Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 3: Truyện (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3: Truyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 3. TRUYỆN (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy trình bày một số hiểu biết của em về văn bản Chí Phèo (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

– Tác giả: Nam Cao

– Thể loại: Truyện ngắn hiện đại

– Truyện ngắn Chí Phèo được xây dựng dựa trên một số nguyên mẫu tại làng Đại Hoàng. Tác phẩm vốn có tên là Cái lò gạch cũ. Năm 1941, khi Nhà xuất bản Đời mới tại Hà Nội in một tập truyện ngắn riêng của Nam Cao, người viết lời tựa cho cuốn sách là nhà văn Lê Văn Trương đã đổi tên tác phẩm này thành Đôi lứa xứng đôi và lấy nó làm tên chung cho cả tập. Khi đưa in lại trong tập Luống cày (Hội Văn hoá cứu quốc Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1945), nhà văn đã đặt tên mới cho tác phẩm là Chí Phèo.

– Nội dung: Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cá thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời, khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Câu 2: Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nam Cao.

Trả lời:

– Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri (có tài liệu chép là Trần Hữu Trí), quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông từng làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trường tư, làm gia sư, viết văn,... Đề tài sáng tác của Nam Cao thường xoay quanh đời sống cơ cực của người nông dân và các bi kịch của tầng lớp trí thức nghèo ở thành thị. Sau Cách mạng, ông tích cực tham gia các hoạt động báo chí, văn nghệ phục vụ cuộc sống mới, thường viết về những chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhiều tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong một chuyến công tác ở vùng địch tạm chiếm thuộc tỉnh Ninh Bình, Nam Cao rơi vào ổ phục kích của địch và hi sinh.

– Nam Cao khẳng định vị trí trong lịch sử văn học bằng thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Bộ phận sáng của ông được xem là một dấu mốc quan của văn hiện thực chủ nghĩa, giàu tính khái quát triết lí và tinh thần nhân đạo. Ông rất chú trọng diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật, xây dựng các tính cách phức tạp, thực hiện nhiều đột phá trong nghệ thuật tự sự với lối trần thuật phối hợp nhiều điểm nhìn, giọng điệu; với cách kết cấu linh hoạt; cách sử dụng ngôn ngữ sinh động, vừa gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp đời thường, vừa giàu suy tưởng. Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Chí Phèo (truyện ngắn, 1941), Giăng sáng (truyện ngắn, 1942), Lão Hạc (truyện ngắn, 1943), Đời thừa (truyện ngắn, 1943), Truyện người hàng xóm (tiểu thuyết, 1944), Sống mòn (tiểu thuyết, 1944), Đôi mắt (truyện ngắn, 1948), Ở rừng (nhật kí, 1947 – 1948),...

Câu 3: Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Chí Phèo.

Trả lời:

– Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng chừng họ đã bị biến thành quỷ dữ.

Câu 4: Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Trả lời:

– Ngôn ngữ nói là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe. Vì vậy, ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói. + Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

+ Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,... + Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,...

+ Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp). + Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).

+ Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... + Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...

– Lưu ý:

+ Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn. + Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.

+ Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,... + Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,...

Câu 5: Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ viết.

Trả lời:

– Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ; còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. + Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

+ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương. + Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

+ Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.  + Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

+ Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,....  + Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,....

– Lưu ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như trường hợp thuyết trình một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong các trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ làm tăng hiệu quả biểu đạt.

Câu 6: Dưới đây là một trích đoạn trong cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

– Chị thích điều gì nhất ở con người?

– Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt của một con người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi.

Đặc điểm nổi bật nào của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích?

Trả lời:

– Trong câu trả lời của Nguyễn Ngọc Tư, có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của ngôn ngữ nói, đó là các từ cảm thán như “chà”, “ghê” hay từ địa phương như “nhiêu”.

Câu 7: Hãy nêu giá trị văn hoá của văn bản Chữ người tử tù

Trả lời:

- Đối với truyện  - Đối với truyện Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân thông qua con đường, sự việc mà ngợi ca những giá trị văn hoá về cái đẹp (tâm hồn, nhân cách, thiên lương,…), về cái tài và lối sống trong sạch, uy vũ không thể khuất phục,…

Câu 8: Có thể chia văn bản truyện Chữ người tử tù làm mấy phần? Tóm tắt nội dung mỗi phần. Nêu quan hệ giữa các phần.

Trả lời:

- Căn cứ vào diễn biến của mạch truyện có thể chia tác phẩm làm ba phần với nội dung như sau: - Căn cứ vào diễn biến của mạch truyện có thể chia tác phẩm làm ba phần với nội dung như sau:

+ Quản ngục được tin sẽ tiếp nhận tử tù Huấn Cao. Tính cách quản ngục. + Quản ngục được tin sẽ tiếp nhận tử tù Huấn Cao. Tính cách quản ngục.

+ Huấn Cao nhập ngục. Sự biệt đãi của quản ngục đối với tử tù. Thái độ hiên ngang bất khuất của Huấn Cao. + Huấn Cao nhập ngục. Sự biệt đãi của quản ngục đối với tử tù. Thái độ hiên ngang bất khuất của Huấn Cao.

+ Huấn Cao chấp nhận cho chữ viên quản ngục – "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" trong nhà tù. + Huấn Cao chấp nhận cho chữ viên quản ngục – "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" trong nhà tù.

- Quan hệ giữa các phần: Qua ba phần, tính cách Huấn Cao và viên quản ngục hiện dần lên ngày càng rõ nét. Từ phần một đến phần hai: Huấn Cao ngày càng thể hiện tinh thần hiên ngang, bất khuất; quản ngục thì ngày càng thể hiện thiên lương trong sạch, thực sự mến trọng tài hoa, khí phách của Huấn Cao. Phần ba: Huấn Cao và quản ngục trở thành tri âm tri kỉ. Huấn Cao không những chỉ hiên ngang, bất khuất trước cường quyền phi nghĩa mà cũng "mềm lòng" trước những người biết liên tài, trọng nghĩa. Còn quản ngục thì càng bộc lộ rõ niềm ngưỡng mộ tài hoa, khí phách của Huấn Cao. - Quan hệ giữa các phần: Qua ba phần, tính cách Huấn Cao và viên quản ngục hiện dần lên ngày càng rõ nét. Từ phần một đến phần hai: Huấn Cao ngày càng thể hiện tinh thần hiên ngang, bất khuất; quản ngục thì ngày càng thể hiện thiên lương trong sạch, thực sự mến trọng tài hoa, khí phách của Huấn Cao. Phần ba: Huấn Cao và quản ngục trở thành tri âm tri kỉ. Huấn Cao không những chỉ hiên ngang, bất khuất trước cường quyền phi nghĩa mà cũng "mềm lòng" trước những người biết liên tài, trọng nghĩa. Còn quản ngục thì càng bộc lộ rõ niềm ngưỡng mộ tài hoa, khí phách của Huấn Cao.

Câu 9: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây:

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

– Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

– Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

– Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

– Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

– Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

– Có sự luân phiên lượt lời

– Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: thế mà, chả, này, thì, đấy, nhá, sợ gì,…

– Cách nói mang tính khẩu ngữ: có … gì thì …, muốn … gì thì …, ừ … thì … sợ gì, … thì bỏ bố, làm đếch gì có,…

- Ngữ điệu:  - Ngữ điệu:

+ Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt: cười chê, khích tướng + Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt: cười chê, khích tướng

+ Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu: tỏ vẻ không thích + Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu: tỏ vẻ không thích

+ Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì: tỏ vẻ thích thú + Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì: tỏ vẻ thích thú

– Điệu bộ, cử chỉ: cười, đon đả

Câu 10: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây:

Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:

– Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:

– Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?

Không ai nói gì, người ta lảng dân đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:

– Anh Chỉ ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi:

– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy. - Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

– Có sự luân phiên lượt lời

– Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: ơi, đấy thôi, chưa biết chừng, nào, đi, cứ, có cái gì,…

– Sử dụng câu tỉnh lược: Về bao giờ thế?, Lại say rồi phải không?,…

– Sử dụng câu mệnh lệnh: Nào đứng lên đi.; Cứ vào đây uống nước đã.;…

– Giọng điệu: quát mắng, nhỏ nhẹ, thân mật, nặng lời, phàn nàn,…

Câu 11: Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. [...]

Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích:

– Sử dụng từ chọn lọc, không mang tính khẩu ngữ nhằm hướng tới tái hiện cảnh ngày đói.

– Có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

– Cấu trúc câu đảm bảo quy tắc ngữ pháp. Đoạn trích đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức.

Câu 12: Nêu một vài nét về tác giả của Tấm lòng người mẹ

Trả lời:

  • Vích-to Huy-gô (1802 – 1885)  là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.
  • Ông là một người suốt đời có những hoạt động  xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
  • Những tác phẩm chính: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…
  • Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.

Câu 13: Nêu vài nét về tác phẩm Tấm lòng người mẹ (Thể loại, phương thức biểu đjat, xuất xứ,...)

Trả lời:

  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Xuất xứ: Lấy trong tập tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của ông có tên Những người khốn khổ (1862)

 

Câu 14: Nêu bố cục Tấm lòng người mẹ

Trả lời:

Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến "Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin"): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin. - Phần 1 (Từ đầu đến "Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin"): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.

- Phần 2 ("Tiền chi kiếm ra quá ít ỏi"->"mồ hôi lạnh): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con. - Phần 2 ("Tiền chi kiếm ra quá ít ỏi"->"mồ hôi lạnh): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.

- Phần 3 ("Một hôm"->"Cô-dét không ốm"): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con. - Phần 3 ("Một hôm"->"Cô-dét không ốm"): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.

- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê của cô. - Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê của cô.

Câu 15: Nội dung đoạn trích Tấm lòng người mẹ cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

Trả lời:

Nội dung đoạn trích cho em hiểu được bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ đầy những vấn đề nhức nhối, đầy dãy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội. 

Câu 16: Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

Trả lời:

– Trước sự săn sóc đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc, chân thành của thị Nở, tâm trạng Chí Phèo đã diễn biến khá phức tạp và rất lôgíc. Để chỉ ra sự lô gíc này, trước hết phải hiểu, lúc đầu thị Nở chỉ khơi dậy bản năng của Chí Phèo, nhưng sự săn sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ này đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo. Đoạn văn nói về sự thức tỉnh tâm hồn của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở là một đoạn tuyệt bút thể hiện tư tưởng nhân đạo của một nhà văn lớn.

– Khi được thị Nở cho cháo hành, Chí Phèo ngạc nhiên và hết sức cảm động "thấy mắt hình như ươn ướt". Điều này là dễ hiểu, vì như chính tác giả nói: "Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì".

– "Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng", "vừa vui vừa buồn". Vui, vì lần đầu tiên được người khác yêu thương, chăm sóc; buồn, vì thân phận của mình, ăn năn vì ý thức được những hành động sai trái mà mình đã làm trong quá khứ...

– Chí Phèo nhận thấy cháo hành rất ngon và thị Nở cũng "có duyên" (lưu ý, đây vốn là một người có ngoại hình xấu xí). Chí Phèo nghĩ tới hạnh phúc vợ chồng, thấy mình bị thiệt thòi vì chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay của người đàn bà. Chí nhớ đến nỗi nhục khi trước đây phải chiều theo ham muốn xác thịt của con quỷ cái vợ ba bá Kiến.

– Cuối cùng, Chí Phèo hi vọng mình sẽ tìm được bạn đời. Và dĩ nhiên đấy chính là thị Nở. Hắn hi vọng "thị Nở sẽ mở đường cho hắn" vào cái xã hội "bằng phẳng thân thiện của những người lương thiện".

Câu 17: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này là gì?

Trả lời:

– Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua đoạn trích này sâu sắc và mới mẻ ở chỗ nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt người lẫn linh hồn người. (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến bóc lột tàn tệ người lao động, đẩy họ vào con đường bần cùng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ.) Ở đây, nên so sánh tư tưởng nhân đạo của Nam Cao với tư tưởng nhân đạo của một vài nhà văn hiện thực để thấy được chỗ mới mẻ và sâu sắc của ông.

Câu 18: Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, em hãy phát biểu ý kiến của mình về quan điểm nghệ thuật nói trên của nhà văn.

Trả lời:

– Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương, nói rộng ra là đối với tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ là phải sáng tạo, phát hiện ra cái mới.

– Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, được nhiều người khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. ("Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức, một khám phá về nội dung" – Lê-ô-nít Lê-ô-nốp.) Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt một cách ngắn gọn, hàm súc và giàu hình ảnh.

 

Câu 19: Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

Trả lời:

– Tình huống truyện: Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên "đại nghịch", cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo: Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Câu 20: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?

Trả lời:

– Trong Chữ người tử tù, ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹp được lí tưởng hoá, được thể hiện một cách khác thường trong một hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nào xảy ra được. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên một cách rực rỡ, sáng chói nhờ được tô vẽ bằng hàng loạt sự tương phản gay gắt.

- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện sau: - Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện sau:

+ Tài hoa, nghệ sĩ (Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp). + Tài hoa, nghệ sĩ (Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp).

+ Khí phách hiên ngang (Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt). + Khí phách hiên ngang (Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt).

+ Nhân cách trong sáng, cao cả (Huấn Cao là người có "thiên lương") + Nhân cách trong sáng, cao cả (Huấn Cao là người có "thiên lương")

– Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan niệm về cái đẹp. Huấn Cao không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có "thiên lương" cao đẹp. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, không sợ chết, coi khinh tiền bạc và đồng tiền phi nghĩa mà còn có một tấm lòng yêu quý cái thiện, cảm động trước "thiên lương" của viên quản ngục (sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta); biết sợ cái việc thiếu chút nữa mình "phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Đó là hai mặt thống nhất trong một nhân cách lớn. Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹpcái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

Câu 21: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau:

Ở đây phải chú ý ba khâu:

Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).

Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).

Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).

Trả lời:

Để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích, cần chú ý:

– Thuật ngữ của các ngành khoa học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học,...

– Việc tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.

– Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (Một là, Hai là, Ba là,...) để đánh dấu các luận điểm.

– Việc dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép,...

Câu 22: Đoạn văn viết sau đây tái hiện ngôn ngữ nói của một cuộc hội thoại. Hãy chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:

– Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không?

Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:

– Sao không chịu?

– Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?

– Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.

Trả lời:

- Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ ( - Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ (giọng còn rành rọt, chụp một con đom đóm,...); việc dùng nhiều từ khẩu ngữ kể cả từ địa phương (con nít, mầy, nghen) ; dùng hình thức hỏi – đáp, câu hỏi,...

 

Câu 23: Tác giả đã xây dựng nên một hình ảnh làng Vũ Đại như thế nào?

Trả lời:

– Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của tác phẩm. Làng này dân "không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh". Và đặc biệt là có tôn ti trật tự thật nghiêm ngặt, cao nhất là cụ tiên chỉ bá Kiến "bốn đời làm tổng lí", uy thế nghiêng trời. Rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè cánh, mỗi cánh kết bè đảng xung quanh một người: cánh cụ bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng,... như một đàn cá tranh mồi. Sau nữa là những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức. Và lại còn một hạng dưới đáy cùng hơn cả dân cùng, sống tăm tối như thú vật. Đấy là Năm Thọ, binh Chức, Chí Phèo. Đám cường hào một mặt ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau, cho nhau "ăn bùn" (chẳng hạn, bá Kiến đã dùng tên đầu bò Chí Phèo để trị đội Tảo, đến khi bá Kiến bị đâm chết, thì bọn kì hào mừng rỡ nhìn lí Cường bằng con mắt thoả mãn và khiêu khích); mặt khác, chúng "đu lại với nhau" để bóc lột, ức hiếp nông dân. Ở làng Vũ Đại này, những nông dân hiền lành chỉ è cổ làm để nuôi bọn lí hào. Nếu không họ đành bỏ làng mà đi, chấp nhận kiếp sống chui lủi, kiểu như Năm Thọ.

è Như vậy, chỉ qua một số chi tiết được chọn lọc kĩ lưỡng, sắp đặt rải rác tưởng chừng như ngẫu nhiên trong tác phẩm, Nam Cao đã có thể dụng nên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối. Nam Cao đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn. Đấy chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 24: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Chữ người tử tù.

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

  • Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao , người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
  • Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là việc lựa chọn những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong thời kì trước cách mạng và là con người lao động bình dị, thuần thục, nhuần nhuyễn với công việc của mình thời kì sau cách mạng.

Câu 25: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Chữ người tử tù.

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa tạo ra những đặc sắc cho câu chuyện
  • Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.
  • Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của mình

Câu 26: Viết Đoạn văn trình bày suy nghĩ về chi tiết bát cháo hành của thị Nở

Trả lời:

Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc và ấn tượng trong truyện "Chí Phèo" của Nam Cao. Khi ra tù, Chí bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành "con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn bị cả làng cự tuyệt quyền làm người. Không ai giao tiếp với hắn. Cho đến khi gặp được Thị Nở, Chí Phèo mới dần có sự thay đổi. Trong đêm ốm, cô đã chăm sóc cho Chí và còn nấu cháo hành cho ăn. Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm nặng mà còn là liều thuốc khai sáng cho cuộc đời của hắn. Chí Phèo cảm nhận được cuộc sống xung quanh. Hắn nghe thấy âm thanh của tiếng chim, tiếng người đi chợ. Đặc biệt đây là lúc hắn đã tỉnh để nhận ra mình đã làm nhiều điều có lỗi. Hắn "thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao". Vậy có thể nói, bát cháo hành đầy yêu thương của Thị Nở đã giúp Chí quay trở lại làm người.

 

Câu 27: Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.

b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.

c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sắt.

Trả lời:

a) Bỏ các từ thì, đã; thay hết ý bằng từ khác chỉ mức độ như rất.

b) Thay vống lên bằng quá mức thực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tuỳ tiện và bỏ từ như.

c) Câu văn tối nghĩa: cần bỏ các từ khẩu ngữ như sất và viết lại câu.

Câu 28: Hãy phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo.

Trả lời:

– Nạn nhân đau khổ nhất, tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, nói rộng ra là ở xã hội thối nát đương thời, là Chí Phèo. Đây là nhân vật chính hội tụ những giá trị đặc sắc của tác phẩm.

– Trước hết, cần phải thấy Chí Phèo không những điển hình cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hoá như một số người đã nhận xét mà ý nghĩa khái quát của nhân vật này còn rộng lớn hơn nhiều. Cuộc đời và số phận của Chí Phèo thể hiện một quy luật có tính phổ biến trong xã hội cũ là quy luật bần cùng hoá, rồi đi đến lưu manh hoá không chỉ ở một tầng lớp nhân dân.

– Nam Cao không phải là nhà văn viết về nhân vật bị lưu manh hoá đầu tiên trong văn học. Nhưng ông là người đặt ra vấn đề con người tha hoá một cách ám ảnh và sâu sắc nhất mà truyện Chí Phèo được coi là một thành tựu đột xuất.

– Có thể chia cuộc đời Chí Phèo làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: từ lúc Chí ra đời tới lúc bị đẩy vào tù. Giai đoạn hai: từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở. Giai đoạn ba: từ khi bị thị Nở khước từ tình yêu tới khi Chí đậm bá Kiến và tự sát.

+ Giai đoạn thứ nhất của cuộc đời Chí Phèo chỉ được nhà văn nói lướt qua bằng mấy câu ở đầu tác phẩm. Mãi đến cuối truyện mới có một số chi tiết như là ngẫu nhiên kể tạt ngang về đoạn đời ngày xưa của Chí. Tuy vậy, vẫn đủ giúp người đọc nắm được lai lịch của nhân vật này. Dẫu có hoàn cảnh riêng khá độc đáo, nhưng xét đến cùng, Chí là một nông dân lương thiện như nhiều nông dân khác. Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện, yên ổn. + Giai đoạn thứ nhất của cuộc đời Chí Phèo chỉ được nhà văn nói lướt qua bằng mấy câu ở đầu tác phẩm. Mãi đến cuối truyện mới có một số chi tiết như là ngẫu nhiên kể tạt ngang về đoạn đời ngày xưa của Chí. Tuy vậy, vẫn đủ giúp người đọc nắm được lai lịch của nhân vật này. Dẫu có hoàn cảnh riêng khá độc đáo, nhưng xét đến cùng, Chí là một nông dân lương thiện như nhiều nông dân khác. Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện, yên ổn.

+ Giai đoạn thứ hai của cuộc đời Chí Phèo: Chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên này vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7, 8 năm đã biến một nông dân khoẻ mạnh, lương thiện và tự trọng thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Từ đây, dễ nhận thấy nhất là  + Giai đoạn thứ hai của cuộc đời Chí Phèo: Chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên này vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7, 8 năm đã biến một nông dân khoẻ mạnh, lương thiện và tự trọng thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Từ đây, dễ nhận thấy nhất là Chí đã bị cướp mất hình hài của con người. Đi tù về, hắn trở thành một người khác hẳn trước đây, "trông gớm chết”: "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cong cong, hai mắt gườm gườm [...]. Cái ngục phanh, đầy những nét chạm trổ". Không những thế, tính cách Chí cũng đã khác hẳn. Chí không còn là một anh canh điền ngày xưa. Bây giờ Chí là một thằng liều mạng. Hắn có thể làm tất cả mọi việc như một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, ăn vạ, đập phá, đâm chém,... Chính vì thế, Chí thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại".

– Mở đầu truyện là một hình ảnh đầy ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Lạ ở chỗ Chí chửi, nhưng không có người nghe chửi. Hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại. Thế mà vẫn không ai lên tiếng; Chí đành "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Sau khi chửi hết đối tượng này đến đối tượng khác, mà chẳng có ai phản ứng gì, hắn đành chửi chính "đứa chết mẹ nào" đẻ ra mình. Có người cho rằng hắn chửi vì say rượu. Thực ra, trong con người Chí, cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại. Việc chửi bới của Chí chính là phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người. Nhưng tiếng chửi của Chí thật thảm hại vì cũng chỉ là một trong vô vàn âm thanh trong vũ trụ. Khi mất quyền làm người thì dù Chí chửi hay khóc, cười hay nói, uống rượu hay kêu làng, phỏng có khác gì nhau? Chí Phèo thích kêu làng. Thông thường kêu làng là một hiệu lệnh cực kì khẩn cấp để có được sự chú ý và trợ giúp của mọi người. Nhưng trường hợp Chí thì khác, cho dù hắn kêu làng "như một người bị đâm" thì giỏi lắm cũng chỉ làm cho thị Nở kinh ngạc còn cả làng "cũng không ai ra điều", đáp lại lời hắn "chỉ có ba con chó dữ". Những chi tiết này thật đơn giản, nhưng Nam Cao nói với người đọc rất nhiều về kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hoá, không còn được làm người.

– Điều đáng nói nữa, tuy vốn là nông dân lương thiện, nhưng khi đã bị biến thành quỷ dữ thì những kẻ như Chí Phèo rất dễ bị bọn thống trị lợi dụng. Từ chỗ hung hãng xách vỏ chai đến nhà bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi, Chí Phèo đã trở thành tay sai của bá Kiến. Đồng thời, Chí cũng nhanh chóng trở thành kẻ mù quáng gây tai hoạ cho những nông dân lương thiện khác.

è Như vậy, từ một nông dân hiền lành và tự trọng, xã hội tàn bạo mà đại diện là bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến Chí thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" cả về hình hài lẫn tâm tính. Và vì Chí đã thành quỷ dữ cho nên dân làng Vũ Đại – nơi Chí sinh ra và cưu mang Chí – không thừa nhận và khai trừ Chí ra khỏi cộng đồng. Từ đây, Chí sống tăm tối như thú vật, xa lạ với mọi người, với xã hội loài người. Do đó, nỗi đau đớn nhất ở Chí Phèo chính là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị huỷ diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người, chứ không chỉ là nỗi đau vì đói cơm rách áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa,... như một số nhân vật trong các tác phẩm văn học hiện thực khác. Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáo của tác phẩm chính là ở chỗ đó.

– Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vì bị đè nén, áp bức quá đáng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hoá. Có thể nói, Nam Cao là nhà văn đã chăm chú theo dõi và luôn bị ám ảnh bởi hiện tượng này. Trong không ít tác phẩm, Nam Cao đã xây dựng những nhân vật vốn hiền lành trở thành ngang ngược. Đấy là Trạch Văn Đoành trong Đôi móng giò, là cu Lộ trong Tư cách mõ, là Đức trong Nửa đêm,... Và trong Chí Phèo, ngoài Chí lại còn có hai "bậc tiền bối" là Năm Thọ và binh Chức. Và Chí hoàn toàn có thể có kẻ tiếp nối. Đấy là thông điệp Nam Cao muốn gửi đến người đọc qua các nhân vật Năm Thọ, binh Chức và đặc biệt là qua chi tiết khi nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhớ lại những lúc chung sống với hắn rồi nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên "thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua...". Như vậy, rõ ràng khi bọn địa chủ cường hào, và nói rộng ra là cái trật tự tàn bạo đương thời, còn ra sức áp bức, bóc lột thậm tệ, không cho con người được sống hiền lành tử tế, thì sẽ còn những dân lành bị đẩy vào con đường lưu manh. "Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ đã vạch ra thật hùng hồn cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời”.

– Nhưng giá trị độc đáo của tác phẩm không chỉ ở đó. Viết về trường hợp nông dân bị lưu manh hoá, với tư cách là cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo, bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ, ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả hình người và tính người.

+ Giai đoạn thứ ba của cuộc đời Chí Phèo được thể hiện tập trung qua mối tình giữa nhân vật này và thị Nở. + Giai đoạn thứ ba của cuộc đời Chí Phèo được thể hiện tập trung qua mối tình giữa nhân vật này và thị Nở.

– Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật, rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi xác ở một bờ bụi nào đó. Nhưng không, bằng tài năng, nhất là bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo trở về sống kiếp người một cách thật

tự nhiên.

– Chí Phèo bất ngờ gặp thị Nở... Thế rồi nửa đêm, Chí đau bụng nôn mửa, thị Nở dìu hắn vào trong lều.

– Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh dậy khi "trời sáng đã lâu". Và kể từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên con quỷ dữ của làng Vũ Đại hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Chí thấy lòng "bâng khuâng", "mơ hồ buồn". Và lần đầu tiên, Chí nghe thấy những

âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh: "Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá" và Chí còn nghe rõ cuộc trò chuyện của những người đàn bà đi buôn vải ở Nam Định về. "Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...”; vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.

– Vậy, điều gì đã làm cho con người triền miên trong con say, sáng nay lại hoàn toàn tỉnh táo? Vì cuộc gặp gỡ với thị Nở, điều ấy đã rõ nhưng chưa đủ. Nam Cao là cây bút hiện thực có chiều sâu, mỗi sự thay đổi của nhân vật đều được lí giải một cách thuyết phục. Ở đây, không thể bỏ qua vai trò của trận ốm. Trận ốm đã góp phần làm "thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa".

– Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày "rất xa xôi", "hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Mộng ước của Chí Phèo thật bé nhỏ, giản dị, nhưng suốt bao năm nó chưa trở thành hiện thực. Đấy là quá khứ, còn hiện tại? Hiện tại của hắn thật đáng buồn. Buồn vì Chí Phèo thấy mình đã già, "đã tới cái dốc bên kia của đời", "cơ thể đã hư hỏng nhiều", thế mà hắn vẫn đang "cô độc". Còn tương lai? Tương lai lại đáng buồn hơn, bởi hắn có quá nhiều sự bất hạnh: "đói rét và ốm đau, và cô độc". Đối với Chí Phèo, cô độc "còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau".

– Từ khi đi tù về, Chí Phèo "bao giờ cũng say", "say vô tận". Vì thế, hắn sống như vô thức. Giờ đây, lần đầu tiên hắn tỉnh táo suy nghĩ, nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.

– Đúng lúc Chí Phèo đang "vẩn vơ nghĩ mãi" thì thị Nở mang "nồi cháo hành còn nóng nguyên" vào. Việc làm này của thị khiến hắn hết sức "ngạc nhiên" và xúc động đến mức trào nước mắt. Bởi vì một lẽ đơn giản, đây là lần thứ nhất trên đời "hắn được một người đàn bà cho". Hắn thấy cháo hành của thị Nở thơm ngon lạ lùng: "Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm". Thì ra, đối với Chí Phèo, bát cháo hành của thị Nở không chỉ là bát cháo hành bình thường, mà trong đó hàm chứa cả tình yêu thương chân thành thị dành cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí có được.

– Khi ăn bát cháo hành, Chí Phèo trở lại là anh canh điền ngày xưa. Như vậy, một lần nữa chứng tỏ Chí Phèo có bản tính tốt lành, nhưng cái bản tính này trước đây bị lấp đi đến nay mới gặp cơ hội được thể hiện.

– Vậy vì đâu bản tính này được thể hiện? Là cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao giải thích điều ấy một cách thuyết phục:

* Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, có bản tính tốt đẹp. Xã hội tàn ác (đại diện là bá Kiến và nhà tù thực dân) dẫu có ra sức huỷ diệt bản tính ấy, nhưng

nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi con người này tưởng chừng đã bị biến thành quỷ dữ.

* Khi gặp thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc, chân thành của thị (lại trong hoàn cảnh vừa qua một trận ốm), bản chất ấy có cơ hội hồi sinh và nó đã hồi sinh. Từ đây, Chí Phèo sống đúng với con người thật của mình.

– Chí Phèo mong nhờ thị Nở mà hoà nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.

– Nhưng, sự mong ước được sống lương thiện của Chí Phèo một lần nữa lại không thành hiện thực. Thị Nở không thể giúp gì thêm cho hắn. Bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản mối tình này. Bà không thể đồng ý cho cháu bà "đâm đầu" đi lấy thằng Chí Phèo — "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" – bấy lâu nay "chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ". Mặc dù, nghe những lời bà cô mắng, thị Nở thấy "lộn ruột" (tức là thấy vô lí, uất ức), nhưng cũng phải nghe theo. Và thị đã giận dữ "trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô". Điều này khiến Chí "ngẩn người" vì thất vọng, nhưng lúc này, có lẽ hắn chưa đến nỗi tuyệt vọng. "Hắn lại như hít thấy hơi cháo hành". Khi thị ra về, "hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay". Như vậy, chứng tỏ Chí khao khát tình yêu, thiết tha đến với thị Nở – đến với cuộc đời lương thiện – biết chừng nào.

– Khi thấy không có cách gì níu giữ được thị Nở, tình yêu đã bị tan vỡ, Chí Phèo rơi vào tình thế tuyệt vọng. Với bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người, nhưng lại không được làm người, Chí vật vã, đau đớn. Tuyệt vọng nên hắn lại uống rượu. Nhưng thật lạ, hôm nay hắn "càng uống lại càng tỉnh ra". Nói cho chính xác hơn là tuy say, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn, nhân vật này vẫn ý thức rất rõ về nỗi đau thân phận. Vì thế, "hắn ôm mặt khóc rưng rức" và cứ "thoang thoảng thấy hơi cháo hành". Chi tiết này được nhà văn nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khát khao tình yêu thương và nhất là bi kịch tinh thần của Chí. Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người. Chí đã xách dao ra đi. Đến nhà bá Kiến, Chí trợn mắt, chỉ tay vào mặt lão, đanh thép kết tội tên cáo già này và đòi "làm người lương thiện", đòi bộ mặt lành lặn. Như vậy, Chí đã hành động như một người tỉnh táo với những suy nghĩ sâu sắc. Thế rồi, Chí đâm chết kẻ thù và kết liễu cuộc đời mình. Hành động của Chí vượt khỏi suy nghĩ của tên địa chủ nổi tiếng khôn ngoan, gian hùng. Mặc dù trước đó, dường như Chí không định đến nhà bá Kiến; nhưng việc đến nhà bá Kiến rõ ràng không phải là việc làm thiếu suy nghĩ. Thực ra, Chí hiểu khá rõ về con người bá Kiến. Đâu phải vô cớ, vừa mới đi tù về Chí đã xách vỏ chai đến nhà cụ bá rạch mặt ăn vạ? Đâu phải vô cớ, thỉnh thoảng hắn lại ngật ngưỡng đến đó để "đòi nợ”? Tuy làm tay sai cho bá Kiến, nhưng ngọn lửa hờn căm vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí Phèo. Đặc biệt nó càng bùng lên dữ dội khi anh ta đã thức tỉnh, hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình. Do đó, Chí Phèo đâm chết bá Kiến không hẳn vì say rượu mà chính vì mối thù đã bùng cháy.

– Cái chết của Chí Phèo cũng là tất yếu. Việc Chí Phèo tự sát cũng không phải là hành động mù quáng do hơi men mang đến. Trước hết, đấy là một bi kịch. Chí đã thức tỉnh, tức là anh ta không thể đập phá, chém giết như trước được nữa. Chí muốn lương thiện, nhưng ai cho hắn lương thiện? Kẻ thù của Chí đâu phải chỉ có một mình bá Kiến mà là cả cái xã hội thối nát và ác độc đương thời. Bởi vậy, Chí Phèo tất yếu phải tìm đến cái chết. Chỉ có cái chết mới giúp cho Chí Phèo thoát khỏi kiếp sống của con quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại Chí Phèo phải bán bộ mặt người, linh hồn người cho quỷ dữ. Đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí Phèo phải đổi cả sự sống của mình. Như vậy, rõ ràng đối với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng. Vì vậy, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.

– Qua kết cục bi thảm của Chí Phèo, người đọc có thể nhận thấy cảm quan hiện thực sâu sắc của nhà văn Nam Cao: Tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam là hết sức gay gắt, và nó chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

è Như vậy, qua đoạn văn này, Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ: Phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ. Điều này đã tạo nên giá trị đặc sắc cho đoạn trích nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm Chí Phèo nói chung.

Câu 29: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?

Trả lời:

– Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được bộc lộ một cách sáng chói, rực rỡ nhất trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục. Cảm hứng mãnh liệt trước một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đã khiến Nguyễn Tuân say sưa sáng tạo những ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh, vừa trang trọng cổ kính, sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm. Những nét vẽ của ông như khắc, như chạm, giàu giá trị tạo hình. Chi tiết nào cũng sinh động, cũng gợi cảm, đầy ám ảnh nghệ thuật. Thủ pháp tương phản được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đã làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao.

– Cảnh tượng ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục đúng là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có", bởi vì:

+ Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù (tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hội hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. + Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù (tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hội hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.

+ Người nghệ sĩ tài hoa say mê tộ từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Hình ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với hình ảnh xo ro của thầy thơ lại "run run bưng chậu mực" và hình ảnh viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ". + Người nghệ sĩ tài hoa say mê tộ từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Hình ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với hình ảnh xo ro của thầy thơ lại "run run bưng chậu mực" và hình ảnh viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ".

+ Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân. + Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.

è Như vậy, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Qua cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác,... Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.

Câu 30: Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tính chất éo le của tình huống truyện thể hiện ở đâu? Tình huống này có tác dụng gì đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

Trả lời:

- Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ (Huấn Cao, quản ngục và viên thơ lại). Tác giả đặt họ trong tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Nhưng chính tình huống này đã làm nổi rõ tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và làm bật sáng chủ đề của truyện. - Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ (Huấn Cao, quản ngục và viên thơ lại). Tác giả đặt họ trong tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Nhưng chính tình huống này đã làm nổi rõ tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và làm bật sáng chủ đề của truyện.

- Huấn Cao tỏ thái độ hiên ngang, bất khuất khi tưởng viên quản ngục chỉ là viên quản ngục (tàn bạo, độc ác, ỷ thế, cậy quyền). Nhưng khi biết quản ngục chỉ là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp, thì ông liền đổi hẳn thái độ. Cũng nhờ tình huống ấy mà viên quản ngục mới càng tỏ rõ là một tâm hồn biết trọng cái tài, cái đẹp, cái "thiên lương", bất chấp luật pháp và trách nhiệm quản ngục, hết lòng biệt đãi Huấn Cao dù bị ông ta khinh bỉ. - Huấn Cao tỏ thái độ hiên ngang, bất khuất khi tưởng viên quản ngục chỉ là viên quản ngục (tàn bạo, độc ác, ỷ thế, cậy quyền). Nhưng khi biết quản ngục chỉ là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp, thì ông liền đổi hẳn thái độ. Cũng nhờ tình huống ấy mà viên quản ngục mới càng tỏ rõ là một tâm hồn biết trọng cái tài, cái đẹp, cái "thiên lương", bất chấp luật pháp và trách nhiệm quản ngục, hết lòng biệt đãi Huấn Cao dù bị ông ta khinh bỉ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay