - Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

Câu 3: Hãy chỉ ra nhanh phép đối trong các ngữ liệu sau:

a)

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

b)       Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

Trả lời:

a) Phép đối có giữa hai vế của câu bát trong cặp câu thơ lục bát; ngoài ra còn có đối giữa hai cụm từ “hoa cười / ngọc thốt” ở câu thứ ba.

b) Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.

Câu 4: Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp giúp em có thêm những hiểu biết gì về Nguyễn Du?

Trả lời:

- Trả lời dựa trên tình trạng của em. Ví dụ: Em biết thêm về cuộc đời đầy thăng trầm cùng với tài năng văn học, văn hoá của Nguyễn Du. Ông là một nhà văn lớn trong chiều dài văn học của Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới. Những giá trị truyền tải qua các tác phẩm của ông vẫn còn ý nghĩa với thời đại ngày nay. Em sẽ tìm hiểu các tác phẩm nổi bật đã được đề cấp đến trong văn bản để hiểu hơn về tài năng của một đại thi hào dân tộc. - Trả lời dựa trên tình trạng của em. Ví dụ: Em biết thêm về cuộc đời đầy thăng trầm cùng với tài năng văn học, văn hoá của Nguyễn Du. Ông là một nhà văn lớn trong chiều dài văn học của Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới. Những giá trị truyền tải qua các tác phẩm của ông vẫn còn ý nghĩa với thời đại ngày nay. Em sẽ tìm hiểu các tác phẩm nổi bật đã được đề cấp đến trong văn bản để hiểu hơn về tài năng của một đại thi hào dân tộc.

Câu 5: Hãy chỉ ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình, cuộc đời tác giả với việc đọc hiểu thơ văn.

Trả lời:

- Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả. Cuộc đời, con người nhà văn là yếu tố chủ quan tác động trực tiếp tới sáng tác văn chương. Ngược lại, tác phẩm là “tấm gương phản chiếu” tác giả và thời đại. Vì vậy, cần vận dụng những kiến thức về bối cảnh lịch sử, gia đình, cuộc đời, con người nhà văn để đọc hiểu tác phẩm.  - Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả. Cuộc đời, con người nhà văn là yếu tố chủ quan tác động trực tiếp tới sáng tác văn chương. Ngược lại, tác phẩm là “tấm gương phản chiếu” tác giả và thời đại. Vì vậy, cần vận dụng những kiến thức về bối cảnh lịch sử, gia đình, cuộc đời, con người nhà văn để đọc hiểu tác phẩm.

Câu 6: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Trao duyên (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

– Tác giả: Nguyễn Du

– Thể loại: truyện thơ Nôm

– Văn bản trích từ câu 723 đến 756 trong Truyện Kiều.

– Về nội dung: Đoạn trích bộc lộ phẩm chất cao quý của Thuý Kiều trong tình yêu. Trước tình yêu tan vỡ, nàng có thể làm tất cả những gì có thể làm được cho hạnh phúc của người mình yêu, đồng thời nói lên nỗi đau đớn cực độ một khi đành phải tự nguyện từ bỏ tình yêu.

– Về nghệ thuật: Nguyễn Du đã thể hiện một năng lực thấu hiểu con người qua việc miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật.

Câu 7: Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Trong khi nói với Thuý Vân, Kiều cảm tưởng như sống lại với các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng. Nàng như sống trong hồi ức qua những kỉ vật “Chiếc vành với bức tờ mây” và nhất là tưởng nhớ lại sự kiện đem thề nguyền thiêng liêng: cảnh Kim Trọng cho thêm hương vào lò hương ("Đài sen nối sáp lò đào thêm hương”) được tái hiện qua “mảnh hương nguyền” (“đốt lò hương ấy”), cảnh Kiều đàn cho Kim Trọng nghe (“so lần dây vũ dây văn”) được nói tới qua “phím đàn” (“so tơ phím này”). Các từ ngữ này cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm đẹp đẽ của tình yêu có sức sống mãnh liệt. Những hình ảnh “đốt lò hương” và “so tơ” đều đã được nói đến trong đêm thề nguyền. Các kỉ niệm khắc sâu như thế cho thấy tình yêu ở nàng sâu sắc và mãnh liệt.

Câu 8: Trong văn bản, Kiều đối thoại với những ai?

Trả lời:

– Về hình thức, ta thấy toàn bộ trích đoạn là lời thoại của Kiều nói với Thuý Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với Kim Trọng chứ không còn nói với Thuý Vân nữa, có lúc nàng tự nói với chính mình (những từ ngữ và hình ảnh gợi lại kỉ niệm tình yêu hoặc: “Bây giờ trâm gãy gương tan – Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!” cũng là tự nói với mình).

Câu 9: Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa Đọc tiểu thanh kí.

Trả lời:

Những chi tiết không dịch sát:

- Câu 2: "một tập sách" dịch thành "mảnh giấy tàn", tính biểu cảm quá lộ.  - Câu 2: "một tập sách" dịch thành "mảnh giấy tàn", tính biểu cảm quá lộ.

- Câu 3: "không có số mệnh mà cũng bị đốt dở" dịch thành "đốt còn vương", chưa thật rõ ý. - Câu 3: "không có số mệnh mà cũng bị đốt dở" dịch thành "đốt còn vương", chưa thật rõ ý.

Tuy vậy vẫn cần phải nói đây là bài thơ có những câu rất khó dịch cho sát.

Câu 10: Nỗi xót thương của nhà thơ trước số phận của Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào qua hai câu mở đầu?

Trả lời:

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,

Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

- "Gò hoang" có nghĩa là nơi bị huỷ hoại, chẳng còn lại gì. Nói cảnh đẹp Tây Hồ chắc hẳn còn bao hàm ý nói về con người từng sống ở đây, tức Tiểu Thanh. Cuộc đời con người này chẳng còn lại gì. Hiểu như vậy thì câu 1 liền ý với câu 2. - "Gò hoang" có nghĩa là nơi bị huỷ hoại, chẳng còn lại gì. Nói cảnh đẹp Tây Hồ chắc hẳn còn bao hàm ý nói về con người từng sống ở đây, tức Tiểu Thanh. Cuộc đời con người này chẳng còn lại gì. Hiểu như vậy thì câu 1 liền ý với câu 2.

- Hai câu mở bài nói lên nỗi xót thương trước số phận Tiểu Thanh, tấm lòng đặc biệt thương người tài hoa bạc mệnh của tác giả. - Hai câu mở bài nói lên nỗi xót thương trước số phận Tiểu Thanh, tấm lòng đặc biệt thương người tài hoa bạc mệnh của tác giả.

 

Câu 11: Theo em, vì sao Nguyễn Du lại viết: “Cái án phong lưu khách tự mang” (Phong vận kì oan ngã tự cư)? Câu thơ này có liên hệ như thế nào với hai câu kết: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa – Người đời ai khóc Tố Như chăng?” (Bất tri tam bách dư niên hậu – Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?).

Trả lời:

- Người xưa nói “đồng bệnh tương liên” hay “đồng cảnh tương liên”. Nguyễn Du nghĩ về Tiểu Thanh và thấy có sự tương đồng giữa thân phận nàng và thân phận ông: tài năng mà bất hạnh. Lời thơ chất chứa nỗi thương người và thương thân. Vì thế, Nguyễn Du tự hỏi không biết ba trăm năm nữa ai sẽ khóc thương ông như bây giờ ông đang khóc thương cho Tiểu Thanh. Đây là mối đồng cảm sâu sắc giữa những người có tài năng văn chương. Có thể nói, Nguyễn Du đã đặt vấn đề về thân phận của những người nghệ sĩ, trí thức trong xã hội phong kiến. - Người xưa nói “đồng bệnh tương liên” hay “đồng cảnh tương liên”. Nguyễn Du nghĩ về Tiểu Thanh và thấy có sự tương đồng giữa thân phận nàng và thân phận ông: tài năng mà bất hạnh. Lời thơ chất chứa nỗi thương người và thương thân. Vì thế, Nguyễn Du tự hỏi không biết ba trăm năm nữa ai sẽ khóc thương ông như bây giờ ông đang khóc thương cho Tiểu Thanh. Đây là mối đồng cảm sâu sắc giữa những người có tài năng văn chương. Có thể nói, Nguyễn Du đã đặt vấn đề về thân phận của những người nghệ sĩ, trí thức trong xã hội phong kiến.

Câu 12: Qua các câu 3 – 4 và 5 – 6, tác giả suy ngẫm về số phận của những kiếp tài hoa như thế nào?

Trả lời:

- Hai câu 3 - 4: - Hai câu 3 - 4:

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.

 - Chi phấn chỉ phụ nữ, tức Tiểu Thanh. Thần chữ Hán cũng có nghĩa như hồn. Hai chữ "hữu thần" được dùng theo lối giả định. Có quan niệm phần xác chết, phần hồn cũng mất. Có thuyết lại cho rằng phần xác tuy chết, nhưng phần hồn vẫn còn. Trong câu 3, chủ ngữ là "chi phấn hữu thần" (son phấn có thần), "liên" (xót xa) là vị ngữ. Xót xa điều gì? Vì "Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở". Hai câu 3 - 4, theo luật thơ Đường, tuy đối ngẫu, nhưng ý câu dưới lại chỉ là nối tiếp ý đã nói ở câu trên.

- Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, xót thương, như một tiếng khóc thầm. Mà khóc thật. Câu cuối bài thơ nhắc đến người khóc Tố Như sau này đã cho thấy đây là bài thơ khóc Tiểu Thanh. - Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, xót thương, như một tiếng khóc thầm. Mà khóc thật. Câu cuối bài thơ nhắc đến người khóc Tố Như sau này đã cho thấy đây là bài thơ khóc Tiểu Thanh.

- Hai câu thơ 5 - 6 đã nói về mối liên hệ giữa tác giả và số phận của Tiểu Thanh. Câu 5 mang ý vị tuyệt vọng trước các mối hận. Các mối hận như người tài hoa bạc mệnh là vô lí, bất công, trời cũng không giải thích được. "Trời khôn hỏi" có nghĩa là hỏi trời cũng vô ích, trời bất lực không trả lời được. - Hai câu thơ 5 - 6 đã nói về mối liên hệ giữa tác giả và số phận của Tiểu Thanh. Câu 5 mang ý vị tuyệt vọng trước các mối hận. Các mối hận như người tài hoa bạc mệnh là vô lí, bất công, trời cũng không giải thích được. "Trời khôn hỏi" có nghĩa là hỏi trời cũng vô ích, trời bất lực không trả lời được.

- Câu 6: Tác giả đã viết: Nỗi oan lạ lùng của những kẻ tài tình như Tiểu Thanh, cũng là nỗi oan của ta (nguyên văn là "ngã", tức là "ta", bản dịch thơ chuyển thành "khách"). Câu thơ thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với những kiếp tài hoa bất hạnh trên đời. - Câu 6: Tác giả đã viết: Nỗi oan lạ lùng của những kẻ tài tình như Tiểu Thanh, cũng là nỗi oan của ta (nguyên văn là "ngã", tức là "ta", bản dịch thơ chuyển thành "khách"). Câu thơ thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với những kiếp tài hoa bất hạnh trên đời.

Câu 13: Với hai câu cuối của bài thơ, tác giả đã thể hiện tâm sự của mình như thế nào khi tự coi mình là kẻ cùng hội cùng thuyền với con người phong vận mắc nỗi oan "lạ lùng" ấy?

Trả lời:

Câu 7 - 8 thể hiện tâm sự của Nguyễn Du:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

- Câu hỏi cho thấy Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời sau thương cảm mình. Ba trăm năm lẻ là con số thời gian có ý nghĩa như thế nào, chưa thấy ai nói rõ, nhưng có thể hiểu đó là một khoảng thời gian lâu, rất lâu. Một mình ta đã khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này còn ai (mang nỗi oan như ta) khóc ta chăng? Câu thơ thể hiện một cảm nhận cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời vì chưa tìm thấy người đồng cảm và gửi hi vọng ấy vào hậu thế. Nhưng đó là câu hỏi, một câu hỏi day dứt đặt ra cho hậu thế, và vấn đề không chỉ là khóc Tố Như, mà còn khóc cho bao kiếp tài tình như ông. - Câu hỏi cho thấy Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời sau thương cảm mình. Ba trăm năm lẻ là con số thời gian có ý nghĩa như thế nào, chưa thấy ai nói rõ, nhưng có thể hiểu đó là một khoảng thời gian lâu, rất lâu. Một mình ta đã khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này còn ai (mang nỗi oan như ta) khóc ta chăng? Câu thơ thể hiện một cảm nhận cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời vì chưa tìm thấy người đồng cảm và gửi hi vọng ấy vào hậu thế. Nhưng đó là câu hỏi, một câu hỏi day dứt đặt ra cho hậu thế, và vấn đề không chỉ là khóc Tố Như, mà còn khóc cho bao kiếp tài tình như ông.

 

Câu 14: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng.

Trả lời:

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du.

Câu 15: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

  • Đoạn trích làm nổi bật lên khát vọng tự do của Từ Hải. Với màu sắc sử thi và hình tượng kì vĩ, Nguyễn Du đã thành công đưa nhân vật Từ Hải từ một hảo hán trở thành bậc anh hùng đích thực. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải như một con đại bàng mà mỗi khi cất cánh, nó che trở và cứu đỗi những con người thấp cổ bé họng, cứu đỗi nạn nhân của xã hội tăm tối mù mịt như cuộc đời Thúy Kiều.

Câu 16: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Câu từ cô đọng, ước lệ với tầm vóc hoành tráng của bậc nghĩa sĩ oai hùng. 

Câu 17: Hãy nhận xét về phép đối trong những trường hợp sau:

- Chim có tổ, người có tông. - Chim có tổ, người có tông.

- Đói cho sạch, rách cho thơm. - Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững. - Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.

Trả lời:

- Phép đối được thể hiện trong các câu: - Phép đối được thể hiện trong các câu:

+ Chim – người, có – có, tổ - tông + Chim – người, có – có, tổ - tông

+ Đói – rách, cho – cho, sạch – thơm. + Đói – rách, cho – cho, sạch – thơm.

+ Người có chí – nhà có nền, ắt phải nên - ắt phải vững. + Người có chí – nhà có nền, ắt phải nên - ắt phải vững.

- Nhận xét: Trong những ngữ liệu này, mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đó đối nhau về số tiếng, về từ loại (danh từ, động từ,…), về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức), về nghĩa của mỗi từ và lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế. - Nhận xét: Trong những ngữ liệu này, mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đó đối nhau về số tiếng, về từ loại (danh từ, động từ,…), về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức), về nghĩa của mỗi từ và lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế.

Câu 18: Hãy nhận xét về phép đối trong ngữ liệu sau:

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,

Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.

Trả lời:

- Phép đối được thể hiện trong các câu: - Phép đối được thể hiện trong các câu:

+ Tiên – hậu, học – hành, lễ - văn, diệt – trừ, trò – thói, tham nhũng – cửa quyền. + Tiên – hậu, học – hành, lễ - văn, diệt – trừ, trò – thói, tham nhũng – cửa quyền.

- Nhận xét: Trong ngữ liệu này, phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới, cũng theo quy tắc đối từng từ về đặc điểm từ loại, về nghĩa và lặp lại kết cấu ngữ pháp. - Nhận xét: Trong ngữ liệu này, phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới, cũng theo quy tắc đối từng từ về đặc điểm từ loại, về nghĩa và lặp lại kết cấu ngữ pháp.

Câu 19: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

a)

Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

b)

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

c) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bùa, việc cấy, tay vốn quen làm;

tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Trả lời:

a) Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.

b) Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.

c) Phép đối có ở từng cặp câu văn tế; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.

Câu 20: Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán của Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?

Trả lời:

Vì tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện ở:

- Lòng thương người: Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh (những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…). Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. - Lòng thương người: Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh (những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…). Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

- Niềm tự thương: Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài hoa mà bi kịch. - Niềm tự thương: Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài hoa mà bi kịch.

Câu 21: Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật?

Trả lời:

Thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều:

- Có sự kết hợp tự sự và trữ tình - Có sự kết hợp tự sự và trữ tình

- Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc. - Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.

- Ngôn ngữ nửa trực tiếp - Ngôn ngữ nửa trực tiếp

- Cốt truyện có hình thức là kết thúc có hậu nhưng bản chất là bi kịch - Cốt truyện có hình thức là kết thúc có hậu nhưng bản chất là bi kịch

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Tính cách nhân vật được khắc hoạ bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm - Tính cách nhân vật được khắc hoạ bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm

- Miêu tả nội tâm nhân vật - Miêu tả nội tâm nhân vật

- Khi miêu tả thiên nhiên, tác giả vừa khắc hoạ vẻ đẹp của cảnh vật, vừa dùng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” để thể hiện tâm trạng nhân vật - Khi miêu tả thiên nhiên, tác giả vừa khắc hoạ vẻ đẹp của cảnh vật, vừa dùng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” để thể hiện tâm trạng nhân vật

- Câu thơ lục bát trong Truyện Kiều vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.  - Câu thơ lục bát trong Truyện Kiều vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

- Tiếng Việt trong Truyện Kiều rất giàu, rất đẹp, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. - Tiếng Việt trong Truyện Kiều rất giàu, rất đẹp, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.

Câu 22: Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp thuộc thể loại gì? Vì sao em cho là vậy?

Trả lời:

- Văn bản này là văn bản thông tin vì: - Văn bản này là văn bản thông tin vì:

+ Văn bản có tính chất và mục đích để cung cấp thông tin cho người đọc về tác giả Nguyễn Du. + Văn bản có tính chất và mục đích để cung cấp thông tin cho người đọc về tác giả Nguyễn Du.

+ Văn bản có sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản thông tin: hình ảnh, các đề mục + Văn bản có sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản thông tin: hình ảnh, các đề mục

+ Ngôn ngữ không phải mang màu sắc văn học nghệ thuật mà mang màu sắc thuyết minh. + Ngôn ngữ không phải mang màu sắc văn học nghệ thuật mà mang màu sắc thuyết minh.

Câu 23: Em cảm nhận được gì về nỗi đau của Kiều qua các từ, cụm từ: thịt nát xương mòn, chín suối, chị về, hồn, thác oan? Hãy giải thích vì sao cái chết ám ảnh Kiều.

Trả lời:

Bài tập này yêu cầu:

– Cảm nhận về nỗi đau của Kiều qua các từ, cụm từ đã cho.

– Giải thích vì sao cái chết ám ảnh Kiều.

Các từ ngữ yêu cầu được giải nghĩa đều nói đến cái chết ở các góc độ khác nhau. Không bảo vệ được tình yêu với Kim Trọng, Kiều thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa. Nàng đau đớn tưởng tượng đến cái chết (cái chết giả tưởng). Sự tập trung dày đặc các từ ngữ liên quan đến cái chết cũng góp phần cho thấy nàng thiết tha với tình yêu như thế nào.

Câu 24: Hãy nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản Trao duyên.

Trả lời:

Truyện Kiều là một truyện thơ bác học nên ngôn từ của văn bản trau chuốt, có tính ước lệ, có chất lượng nghệ thuật cao. Tác giả cũng sử dụng nhiều điển tích, điển cố, biện pháp tu từ. Ngôn ngữ trong văn bản giúp cho sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trở nên uyển chuyển.

Câu 25: Hãy nhận xét về kết cấu của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.

Trả lời:

- Kết cấu của tác phẩm chịu sự quy định của nội dung tư tưởng cần diễn đạt. Bài thơ vừa đề cập đến số phận của nàng Tiểu Thanh vừa thể hiện tâm sự của tác giả nên có hai phần rõ rệt. Nhìn đại thể, 4 câu đầu viết về Tiểu Thanh, 4 câu sau dành cho suy nghĩ về thân phận của chính Nguyễn Du. Cụ thể: - Kết cấu của tác phẩm chịu sự quy định của nội dung tư tưởng cần diễn đạt. Bài thơ vừa đề cập đến số phận của nàng Tiểu Thanh vừa thể hiện tâm sự của tác giả nên có hai phần rõ rệt. Nhìn đại thể, 4 câu đầu viết về Tiểu Thanh, 4 câu sau dành cho suy nghĩ về thân phận của chính Nguyễn Du. Cụ thể:

+ Hai câu 1 – 2 (đề) tả cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời buồn tủi của nàng Tiểu Thanh (có thể trong tưởng tượng) và sự việc nhà thơ đọc tập truyện kí về Tiểu Thanh. Cảnh và sự gợi tình (xúc cảm) nảy sinh. Đây là một đặc điểm của thi pháp trung đại (tức cảnh sinh tình, xúc cảnh sinh tình). Cảm xúc thường được một cảnh nào đó dẫn phát. + Hai câu 1 – 2 (đề) tả cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời buồn tủi của nàng Tiểu Thanh (có thể trong tưởng tượng) và sự việc nhà thơ đọc tập truyện kí về Tiểu Thanh. Cảnh và sự gợi tình (xúc cảm) nảy sinh. Đây là một đặc điểm của thi pháp trung đại (tức cảnh sinh tình, xúc cảnh sinh tình). Cảm xúc thường được một cảnh nào đó dẫn phát.

+ Hai câu 3 – 4 (thực) nêu các cảm xúc, ý nghĩ từ cảnh vật. Hai cảm nhận: nàng Tiểu Thanh là người đẹp và là người có tài văn chương, đây có vẻ như là nguyên nhân gây ra bất hạnh cho nàng, có dáng dấp của các suy tưởng khái quát: tài sắc là nguyên nhân gây nên sự bất hạnh cho con người. + Hai câu 3 – 4 (thực) nêu các cảm xúc, ý nghĩ từ cảnh vật. Hai cảm nhận: nàng Tiểu Thanh là người đẹp và là người có tài văn chương, đây có vẻ như là nguyên nhân gây ra bất hạnh cho nàng, có dáng dấp của các suy tưởng khái quát: tài sắc là nguyên nhân gây nên sự bất hạnh cho con người.

+ Hai câu 5 – 6 (luận) cất tiếng oán trách sự bất công của tạo hoá, nhận thấy sự tương đồng giữa thân phận mình với thân phận Tiểu Thanh. Hai câu luận đã bắt đầu khái quát, nêu triết lí: Từ câu chuyện về Tiểu Thanh, tác giả đề cập đến vấn đề chung của những người tài sắc, liên tưởng đến bản thân. + Hai câu 5 – 6 (luận) cất tiếng oán trách sự bất công của tạo hoá, nhận thấy sự tương đồng giữa thân phận mình với thân phận Tiểu Thanh. Hai câu luận đã bắt đầu khái quát, nêu triết lí: Từ câu chuyện về Tiểu Thanh, tác giả đề cập đến vấn đề chung của những người tài sắc, liên tưởng đến bản thân.

+ Hai câu 7 – 8 (kết) là sự dự cảm về số phận của bản thân (giống như Thuý Kiều nhìn thân phận Đạm Tiên mà nghĩ về chính mình: “Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”). Không chỉ đồng cảm mà còn gửi gắm tâm sự qua nhân vật phụ nữ tài sắc – bất hạnh là một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du mà bài thơ này là một trường hợp. + Hai câu 7 – 8 (kết) là sự dự cảm về số phận của bản thân (giống như Thuý Kiều nhìn thân phận Đạm Tiên mà nghĩ về chính mình: “Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”). Không chỉ đồng cảm mà còn gửi gắm tâm sự qua nhân vật phụ nữ tài sắc – bất hạnh là một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du mà bài thơ này là một trường hợp.

- Có một cách phân tích khác dựa vào tương quan giữa yếu tố  - Có một cách phân tích khác dựa vào tương quan giữa yếu tố cảnhtình. Theo thi pháp thơ cổ, trung đại, tâm của thi nhân tiếp xúc với cảnh (cảnh hiểu theo nghĩa rộng là cuộc sống nói chung) sẽ nảy sinh cảm xúc. Người xưa khái quát bằng công thức “xúc cảnh sinh tình”. Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí chỉ có hai câu đầu tiên nói tới cảnh và việc đọc thơ, đọc sách về Tiểu Thanh. Sáu câu thơ còn lại là những cảm xúc, những nỗi niềm băn khoăn, day dứt, uất hận khôn nguôi. Bài thơ này tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Du, một nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ chủ tình.

Câu 26: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong đoạn thơ dưới đây:

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới dòng nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ: - Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ:

+ Xuân lan – thu cúc + Xuân lan – thu cúc

+ Người quốc sắc – kẻ thiên tài (1) + Người quốc sắc – kẻ thiên tài (1)

+ Tình trong – mặt ngoài, như đã – còn e (2) + Tình trong – mặt ngoài, như đã – còn e (2)

+ Cơn tỉnh – cơn mê + Cơn tỉnh – cơn mê

+ Rốn ngồi – dứt về, chẳng tiện – chỉn khôn (chẳng xong) + Rốn ngồi – dứt về, chẳng tiện – chỉn khôn (chẳng xong)

+ Khách – người, đà – còn, lên ngựa – ghé theo. + Khách – người, đà – còn, lên ngựa – ghé theo.

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tạo sự cân xứng, nhấn mạnh sự tương đồng (VD: 1), nhấn mạnh sự đối lập (VD: 2). - Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tạo sự cân xứng, nhấn mạnh sự tương đồng (VD: 1), nhấn mạnh sự đối lập (VD: 2).

Câu 27: a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu)?

b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn lưu truyền?

Trả lời:

- Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên. Hơn nữa, dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng. Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp và phép điệp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp. Vì thế tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. - Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên. Hơn nữa, dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng. Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp và phép điệp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp. Vì thế tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.

Câu 28: Viết một đoạn văn phân tích để cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo trong các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Du.

Trả lời:

          Các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Du thể hiện mối quan hệ liên kết giữa cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo. Thông qua các bài thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã ghi lại được cảnh đời trái ngược, đó là sự đối lập giữa những con người nghèo khó, tủi nhục với những tên quan tham ô, lãng phí,… Ông cũng nói về những con người tài sắc mà bi kịch. Việc hướng ngòi bút vào những đối tượng này thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà thơ đồng thời lên án tố cáo một xã hội bất công, vô nhân đạo. Còn đối với kiệt tác chữ Nôm của mình, Truyện Kiều, ông cũng phản ánh đồng thời lên án tố cáo tội ác của những thế lực tàn bạo, những kẻ ham mê sắc dục, những kẻ bị chi phối bởi đồng tiền đã gây ra bao thảm cảnh cho những người vô tội, gây nên bao oán trái, làm cho xã hội càng trở nên thối nát, suy đồi. Qua nhân vật chịu nhiều đắng cay là Thuý Kiều, tác giả đã thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Có thể thấy, với mối liên hệ này, đại thi hào Nguyễn Du đã truyền đi những giá trí cao cả, đẹp đẽ, làm lay động lòng người.

Câu 29: Viết bài văn phân tích các triển khai của văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp.

Trả lời:

          Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp trình bày các thông tin cuộc đời, sự nghiệp và những đặc điểm văn học nổi bật của Nguyễn Du. Là một văn bản thông tin với tính chất là giới thiệu về một tác giả, văn bản cho ta thấy được những điểm đặc trưng trong cách triển khai theo nội dung này.

          Văn bản được triển khai theo lối thông dụng khi nói về một tác giả: đi từ tiểu sử (phần I) đến đưa ra những điểm nổi bật về các sáng tác, về sự nghiệp nghệ thuật (phần II). Đề mục của mỗi phần được đặt theo ý chính, ý khái quát của nội dung phần đó. Điều này vừa tạo nên sự tóm lược, vừa giúp người đọc dễ dàng theo dõi, ghi nhớ những điều cốt yếu. Trong văn bản có sự xuất hiện của các đoạn văn rất ngắn chỉ một câu, ví dụ như: “Hoàn cảnh lịch sử, xã hội với những biến đổi “kinh thiên động địa” đã tác động mạnh mẽ tới cuộc đời, con người, sự nghiệp Nguyễn Du.”; “Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam.”,… Những đoạn văn ngắn này có tác dụng nhấn mạnh một vài điểm nổi bật về Nguyễn Du cho người đọc. Đây là một điểm hay trong văn bản.

          Các đoạn, phần trong văn bản đa phần được triển khai theo hướng ý chính / đánh giá – nội dung / dẫn chứng chi tiết, điều này hình thành nên các đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp. Ví dụ ở đoạn “Dòng họ, gia đình … tài năng của Nguyễn Du” (phần I), ý chính là câu đầu tiên nói về truyền thống khoa bảng, văn học của dòng họ, gia đình Nguyễn Du, các câu sau trình bày chi tiết về các thành viên trong gia đình của Nguyễn Du, câu cuối có tác dụng kết luận “Có thể thấy,…”. Hay như ở đoạn “Ở sáng tác chữ Nôm … việc gì chẳng xong” (phần II.1.), câu đầu nêu ra ý khát quát về bức tranh hiện thực của một xã hội bất công, các câu sau đó lần lượt đưa ra hàng loạt dẫn chứng về các thế lực tàn bạo.

          Một điểm khác chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở văn bản là sự phân tách ý rất rõ ràng. Điều này được thể hiện ngay ở các đề mục. Ở nhiều phần, đoạn, các câu đầu thường mang tính phân tách các ý. Ví dụ như ở phần II.2, thông qua các câu đầu chúng ta có thể thấy sự phân tách của người viết thành: thơ chữ Hán, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh. Trong từng đoạn chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự phân ý. Ví dụ ở đoạn “Nguyễn Du không chỉ là … như Trung Quốc” (phần I), việc tách bạch các chi tiết được thực hiện thông qua các từ “khi, lúc, từ, rồi, đến,…”. Việc phân tách rõ ràng như vậy giúp người đọc dễ dàng theo dõi, định hình cấu trúc văn bản.

          Một số đoạn văn còn được trình bày theo trình tự thời gian. Chẳng hạn ở đoạn “Thời đại Nguyễn Du … vương triều nhà Nguyễn” (phần I), các sự kiện được đưa ra đi theo trình tự lịch sử: lật đổ triều đình vua Lê – chúa Trịnh, lật đổ triều đình chúa Nguyễn, phá tan quân Xiêm, đại phá quân Thanh; triều Tây Sơn rồi đến triều Nguyễn.

          Các đoạn văn ở phần II còn được triển khai theo dạng phân tích khi kết hợp với việc trích dẫn các câu thơ từ các tác phẩm của Nguyễn Du.

          Như vậy, với việc áp dụng các cách triển khai quan trọng, văn bản giúp cho người đọc có thể theo dõi, định hình bố cục, nội dung đồng thời ghi nhớ một số điểm quan yếu. Cách triển khai rõ ràng, mạch lạc của văn bản là điều mà chúng ta cần phải học hỏi.

Câu 30: Tâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi trao duyên được thể hiện như thế nào qua những lời dặn dò Thuý Vân: "Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung".

Trả lời:

Tâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi "trao duyên":

– Ta hiểu rằng chuyện tình duyên là không thể trao được. Do đó, khi buộc phải "trao duyên" thì sinh mâu thuẫn. Em hãy xác định mâu thuẫn trong câu thơ:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

– Tờ hoa tiên ghi lời thề nguyền của Kiều và chàng Kim, chiếc vành trước đây chàng Kim trao cho Kiều làm của tin bây giờ đều được trao lại cho Vân. Nhưng điều đặc biệt là ở mấy chữ "giữ" và "của chung". Chữ "giữ" không có nghĩa là "trao" hẳn mà chỉ để cho em giữ, còn chữ "của chung" thì quá rõ, đều thể hiện cái tâm lí có tính bản năng là không đành lòng trao lại cho em. Những chữ đó chứng tỏ tình yêu của Kiều với Kim Trọng là rất nồng nàn, sâu sắc. Tuy nhiên, Kiều vẫn "trao duyên" cho em thì chứng tỏ trong tình yêu và vì tình yêu, Kiều đã đặt hạnh phúc của người yêu lên trên hết.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay